cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sửa đổi Thông tư 261/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải

  • Số hiệu văn bản: 74/2021/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ trưởng Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 27-08-2021
  • Ngày có hiệu lực: 12-10-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1195 ngày (3 năm 3 tháng 10 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2021

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 261/2016/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải

1. Bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Phương tiện thủy nội địa (trừ phương tiện mang cấp đăng kiểm VR-SB có tổng dung tích từ 500 GT trở lên) hoạt động vận tải nội địa; phương tiện thủy nội địa hoạt động vận tải trên các tuyến đường thủy theo Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy khi vào, rời khu vực hàng hải thực hiện nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bô trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa. Phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo nộp phí, lệ phí theo quy định tại Chương III Thông tư này.”

2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 7 như sau:

a) Bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2 như sau:

“d) Tàu thuyền chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong - Khánh Hòa áp dụng mức thu như sau:

Thời gian áp dụng

Mức thu phí

1. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

Bằng 50% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023

Bằng 80% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi

Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

đ) Tàu thuyền chở công-ten-nơ xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải có tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên áp dụng mức thu như sau:

Thời gian áp dụng

Mức thu phí

1. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

Bằng 60% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023

 

- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 50.000 GT đến dưới 80.000 GT

Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 80.000 GT trở lên

Bằng 80% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi

Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Người nộp phí được miễn phí trọng tải tàu, thuyền trong các trường hợp sau:

a) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải để: (i) tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách; (ii) chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển không gắn với hoạt động thương mại theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; (iii) tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai, bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Tàu thuyền của lực lượng vũ trang nước ngoài đến khu vực hàng hải để vận chuyển khí tài, trang thiết bị, vật tư, phụ tùng mua sắm hoặc hàng viện trợ cho lực lượng vũ trang nhân dân; thăm chính thức hoặc xã giao theo lời mời của Nhà nước Việt Nam; tàu chở thanh thiếu niên nước ngoài đến khu vực hàng hải để giao lưu văn hóa, thể thao theo lời mời của cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ Việt Nam.

c) Xuồng hoặc ca nô của tàu mẹ chở khách neo tại khu nước, vùng nước chở hành khách vào, rời cảng.

d) Sà lan Lash hoạt động tại khu vực hàng hải cùng tàu Lash.

đ) Tàu thuyền quá cảnh đi Campuchia.

e) Tàu thuyền xuất cảnh đi Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương - Thường Phước được cảng vụ đường thủy nội địa làm thủ tục cho tàu thuyền tại bến, cảng thủy nội địa trước đó và đã thu phí, lệ phí áp dụng tại bến, cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC .

g) Tàu thuyền hành trình đến vị trí kiểm dịch hoặc cách ly tại khu vực hàng hải khác (nơi có đủ điều kiện kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền quy định) theo điều động của cảng vụ hàng hải để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 8 như sau:

a) Bổ sung điểm d và điểm đ khoản 2 như sau:

“d) Tàu thuyền chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong - Khánh Hòa áp dụng mức thu như sau:

Thời gian áp dụng

Mức thu phí

1. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

Bằng 50% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023

Bằng 80% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi

Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

đ) Tàu thuyền chở công-ten-nơ xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải có tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên áp dụng mức thu như sau:

Thời gian áp dụng

Mức thu phí

1. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

Bằng 60% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023

 

- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 50.000 GT đến dưới 80.000 GT

Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 80.000 GT trở lên

Bằng 80% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi

Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Người nộp phí được miễn phí bảo đảm hàng hải đối với tàu, thuyền trong các trường hợp sau:

a) Xuồng hoặc ca nô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện vận chuyển khách vào, rời cảng biển.

b) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải để: (i) tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách; (ii) chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển không gắn với hoạt động thương mại theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; (iii) tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (iv) tàu thuyền đang hành trình trên biển phải xin vào cảng biển vì mục đích tránh bão mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách.

c) Tàu thuyền đang hoạt động tại khu vực hàng hải phải di chuyển sang khu vực hàng hải khác theo điều động của cảng vụ hàng hải để tránh bão khẩn cấp:

- Trường hợp sau khi tránh bão quay lại khu vực hàng hải ban đầu để tiếp tục làm hàng thì không thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đến tránh bão; lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đi tránh bão và lượt vào khu vực hàng hải ban đầu khi tàu thuyền quay lại làm hàng.

- Trường hợp sau khi tránh bão không quay lại khu vực hàng hải ban đầu để tiếp tục làm hàng thì không thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đến tránh bão và lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đi tránh bão.

d) Tàu thuyền của lực lượng vũ trang nước ngoài đến khu vực hàng hải để thăm chính thức hoặc xã giao theo lời mời của Nhà nước Việt Nam; tàu chở thanh thiếu niên nước ngoài đến khu vực hàng hải để giao lưu văn hóa, thể thao theo lời mời của cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ Việt Nam.

đ) Tàu thuyền xuất cảnh đi Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương - Thường Phước được cảng vụ đường thủy nội địa làm thủ tục cho tàu thuyền tại bến, cảng thủy nội địa trước đó và đã thu phí, lệ phí áp dụng tại bến, cảng thủy nội địa theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC .

e) Tàu thuyền hành trình đến vị trí kiểm dịch hoặc cách ly tại khu vực hàng hải khác (nơi có đủ điều kiện kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền quy định) theo điều động của cảng vụ hàng hải để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 9 như sau:

a) Bổ sung điểm e khoản 1 như sau:

“e) Tàu thuyền chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong - Khánh Hòa áp dụng mức thu như sau:

Thời gian áp dụng

Mức thu phí

1. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021

Bằng 50% mức thu phí quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023

Bằng 80% mức thu phí quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi

Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này

b) Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 1 như sau:

“h) Người nộp phí được miễn phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với tàu, thuyền trong các trường hợp sau:

- Chờ thủy triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng.

- Chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy định hạn chế chạy đêm.

- Tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho hành trình của tàu hoặc cấp cứu bệnh nhân hoặc bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải.

- Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm được huy động tham gia vụ việc cho đến khi kết thúc vụ việc.

- Tàu thuyền trong thời gian phải neo chờ để thực hiện việc kiểm dịch y tế trước khi đưa tàu thuyền vào cầu cảng thực hiện xếp, dỡ hàng hóa, đón, nhận trả khách hoặc trong thời gian tàu thuyền bị buộc phải neo đậu cách ly tại vị trí chỉ định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 như sau:

“3. Người nộp phí được miễn phí trọng tải tàu, thuyền trong các trường hợp sau:

a) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải để: (i) tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách; (ii) chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển không gắn với hoạt động thương mại theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; (iii) tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Xuồng hoặc ca nô của tàu chở khách neo tại khu nước, vùng nước chở hành khách từ tàu vào bờ và ngược lại.

c) Sà lan Lash hoạt động tại khu vực hàng hải cùng tàu Lash.

d) Tàu cá và tàu thuyền thể thao của Việt Nam.

đ) Trường hợp tàu thuyền được cảng vụ hàng hải điều động sang khu vực hàng hải khác để thực hiện công tác kiểm dịch hoặc cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:

“3. Người nộp phí được miễn phí bảo đảm hàng hải đối với tàu, thuyền trong các trường hợp sau:

a) Xuồng hoặc ca nô của tàu chở khách neo tại khu nước, vùng nước chở hành khách từ tàu vào bờ và ngược lại.

b) Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải để: (i) tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, cấp cứu bệnh nhân mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách; (ii) chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển không gắn với hoạt động thương mại theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; (iii) tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (iv) tàu thuyền đang hành trình trên biển phải xin vào cảng biển vì mục đích tránh bão mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách.

c) Tàu thuyền đang hoạt động tại khu vực hàng hải phải di chuyển sang khu vực hàng hải khác theo điều động của cảng vụ hàng hải để tránh bão khẩn cấp:

- Trường hợp sau khi tránh bão quay lại khu vực hàng hải ban đầu để tiếp tục làm hàng thì không thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đến tránh bão; lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đi tránh bão và lượt vào khu vực hàng hải ban đầu khi tàu thuyền quay lại làm hàng.

- Trường hợp sau khi tránh bão không quay lại khu vực hàng hải ban đầu để tiếp tục làm hàng thì không thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đến tránh bão và lượt rời tại khu vực hàng hải nơi tàu đi tránh bão.

d) Trường hợp tàu thuyền được cảng vụ hàng hải điều động sang khu vực hàng hải khác để thực hiện công tác kiểm dịch hoặc cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 14 như sau:

“6. Người nộp phí được miễn phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với tàu, thuyền trong các trường hợp sau:

a) Chờ thủy triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng.

b) Chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy định hạn chế chạy đêm.

c) Tránh bão, tránh thời tiết xấu không đảm bảo an toàn cho hành trình của tàu, cấp cứu bệnh nhân hoặc bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải.

d) Tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm được huy động tham gia vụ việc cho đến khi kết thúc vụ việc.

đ) Tàu thuyền trong thời gian phải neo chờ để thực hiện việc kiểm dịch y tế trước khi đưa tàu thuyền vào cầu cảng thực hiện xếp, dỡ hàng hóa, đón, nhận trả khách hoặc trong thời gian tàu thuyền bị buộc phải neo đậu cách ly tại vị trí chỉ định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2021. Nội dung miễn phí (phí trọng tải tàu thuyền, phí bảo đảm hàng hải, phí sử dụng vị trí neo, đậu) đối với tàu thuyền trong thời gian phải neo chờ, neo đậu hoặc hành trình đến vị trí kiểm dịch, cách ly để phục vụ công tác phòng, chống, kiểm dịch trong thời gian công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2021.

2. Bãi bỏ điểm b khoản 2, khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 1 Thông tư số 90/2019/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai