03/2013/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động
- 3153
- 151
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Ngày 19 tháng 9 năm 2011, bà NĐ_Chi được Tổng giám đốc BĐ_Công ty Mai Anh triệu tập để họp giải quết về hợp đồng lao động và thông báo rằng sẽ chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2011 và yêu cầu bà NĐ_Chi bàn giao lại toàn bộ công việc, không được tiếp tục đến công ty. Bà NĐ_Chi không đồng ý với yêu cầu trên của ông và yêu cầu cho tiếp tục làm việc, tuy nhiên bị từ chối. Sau ngày 19/9/2011, bà NĐ_Chi không tới công ty làm việc và công ty chấm dứt bảo hiểm y tế đã cấp cho bà NĐ_Chi kể từ ngày 18/10/2011
1185/2015/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động
- 7204
- 217
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Ngày 17 tháng 9 năm 2012, ông và BĐ_Công ty TNHH LDC Việt Nam (sau đây viết tắt là BĐ_Công ty) đã lần lượt ký kết Thư mời làm việc và Bản thỏa thuận việc làm với nội dung chính là BĐ_Công ty tuyển dụng ông vào vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh, làm việc tại Chi nhánh của BĐ_Công ty tại Thành phố HCM, thử việc từ ngày 09 tháng 10 năm 2012, tiền lương cơ bản trước thuế là 5.539 USD/tháng (tương đương 115.500.000 đồng/tháng), được hưởng lương tháng 13, nghỉ phép 15 ngày/năm. Kết thúc thời gian thử việc, ngày 01 tháng 12 năm 2012, hai bên đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn số 30/2012 – HĐNS.
973/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động
- 5452
- 355
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Hợp đồng lao động được ký kết giữa ông NĐ_Peter Hunter và BĐ_Công ty TNHH Truyền thông ABC mặc dù ký sai thẩm quyền nhưng trên thực tế các bên vẫn tồn tại quan hệ lao động với nhau. Theo tinh thần pháp luật bảo vệ người lao động thì Hợp đồng vẫn phải được thực hiện. Vì vậy, Công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với nguyên đơn là thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Công ty cần phải bồi thường cho nguyên đơn theo điều 41 Bộ Luật lao động năm 1994 đã sửa đổi bổ sung năm 2007
1639/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động
- 6590
- 362
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Nguyên đơn đã cung cấp đủ tài liệu, giấy tờ cần thiết để xin giấy phép lao động nhưng Công ty đã không tiến hành xin giấy phép lao động cho ông là vi phạm pháp luật Việt Nam. Nay, ông yêu cầu như sau: - Tuyên bố việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty với ông theo thông báo miệng ngày 10 tháng 6 năm 2014 là trái pháp luật; - Hủy Thông báo chấm dứt làm việc ngày 9 tháng 7 năm 2014; - Buộc Công ty phải: nhận ông trở lại làm việc với vị trí và mức lương đã trả trước đây; trả tiền lương trong những ngày không được làm việc; xin lỗi bằng văn bản do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật