cơ sở dữ liệu pháp lý



Sắp xếp:

131/2015/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động

  • 997
  • 43

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

26-05-2015
TAND cấp huyện

Theo đơn khởi kiện ngày 02/4/2014 và bản tự khai lập ngày 07/05/2014, nguyên đơn trình bày: Ngày 23/07/2012, tôi ký hợp đồng lao động với BĐ_Công ty Phú Quý, thời gian thử việc 01 tháng. Ngày 01/09/2012, đôi bên ký hợp đồng lao động với thời hạn 01 năm từ ngày 01/09/2012 đến ngày 31/08/2013 số HĐLĐ 66 -1/2012/HĐLĐ. Ngày 15/03/2013, Chủ tịch công đoàn BĐ_Công ty cổ phần thương mại Phú Quý thông báo ngày 18/3/2013 tôi sẽ phải bàn giao công việc cho nhân sự mới. Tôi hỏi lý do thì Chủ tịch công đoàn trả lời đó là do quyết định của tổng giám đốc Nguyễn Thúy Quỳnh. Theo đúng yêu cầu của tổng giám đốc tôi đã bàn giao công việc từ ngày 18/3/2013 cho nhân sự mới, nội dung bàn giao có biên bản ký kết giữa hai bên.


822/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động

  • 6577
  • 377

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

08-07-2015
TAND cấp tỉnh

Bị đơn BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam (có ông Đạt đại diện theo ủy quyền) cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa nguyên đơn ông NĐ_Peter Ryan Sorge với BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam vào tháng 10/2011, nguyên đơn khởi kiện BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam tại Tòa án cấp sơ thẩm vào ngày 10/10/2012 là trước khi Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực nên phải áp dụng Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung 2002, 2006 và 2007) làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Bộ luật lao động năm 2012 để giải quyết là không đúng.


973/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động

  • 4769
  • 353

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

17-08-2015
TAND cấp tỉnh

Hợp đồng lao động được ký kết giữa ông NĐ_Peter Hunter và BĐ_Công ty TNHH Truyền thông ABC mặc dù ký sai thẩm quyền nhưng trên thực tế các bên vẫn tồn tại quan hệ lao động với nhau. Theo tinh thần pháp luật bảo vệ người lao động thì Hợp đồng vẫn phải được thực hiện. Vì vậy, Công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với nguyên đơn là thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Công ty cần phải bồi thường cho nguyên đơn theo điều 41 Bộ Luật lao động năm 1994 đã sửa đổi bổ sung năm 2007


1639/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động

  • 6183
  • 357

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)

28-12-2015
TAND cấp tỉnh

Nguyên đơn đã cung cấp đủ tài liệu, giấy tờ cần thiết để xin giấy phép lao động nhưng Công ty đã không tiến hành xin giấy phép lao động cho ông là vi phạm pháp luật Việt Nam. Nay, ông yêu cầu như sau: - Tuyên bố việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty với ông theo thông báo miệng ngày 10 tháng 6 năm 2014 là trái pháp luật; - Hủy Thông báo chấm dứt làm việc ngày 9 tháng 7 năm 2014; - Buộc Công ty phải: nhận ông trở lại làm việc với vị trí và mức lương đã trả trước đây; trả tiền lương trong những ngày không được làm việc; xin lỗi bằng văn bản do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật


30/2014/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động

  • 1799
  • 60

Tranh chấp bảo hiểm xã hội

03-09-2014
TAND cấp huyện