cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 5610/VPCP-QHĐP ngày 10/7/2020 của Văn phòng Chính phủ V/v xử lý kiến nghị của các địa phương

  • Số hiệu văn bản: 5610/VPCP-QHĐP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
  • Ngày ban hành: 10-07-2020
  • Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
  • Tình trạng hiệu lực: Không xác định
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
---------------------

 

Số: 5610/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị của các
địa phương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi: Bộ Công thương

 

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 02 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 09 năm 2020 để báo cáo lãnh đạo Chính phủ. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- TTgCP, các Phó TTgCP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, QHQT, NC, TCCV, PL, ĐMDN, V.I, TH; Cục KSTTHC; cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3b) Đ.Minh,11

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

 

MAI TIẾN DŨNG

 

BỘ CÔNG THƯƠNG

(Kèm theo Công văn số 5610/VPCP-QHĐP ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KIẾN NGHỊ

1

Bà Rịa-Vũng Tàu

Đề nghị Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 04 dự án còn lại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa 2, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3.1, Tổ hợp điện khí hóa lỏng LNG-Cái Mép hạ, Nhà máy điện khí LNG Long Sơn).

2

Bạc Liêu

Đối với các dự án điện gió: Ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành văn bản số 795/TTg-CN phê duyệt bổ sung danh mục các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, theo đó, Bạc Liêu vừa được bổ sung vào quy hoạch đối với 04 dự án, công suất 270MW. Song bên cạnh các dự án vừa được bổ sung nêu trên, tỉnh hiện còn 02 dự án với quy mô công suất 200MW đã hội đủ các điều kiện để triển khai thực hiện ngay và hoàn thành đóng điện trước tháng 11/2021; mặt khác, theo tính toán của Bộ Công Thương về đầu tư bổ sung lưới điện (cụ thể tại mục V.4 văn bản 1931/BCT-ĐL Bộ Công Thương đề xuất đầu tư đường dây 220KV mạch kép dài khoảng 05 Km đấu nối từ Trạm biến áp 220KV Bạc Liêu chuyển tiếp trên đường dây 220KV Nhiệt điện Cà Mau - Sóc Trăng) thì khả năng giải tỏa công suất của tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng thêm khoảng 200MW nữa. Tập hợp các yếu tố nêu trên, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch cho tỉnh thêm 200 MW điện gió nữa.

3

Bạc Liêu

Đối với dự án Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu 3.200MW: Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương dành sự hỗ trợ đặc biệt cho tỉnh và Nhà đầu tư hoàn thành các nhiệm vụ thuộc giai đoạn Chuẩn bị đầu tư nêu trên. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị trong ngành có các giải pháp thích hợp, hiệu quả để tránh các rủi ro gây chậm trễ cho dự án; hướng dẫn định hướng về nội dung hợp đồng PPA sẽ ký kết với Nhà đầu tư, làm cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bắt đầu đàm phán (phấn đấu hoàn thành đàm phán trong tháng 10 năm 2020) trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, phù hợp với tập quán quốc tế, tạo điều kiện để Dự án đạt được giá bán điện cạnh tranh trong khoảng 7 UScent/kWh như cam kết của Nhà đầu tư.

4

Bến Tre

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa Bốn Tre vào quy hoạch trở thành trung tâm năng lượng sạch, đồng ý cho chủ trương thực hiện dự án Trung tâm điện khí LNG Bến Tre và Trung tâm chứa nhiên liệu LNG giai đoạn 2020-2030 (UBND tỉnh đã có Tờ trình 2479/TTr-UBND gửi Chính phủ ngày 22/5/2020). Đồng thời, xem xét phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện gió theo Tờ trình số 1931/BTC-ĐL ngày 19/3/2020 của Bộ Công Thương để Bến Tre và các địa phương sớm triển khai thực hiện. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), các đơn vị liên quan ưu tiên đầu tư các trạm biến áp và đường dây tải điện trên địa bàn tỉnh để truyền tải hết công suất các nhà máy điện mà các nhà đầu tư sẽ triển khai trong giai đoạn sau năm 2020.

5

Bến Tre

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép Bến Tre chuyển vị trí Khu công nghiệp Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc (nằm gần khu đô thị trung tâm của tỉnh) sang huyện Thạnh Phú (huyện biển), nhằm tạo quỹ đất sạch phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần phát triển mạnh kinh tế biển theo Nghị quyết 36-NQ/TW. Đồng thời, chỉ đạo Bộ Công Thương sớm bàn giao Trung tâm Dừa Đồng Gò cho Bến Tre quản lý để đầu tư phát triển thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển toàn diện ngành dừa Quốc gia, nhằm phục vụ thiết thực hơn cho sự phát triển chung của ngành dừa tại địa phương, khu vực ĐBSCL, Đông Nam bộ, các tinh Duyên hải miền Trung và là mô hình phát triển ngành dừa kiểu mẫu, điển hình cho cả nước.

6

Bình Thuận

Kiến nghị tạo điều các nhà đầu tư hoàn tất các trình tự thủ tục để triển khai dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind và dự án điện khí LNG Kê Gà, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng năng lượng tỉnh Bình Thuận theo Kết luận số 76-KL/TW ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Bộ Chính trị, trong đó tỉnh Bình Thuận là “Trung tâm năng lượng” mang tầm quốc gia.

- Đối với dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind có tổng công suất lắp đặt 3.400 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD cần được ưu tiên xem xét thẩm định, phê duyệt để sớm bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (tổng sơ đồ VII).

- Đối với dự án điện khí LNG Kê Gà với quy mô khoảng 3.600 MW (gồm 03 giai đoạn), tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch kho cảng LNG quốc gia hiện hành - Dự án điện khí LNG Mũi Kê Gà, tại tỉnh Bình Thuận.

7

Cà Mau

Kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương liên quan tiếp tục phân bổ nguồn vốn cho tỉnh Cà Mau để thực hiện đầu tư lưới điện nông thôn theo lộ trình đề ra. Theo đề án cấp điện nông thôn tỉnh Cà Mau đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 11825/QĐ-BCT, với tổng vốn đầu tư là 892 tỷ đồng (trong đó cấp điện cho hộ dân nông thôn 846,93 tỷ đồng), nhưng do nguồn vốn phân bổ của Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 còn rất hạn chế (đã phân bổ được khoảng 103,5 tỷ đồng), không đảm bảo cấp điện phục vụ phát triển nông thôn mới, dẫn đến tình hình triển khai thực hiện tiêu chí số 4 vê điện đạt thấp so với kế hoạch đề ra.

8

Cao Bằng

Đề nghị Chính phủ cho Cao Bằng được áp dụng cơ chế đặc thù cho phép hàng hóa xuất khẩu, tái xuất hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan qua các lối mở trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng (hiện nay lượng hàng hóa tồn đọng chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng).

Cho Cao Bằng thực hiện mô hình thí điểm Khu hợp tác kinh tể qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam)- Long Bang (Trung Quốc): tỉnh đã trình Chính phủ, Bộ Công Thương tại Tờ trình số 1380/TTr-UBND ngày 18/5/2018, đến nay Khu hợp tác chưa được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện.

9

Cần Thơ

Kiến nghị Bộ Công thương sớm có ý kiến thẩm định và hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II trên địa bàn quận Ô Môn do Liên danh Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Việt Nam) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Đưa nội dung thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố cần Thơ vào Chương trình Hội nghị kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore, tạo điều kiện có thể sớm hình thành Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore trên địa bàn thành phố cần Thơ. Đối với Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn III, IV đề nghị Bộ công thương sớm xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư.

10

Đắk Nông

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm phê duyệt bổ sung Quy hoạch khu công nghiệp Nhân Cơ 2 và Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp quốc gia đến năm 2020, đồng thời đồng ý đề xuất thu hồi quặng bô xít trong khu vực dự án. Đặc biệt, hiện nay dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông với quy mô công suất 450 tấn sản phẩm/năm, dự kiến đến năm 2021 sẽ ra sản phẩm thương mại. Trên cơ sở ngành công nghiệp khai thác, chế biến bô-xít, điện phân nhôm trong tương lai sẽ hình thành ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo các sản phẩm sau nhôm và công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp khai thác, ché biến bô-xít, điện phân nhôm và sản xuất, chế tạo các sản phẩm sau nhôm.

11

Gia Lai

Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 giải thích một số điều của Luật Quy hoạch. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định quy định thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, triển khai các dự án điện và quản lý, thực hiện các dự án điện câp bách thuộc quy hoạch phát triên điện lực để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

12

Gia Lai

Về cấp điện nông thôn: Hiện nay Bộ Công Thương đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020 (theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương tình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020). Tuy nhiên đến nay chưa được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Kiến nghị Bộ Công Thương bố trí vốn để sớm triển khai Dự án này.

13

Gia Lai

Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo Công ty phát triển thủy điện Sê San bàn giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý theo Quyết định số 1095/QĐ-BTC ngày 26/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi tuy nhiên đến nay đã gần 1 năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn chưa bàn giao tài sản cho tỉnh Gia Lai quản lý theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm bàn giao nguyên trạng nhà, đất tại số 89 Hùng Vương, TP. Pleiku về địa phương quản lý.

14

Hà Nam

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang tập đoàn điện lực Việt Nam quản lý theo hựớng giao sự chủ động thực hiện cho các địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hàng năm báo cáo kết quả bàn giao, tiếp nhận về Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ (chủ động kiểm kê, thống nhất giá trị tài sản, thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản, bỏ qua bước lập hồ sơ đề nghị gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định ...).

15

Hà Nội

Thành phố sẽ chuẩn bị từ 10-15 các khu vực để bố trí tất cả các khu bán hàng. Chúng tôi sẽ mời các tỉnh để đưa ra các doanh nghiệp mà có mặt hàng về nông, lâm, thủy, hải sản ra bán hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội và sẽ được miễn toàn bộ các chỗ bán hàng này nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa và đặc biệt là kích cầu tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sàn và rau, củ, quả của các tỉnh, thành phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

16

Kon Tum

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung Quy hoạch 09 Dự án điện gió trên vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị Quyết 55-NQ-TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 về định hướng Chiến lựơc phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (nội dung này, ủy ban nhân dân tỉnh đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1030/UBND-HTKT ngày 01/4/2020).

17

Kon Tum

Về kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình thủy điện Đăk Đrinh, huyện Kon Plông: Dự án thủy điện Đăk Đrinh do Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh-Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư được khởi công tháng 9 năm 2009, với 02 tổ máy có tổng công xuất lắp máy là 125 MW và tích nước hồ chứa từ tháng 3 năm 2013 và chính thức phát điện vào tháng 6/2014. Tuy nhiên, sau hơn 07 năm kể từ khi công trình thủy điện tích nước hồ chứa và chính thức phát điện, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư vẫn chưa hoàn thành do Chủ đầu tư chưa chuyển kinh phí bồi thường còn thiếu (khoảng 43,031 tỷ đồng) cho địa phương để thực hiện.

18

Lạng Sơn

Chỉ đạo Bộ Công Thương:

- Có giải pháp điều chỉnh chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc, đặc biệt là hàng hoá tạm nhập tái xuất từ Thái Lan qua Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc, tiếp tục nắm tình hình, theo dõi chặt chẽ các hoạt động và chính sách kinh tế, biên mậu của phía Trung Quốc, tìm hiểu lý do việc Trung Quốc siết chặt nhập khẩu hàng hoá nông sản từ Việt Nam để đánh giá tác động, có các giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ các hoạt động và chính sách kinh tế, biên mậu của phía Trung Quốc đến lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia.

- Phối hợp với các bộ, ngành trung ương tổ chức điện đàm, trao đổi cấp Trung ương để đề nghị các cơ quan liên của Trung Quốc sớm đồng ý khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới trong đó có cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như: Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình, Pò Nhùng.

19

Lạng Sơn

Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan có ý kiên với phía Trung Quốc nâng cấp cặp cửa khâu Bình Nghi (Việt Nam)-Bình Nhi (Trung Quốc) lên cặp cửa khẩu song phương nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn.

20

Lào Cai

Trước mắt để giải quyết các khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2020, tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ:

- Hội đàm và có ý kiến ở cấp độ cao hơn với Trung Quốc về việc kéo dài thời gian thông quan tại cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành-Bắc Sơn đến 22h trong thời gian diễn ra dịch bệnh để nâng cao tốc độ thông quan hàng hóa.

- Cho phép Công ty khoáng sản và luyện kim Việt - Trung tổ chức khai thác quặng sắt tại mỏ Quý Xa với sản lượng 3 triệu tấn trong năm 2020 (phù hợp với công suất theo giấy phép khai thác) để bán cho các nhà máy luyện gang thép trong nước. Nếu trường hợp các đơn vị trong nước không có nhu cầu, đề nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu quặng sắt đã khai thác đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

21

Ninh Thuận

Theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó quy định giá mua điện được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 01/11/2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các dự án điện gió đang triển khai phải tạm dừng, giãn tiến độ tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn trong bổ sung quy hoạch đấu nối, hệ thống truyền tải bị quá tải, dẫn đến không triển khai được theo tiến độ dự kiến.

Do vậy, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, cho phép kéo dài thời gian hưởng cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2023 thay vì trước ngày 01/11/2021, để tạo điều kiện cho nhà đầu tư khắc phục các khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng dịch Covid-19.

22

Ninh Thuận

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo cập nhật và tích hợp các nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án Điện gió, Điện mặt trời, Điện khí LNG, hạ tầng truyền tải lưới điện... vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) làm cơ sở pháp lý, đảm bảo điều kiện đấu nối, truyền tải để thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực năng lượng trong trong thời gian tới (UBND tỉnh đã báo cáo cụ thế tại công văn số 2147/UBND-KTTH ngày 16/6/2020); đồng thời chấp thuận thay thế phần quy mô công suất 4.600MW nguồn điện hạt nhân trong Điều chỉnh quy hoạch điện VII (đã dừng thực hiện theo Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội) bằng phát triển nguồn điện khí LNG tại Trung tâm điện khí LNG Cà Ná tỉnh Ninh Thuận (Tỉnh ủy Ninh Thuận đã báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ tại Công văn số 5140-CV/TU ngày 29/5/2020).

23

Quảng Bình

Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông lâm thủy sản (đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu), hạn chế phụ thuộc vào thị trường truyền thống bị ảnh hưởng do dịch Covid 19 (Trung Quốc, Mỹ, ...).

24

Quảng Bình

Với chủ trương của Chính phủ là ưu tiên, đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đến nay, đã có đăng ký khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch của 20 dự án điện gió, 12 dự án điện mặt trời, các dự án thủy điện, điện khí, điện sinh khối; tổng công suất dự tính 5.100 MW. Tuy nhiên, công tác bổ sung quy hoạch vẫn gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong thực hiện Luật quy hoạch. Do đó, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy nhanh công tác lập quy hoạch điện VIII và cho phép bổ sung danh mục các dự án điện gió, điện mặt trời của tỉnh Quảng Bình đã đăng ký với Bộ Công Thương.

25

Quảng Bình

Đến nay, tổng công suất các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo trên địa bàn 03 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh đã và đang được đề xuất bổ sung quy hoạch là rất lớn, tương đương 9300 MW; trong đó: các dự án điện gió, điện mặt trời tại Quảng Bình hơn 5.100MW. Trường hợp tất cả các dự án trên được đưa vào vận hành, lưới điện truyền tải khu vực không đáp ứng yêu cầu giải tỏa công suất các dự án. Do đó, đề nghị Bộ Công Thương bổ sung 01 trạm 500kV tại Quảng Bình (dự kiến tại huyện Lệ Thủy) và các tuyến đường dây 220kV, 110KV vào quy hoạch điện VIII để đấu nối và giải tỏa công suất cho các dự án điện gió, điện mặt trời trong khu vực.C206

26

Quảng Nam

Đề nghị Trung ương cho áp dụng cơ chế đặc thù một số dự án lớn: Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp ô tô và Trung tâm cơ khí ô tô Quốc gia, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, cơ chế đầu tư sân bay Chu Lai, dự án Trung tâm khí điện miền Trung, cơ chế đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Chu Lai để địa phương chủ động triển khai.

- Đề nghị Trung ương thống nhất cho phép tư nhân được đầu tư xây dựng, quản lý vận hành sân bay Chu Lai tương tự sân bay Vân Đồn - Quảng Ninh.

- Cho phép Quảng Nam được quy hoạch và kêu gọi tư nhân xây dựng, quản lý vận hành luồng tàu 05 vạn tấn phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và hệ thống bến du lịch, tiếp nhận tàu du lịch đường biển quốc tế tại Chu Lai

27

Quảng Ngãi

2. Đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ mặt hàng nông sản xuất khẩu, giảm bớt sự bấp bênh do phụ thuộc vào một thị trường; chủ động, can thiệp vào hệ thống các chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Logistics, các hiệp hội, tập đoàn bán lẻ... hỗ trợ thu mua, bảo quản, tiêu thụ nông sản nói chung; đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn, định hướng, vận động tiêu dùng nội địa nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm.

28

Quảng Trị

Quảng Trị hiện có 15 dự án điện gió, với tổng quy mô công suất 548MW đang triển khai đầu tư xây dựng, trong đó 11 dự án các nhà đầu tư đã ký hợp đồng mua sắm thiết bị với các hãng cung cấp thiết bị hàng đầu thế giới; 04 dự án còn lại đang thương thảo hợp đồng mua sắm thiết bị. Tuy nhiên việc thương thảo hợp đồng mua sắm thiết bị của các dự án này đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sắp tới, Quảng Trị sẽ có thêm 14 dự án điện gió với tổng công suất 569,2MW sẽ được phê duyệt bổ sung quy hoạch triển khai đầu tư, việc phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án này chậm sau hơn một năm vì do chưa có các hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch. Đối với điện gió thời gian thực hiện dự án dài, do yêu cầu về số liệu đo gió, điều kiện vận chuyển, lắp đặt thiết bị khó khăn, phức tạp. Vì vậy, tiến độ thực hiện các dự án điện gió nêu trên khó có thể hoàn thành trước tháng 11/2021 (thời hạn áp dụng giá cố định sẽ hết hiệu lực theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam). Để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá cố định tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg đến hết năm 2023.

29

Sóc Trăng

Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, do các Nghị định này đã không còn phù hợp với nhiều văn bản Luật hiện nhà như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai...

30

Sóc Trăng

Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, đồng thời cho chủ trương để Bộ Công Thương xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cửa hàng xăng dầu. Lý do: Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải là cơ sở "thuộc sở hữu, đồng sở hữu" của chủ doanh nghiệp kinh doanh, không có hình thức nào cho thuê cừa hàng trong khi thực tế kinh doanh lại có nhu cầu này. Bên cạnh, chưa có quy định cụ thể về diện tích xây dựng kho và diện tích cừa hàng bán lè xăng dầu; thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu còn có quy định chồng chéo nhau...

31

Trà Vinh

Xem xét phê duyệt bổ sung 17 dự án điện gió, tổng công suất 2.400MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, gắn với phê duyệt bổ sung xây dựng trạm biến áp và đường dây 500kV để giải tỏa công suất cho các nhà máy điện gió; cho kéo dài cơ chế giá điện gió cố định tại Quyết định số 39 như Bộ Công Thương báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ tại công vãn số 2491/BCT-ĐL ngày 09/4/2020 để tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án khi được phê duyệt bổ sung Quy hoạch.

32

Trà Vinh

Bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tinh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

33

Trà Vinh

Hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

34

Trà Vinh

Điểm h Điều 6 Thông tư số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương quy định “Chi hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện theo Thông tư 221/2012/TTLT-BTC-BCT ngày 24/12/2012”, tuy nhiên không quy định cụ thể nội dung và mức chi, nên khó triển khai thực hiện.

35

Vĩnh Long

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về dự án điện năng lượng tái tạo, trong đó có các dự án điện mặt trời trên mái nhà. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số Doanh nghiệp chuyên đầu tư xây dựng ngành điện năng lượng mong muốn hợp tác đầu tư hệ thống sản xuất điện năng lượng mặt trời lắp đặt trên các mái nhà của các cơ sở hoạt động sự nghiệp (Trường Cao đẳng, THCS, THPT và Bệnh viện), với mục tiêu nhằm bổ sung nguồn năng lượng sạch cho tỉnh, giảm chi phí sử dụng điện sinh hoạt cho các cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Theo đó, các Công ty sẽ đầu tư toàn bộ hệ thống sản xuất điện năng lượng mặt trời lắp đặt trên các mái nhà; các cơ sở hoạt động sự nghiệp được sử dụng điện năng lượng với tỷ lệ khoảng 10% sản lượng điện được khai thác, khoảng 90% tổng công suất đấu nối vào lưới điện quốc gia để phát điện thương mại. Tuy nhiên, việc sử dụng các mái nhà của các cơ sở hoạt động sự nghiệp chưa được quy định cụ thể trong Luật quản lý, sử dụng tài sản và các văn bản hướng dẫn Luật.

Để có cơ sở sử dụng tài sản công (mái nhà của các cơ sở hoạt động sự nghiệp) thực hiện dự án điện mặt trời theo đúng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tỉnh kính đề nghị Chính phủ xem xét và có hướng dẫn cụ thể đối với nội dung này.

36

Vĩnh Phúc

Đề nghị Bộ Công thương sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Phân cấp cho cấp tỉnh được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ điện; tư vấn có cấp điện áp từ 110KV trở xuống; mua bán điện có cấp điện áp từ 110kV trở xuống; cấp CO.

37

Yên Bái

Đề nghị Chính phủ xem xét, sớm bổ sung quy hoạch các dự án điện năng lượng mặt trời và điện sinh khối cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, trong đó sớm cho phép thực hiện thí điểm các dự án điện năng lượng mặt trời trên hồ Thác Bà và dự án điện sinh khối tại khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái.

38

Đà Nẵng

Ngày 06/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Theo đó để được hưởng giá ưu đãi, dự án điện mặt trời phải đưa vào vận hành trước ngày 31/12/2020. Như vậy thời gian dành cho các tổ chức, cá nhân đầu tư để được hưởng giá ưu đãi là quá ngắn. Do đó kính đề nghị kéo dài chính sách trên, hoặc không kéo dài chính sách cho hưởng ưu đãi về giá điện mặt trời, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng cơ chế ưu đãi mới để kịp thời ban hành ngay khi hết thời gian hưởng ưu đãi về giá điện mặt trời nêu trong Quyết định.