ISO
7802 : 1983
VẬT LIỆU
KIM LOẠI – DÂY – THỬ QUẤN
Metallic
materials – Wire – Wrapping test
Lời nói đầu
TCVN 1825 : 2008 thay thế TCVN 1825
: 1993
TCVN 1825 : 2008 hoàn toàn tương
đương với ISO 7802 : 1983.
TCVN 1825 : 2008 do Ban kỹ thuật
tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 164 Thử cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU
KIM LOẠI – DÂY – THỬ QUẤN
Metallic
materials – Wire – Wrapping test
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp
xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của dây kim loại đường kính hoặc chiều dày
từ 0,1mm đến 10mm bằng thử quấn.
2. Nguyên lý thử
Thử quấn bao gồm quấn dây đến số
vòng qui định tạo thành đường xoắn ốc chặt khít quanh lõi quấn có đường kính được
qui định trong tiêu chuẩn liên quan.
Thử quấn cũng có thể bao gồm trình tự
qui định là quấn dây và gỡ dây, hoặc quấn lại.
3. Thiết bị thử
Máy thử phải có cấu tạo để dây có thể
quấn quanh lõi quấn theo đường xoắn để các vòng liền nhau tiếp xúc với nhau. Một
mẫu của dây đã thử có thể được dùng làm lõi quấn, miễn là nó cứng và có đường
kính như qui định cho đường kính lõi quấn.
4. Qui trình thử
4.1. Thông thường, phép thử được thực
hiện ở nhiệt độ thường từ 10ºC đến 35ºC. Phép thử được thực hiện dưới điều kiện
được kiểm soát phải được tiến hành ở nhiệt độ (23±5)ºC.
4.2. Quấn dây quanh lõi quấn sao cho
dây không bị xoắn với tốc độ không đổi không vượt quá 1 r/s để cho các vòng dây
liền kề nhau tiếp xúc với nhau. Nếu cần có thể giảm tốc độ quấn đảm bảo rằng
nhiệt phát sinh không ảnh hưởng tới kết quả thử.
4.3. Để đảm bảo quấn chặt, có thể kết
hợp kéo trong khi quấn với ứng suất kéo không vượt quá 5% giới hạn bền kéo danh
nghĩa của dây.
4.4. Khi gỡ dây, hoặc gỡ dây và quấn
lại được qui định, thì tốc độ phải đủ chậm để ngăn ngừa mọi sự tăng nhiệt độ có
thể xảy ra gây ảnh hưởng đến kết quả thử. Kết thúc gỡ dây phải để lại ít nhất một
vòng trên lõi quấn.
4.5. Đánh giá thử quấn được thực hiện
theo yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan. Khi yêu cầu này không được qui định, nếu
không xuất hiện vết nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không có sự trợ
giúp của thiết bị khuyếch đại thì đủ chứng tỏ rằng mẫu thử chịu được phép thử.
Dây có chiều dày hoặc đường kính nhỏ hơn 0,5 mm nên được quan sát với độ phóng
đại khoảng 10 lần.
5. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các
thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) nhận biết mẫu thử (loại vật liệu,
kiểu lớp phủ, vv…)
c) đường kính hoặc chiều dày mẫu thử;
d) đường kính lõi quấn;
e) điều kiện thử (số vòng quấn, hoặc
chiều dài quấn);
f) kết quả thử.