cơ sở dữ liệu pháp lý



Sắp xếp:

23/2014/LĐST Sơ thẩm Lao động

  • 2558
  • 89

Tranh chấp về tiền lương

16-09-2014
TAND cấp huyện

Khi ông NĐ_Morten có Thư từ chức, đại diện BĐ_Công ty TNHH sản xuất thương mại công nghệ nhựa Tân An có thỏa thuận với ông bằng một văn bản “Thư từ chức” ngày 31.01.2013, xác nhận tiền lương Công ty còn nợ ông đến thời điểm này là 32.000 USD và cam kết sẽ thanh toán những phần lương trên nhưng thực tế đến ngày 28/2/2013, Công ty chỉ chuyển cho ông số tiền tương đương 3.000 USD nên số tiền lương Công ty còn nợ là 29.000 USD, trong đó bao gồm: 6.000 USD lương của tháng 1/2013, 6.000 USD lương tháng 2/2013 và 16.000 USD lương (Của 16 tháng, từ lúc bắt đầu làm việc cho đến khi nghỉ việc). Sau khi hai bên ký kết văn bản, BĐ_Công ty TNHH sản xuất thương mại công nghệ nhựa Tân An không thanh toán các Khoản lương còn nợ với lý do không chính đáng. Do đó, ông NĐ_Morten yêu cầu Tòa án giải quyết buộc: BĐ_Công ty TNHH sản xuất thương mại công nghệ nhựa Tân An thanh toán ngay cho ông số tiền lương còn nợ là 29.000 USD quy đổi ra tiền đồng Việt Nam tại thời điểm xét xử và trả lãi theo quy định pháp luật do vi phạm thỏa thuận thanh toán tính từ ngày 2/03/2013 cho đến ngày Tòa xét xử là 18 tháng.


03/2013/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động

  • 2959
  • 148

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

03-09-2013
TAND cấp huyện

Ngày 19 tháng 9 năm 2011, bà NĐ_Chi được Tổng giám đốc BĐ_Công ty Mai Anh triệu tập để họp giải quết về hợp đồng lao động và thông báo rằng sẽ chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2011 và yêu cầu bà NĐ_Chi bàn giao lại toàn bộ công việc, không được tiếp tục đến công ty. Bà NĐ_Chi không đồng ý với yêu cầu trên của ông và yêu cầu cho tiếp tục làm việc, tuy nhiên bị từ chối. Sau ngày 19/9/2011, bà NĐ_Chi không tới công ty làm việc và công ty chấm dứt bảo hiểm y tế đã cấp cho bà NĐ_Chi kể từ ngày 18/10/2011


1185/2015/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động

  • 6571
  • 215

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

20-08-2015
TAND cấp huyện

Ngày 17 tháng 9 năm 2012, ông và BĐ_Công ty TNHH LDC Việt Nam (sau đây viết tắt là BĐ_Công ty) đã lần lượt ký kết Thư mời làm việc và Bản thỏa thuận việc làm với nội dung chính là BĐ_Công ty tuyển dụng ông vào vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh, làm việc tại Chi nhánh của BĐ_Công ty tại Thành phố HCM, thử việc từ ngày 09 tháng 10 năm 2012, tiền lương cơ bản trước thuế là 5.539 USD/tháng (tương đương 115.500.000 đồng/tháng), được hưởng lương tháng 13, nghỉ phép 15 ngày/năm. Kết thúc thời gian thử việc, ngày 01 tháng 12 năm 2012, hai bên đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn số 30/2012 – HĐNS.


822/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động

  • 6617
  • 377

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

08-07-2015
TAND cấp tỉnh

Bị đơn BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam (có ông Đạt đại diện theo ủy quyền) cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa nguyên đơn ông NĐ_Peter Ryan Sorge với BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam vào tháng 10/2011, nguyên đơn khởi kiện BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam tại Tòa án cấp sơ thẩm vào ngày 10/10/2012 là trước khi Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực nên phải áp dụng Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung 2002, 2006 và 2007) làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Bộ luật lao động năm 2012 để giải quyết là không đúng.


973/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động

  • 4800
  • 354

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

17-08-2015
TAND cấp tỉnh

Hợp đồng lao động được ký kết giữa ông NĐ_Peter Hunter và BĐ_Công ty TNHH Truyền thông ABC mặc dù ký sai thẩm quyền nhưng trên thực tế các bên vẫn tồn tại quan hệ lao động với nhau. Theo tinh thần pháp luật bảo vệ người lao động thì Hợp đồng vẫn phải được thực hiện. Vì vậy, Công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với nguyên đơn là thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Công ty cần phải bồi thường cho nguyên đơn theo điều 41 Bộ Luật lao động năm 1994 đã sửa đổi bổ sung năm 2007