39/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 3144
- 113
Tại đơn khởi kiện ngày 18-7-2008 và trong quá trình giải quyết vụ án, bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân trình bày: Cha mẹ các bà là cụ Nguyễn Văn Hưng (chết năm 1978), cụ Lê Thị Ngự (chết năm 1992) có 06 người con là bà Nguyễn Thị Xê, ông Nguyễn Chí Trải, bà Nguyễn Thị Xuân, bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Trinh và ông Nguyễn Chí Trai. Ông Trai có vợ là bà Ông Thị Mạnh và có 05 người con là anh Nguyễn Thuần Lý, anh Nguyễn Thuần Huy, chị Nguyễn Thị Quới Đường, anh Nguyễn Chí Đạt (sinh năm 1966) và anh Nguyễn Chí Đạt (sinh năm 1968). Tại Quyết định số 413/2008 ngày 31-3-2008, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố ông Trai, bà Mạnh, anh Thuần Huy, chị Quới Đường, anh Nguyễn Chí Đạt (sinh năm 1968) là đã chết.
66/2011/DS-PT Phúc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 2402
- 57
Ngôi nhà đất có giá trị 1.178.771.190đ toạ lạc tại 13/1 Hà Ra, khóm Vạn Lợi, phường VT, thành phố NT, tỉnh KH là di sản của vợ chồng ông Lê Phan (chết 1986), bà Phạm Thị Đó (chết 2008) để lại. Năm 1986 ông Lê Phan chết không để lại di chúc, kể từ đó đến trước khi bà NĐ_Mai khởi kiện, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Phan không có ai yêu cầu chia thừa kế phần di sản của ông Phan theo pháp luật. Vì vậy, di sản của ông Phan vẫn còn đó, dù có còn hay hết thời hiệu khởi kiện cũng như chưa đủ điều kiện chia tài sản chung phần di sản của ông Phan như án sơ thẩm án sơ thẩm xác định thì bà Phạm Thị Đó cũng không có quyền định đoạt đối với phần di sản của ông Phan. Muốn định đoạt đối với phần di sản của ông Phan phải có sự thống nhất của các đồng thừa kế của ông Phan gồm bà Đó và những người con chung của ông bà. Do đó, việc bà Đó lập di chúc ngày 16/5/2003 định đoạt cả phần di sản của ông Phan là không hợp pháp.
99/2013/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 1761
- 44
Cố Còn và cố Ca chết, không để lại di chúc. Các con của các cố sống phân tán, chưa tập trung được để phân chia tài sản của cha mẹ để lại. Năm 1998, cụ BĐ_Phi (một trong 5 người con của các cố) tự ý kê khai đất, mà không báo cho anh em biết. Ngày 20/12/1999, hộ cụ BĐ_Nguyễn Tấn Phi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 23.254m2. Cụ và các đồng thừa kế khác đã nhiều lần yêu cầu cụ BĐ_Phi chia tài sản của cha mẹ để lại cho anh em, nhưng cụ BĐ_Phi không đồng ý. Do đó, cụ khởi kiện và yêu cầu chia tài sản
56/2013/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 3146
- 96
Trong vụ án tranh chấp về chia tài sản thừa kế, ông NĐ_Giao Tùng Ngô là người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Mỹ nhưng Tòa án chưa thu thập chứng cứ làm rõ ông NĐ_Giao Tùng Ngô có đủ điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam hay không mà đã công nhận cho ông Tú được quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở Việt Nam là không đúng (Quy định tại Điều 22 Nghị quyết 1037/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia).
29/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 2513
- 53
Tuy chị BĐ_Phụng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị BĐ_Phụng không yêu cầu xem xét công sức vì chị BĐ_Phụng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị BĐ_Phụng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị BĐ_Phụng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.