cơ sở dữ liệu pháp lý

Đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Nhà đất bị sụt lún do xây dựng chung cư liền kề

Từ yêu cầu bồi thường phần nhà chính, ông NĐ_Tân đã căn cứ vào Kết quả kiểm định công trình của Công ty kiểm định xây dựng SAG lập ngày 25/8/2011 để đưa ra yêu cầu bồi thường cho phần nhà chính số tiền 493.409.000đ là có cơ sở. Đây cũng chính là cơ sở để ông NĐ_Tân đưa ra những yêu cầu bồi thường về phần nhà xe, phần nhà nghỉ hồ bơi, chi phí sửa chữa điện, chi phí thuê Công ty TNHH Lâm Linh lập chi phí dự toán, đánh giá thiệt hại để khắc phục hậu quả, thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, vì những thiệt hại này có mối quan hệ nhân quả với nhau, thực tế đã có thiệt hại xảy ra

Đọc thêm

Áp dụng Điều 147 và Điều 589 Bộ Luật dân sự 2005: Việc đại diện theo ủy quyền chấm dứt khi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết

Một trong các căn cứ chấm dứt đại diện theo ủy quyền của cá nhân được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 147 Bộ Luật dân sự (“BLDS”) 2005 là người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết. Tương tự, Điều 589 BLDS 2005 cũng quy định khi "bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết” thì hợp đồng uỷ quyền chấm dứt. Điều luật không quá khó để hiểu nhưng cũng có lẽ vì vậy mà người ta thường ít để ý tới nó. Trên thực tế, việc áp dụng điều luật này một cách linh hoạt trong hoàn cảnh thực tế không phải là dễ dàng.

Đọc thêm

Phương án sử dụng lao động – “Thượng phương bảo kiếm” khi cho thôi việc người lao động vì lý do kinh tế, thay đổi cơ cấu

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có những trường hợp NSDLĐ chưa hiểu và chưa vận dụng đúng quyền này để đảm bảo cho NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế hoặc thay đổi cơ cấu theo quy định, kéo theo sau đó là tranh chấp, kiện tụng giữa các bên. Để hiểu hơn vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cơ sở pháp lý về trường hợpcho NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế, thay đổi cơ cấu và thực tiễn qua 2 bản án.

Đọc thêm

Rút vốn ra khỏi công ty (TNHH 2 thành viên) – Cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện

Cứ mỗi phút đồng hồ trôi qua là hàng trăm, hàng nghìn công ty trên khắp cả nước được thành lập và đi vào hoạt động nhằm biến những ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Nếu như có những người rất quan tâm và nghiên cứu kĩ các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình trong công ty thì cũng có không ít người chỉ vì “quen biết”, “tin tưởng”, “cả nể” mà không màng để ý, dẫn đến tình trạng khi mới khởi nghiệp cùng nhau thì rất là thiện chí, tất cả cùng vì mục tiêu chung để đôi bên cùng có lợi, nhưng khi có tranh chấp, bất đồng nếu nhẹ thì tìm cách rút vốn, nặng hơn nữa thì kéo nhau ra Tòa.

Đọc thêm

Hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản hình thành trong tương lai vô hiệu do sử dụng ngoại tệ

Ngày 20/9/2010, bà NĐ_Nguyễn Thị Minh Đào và BĐ_Công ty cổ phần Thương mại Địa ốc An Phú (viết tắt BĐ_Công ty An Phú) ký “Thỏa thuận đặt cọc” số 0410/TTĐCHKT để mua một căn hộ C2 Block A tầng 18 của dự án khu căn hộ cao cấp và văn phòng Hongkong Tower tại 243A ĐLT- ĐĐ- HN. BĐ_Công ty An Phú cam kết sẽ sắp xếp thời gian để bà NĐ_Đào được ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với chủ đầu tư. Do bà NĐ_Đào và BĐ_Công ty An Phú thống nhất không tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà nữa nên bà NĐ_Đào đã nhận lại tiền cọc từ BĐ_Công ty An Phú là 32.400 USD (ba mươi hai ngàn bốn trăm đô la Mỹ), còn lại 59.026 USD (Năm mươi chín ngàn không trăm hai mươi sáu đô la Mỹ) BĐ_Công ty An Phú chưa trả.

Đọc thêm

Vụ xem Camry: Nếu xử sai người – Coi chừng bị hủy án

Vụ xe Camry biển số 29A – xxx.xx gây tai nạn vào hồi 7h30 sáng 29/02/2016 trên đường Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội vẫn đang được dư luận quan tâm và theo dõi suốt mấy ngày qua bởi vẫn còn nhiều nghi vấn đặt ra cho Cơ quan điều tra nhằm làm rõ thủ phạm chính của vụ án này mặc dù đã Quyết định khởi tố vào ngày 01/03/2016. Về việc xử đúng người đúng tội và trong 01 vụ án hy hữu trước đây đây (2007 – 2009) xử người gây tai nạn giao thông, cấp Sơ thẩm và Phúc thẩm đã tuyên án cho bị cáo không phải là người điều khiển xe ô-tô gây tai nạn và sau này đã bị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy án để điều tra lại.

Đọc thêm

Giấy chứng nhận (khám) sức khỏe và hiệu lực của di chúc

Trong 1 số vụ án tranh chấp thừa kế liên quan đến di chúc, có đương sự đã dùng tới Giấy chứng nhận sức khỏe để chứng minh cho yếu tố “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc” theo Điểm a Khoản 1 Điều 652 Bộ Luật dân sự 2005. Tại vụ án 1 xảy ra vào năm 2007 và kéo dài đến năm 2013, người để lại di chúc đã để lại các di chúc với nội dung khác nhau vào lần 1 năm 1999 và lần 2 vào năm 2007 (lần này có người làm chứng và cả Giấy chứng nhận sức khỏe do Trung tâm y tế Quận cấp).

Đọc thêm

Hợp đồng được ký giữa Chi nhánh và bên thứ 3 mà không có ủy quyền từ Công ty mẹ liệu có vô hiệu?

"...tuy hợp đồng ký kết là chi nhánh và người đứng ra ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền nhưng người đại diện theo pháp luật biết và chấp thuận thể hiện tại biên bản đối chiếu công nợ ngày 30/6/2004, tại việc khai thuế tháng 2 và tháng 3-2004 của Công ty theo Khoản 2, phần I của Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 thì hợp đồng vẫn có hiệu lực..."

Đọc thêm

Bản án về Hợp đồng vô hiệu và Hủy bỏ hợp đồng.

Caselaw Việt Nam trân trọng giới thiệu với mọi người 2 bản án về Hủy bỏ hợp đồng và Hợp đồng vô hiệu để mọi người có thể thấy rõ hơn sự khác nhau giữa 2 vấn đề này. Về nội dung của những điểm sự khác nhau, mọi người có thể tham khảo thêm ở facebook Dân Luật ngày 19/12/2015 vào lúc 16:30.

Đọc thêm

Vụ án Ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn

Nguyên đơn và Bị đơn sống chung với nhau nhưng không có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Do đó, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì đối với trường hợp nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ vợ và chồng.

Đọc thêm

Công ty tư vấn (không phải là tổ chức hành nghề luật) bị tuýt còi vì “lách luật” để cung cấp dịch vụ pháp lý?

HĐXX nhận định rằng: Dựa vào tiêu đề, nội dung các điều khoản của hợp đồng dịch vụ tư vấn, cũng như các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ và hợp đồng ủy quyền thì có đủ cơ sở để xác định hợp đồng dịch vụ tư vấn giữa Nguyên đơn và Bị đơn là Hợp đồng dịch vụ pháp lý để nhằm mục đích thu lợi và Nguyên đơn là bên hưởng dịch vụ pháp lý sẽ đạt được mục đích là có phán quyết Trọng tài phù hợp với yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Đọc thêm