cơ sở dữ liệu pháp lý



Sắp xếp:

411/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế

  • 569
  • 14

Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

15-10-2014

Năm 1965, ông NĐ_Nguyễn Văn Nhiên kết hôn với bà Phạm Thị Hường. Vợ chồng sinh được 4 con là: Sơn, Hiền, BĐ_Thứ, BĐ_Sang. Cả gia đình sinh sống tại nhà đất của bố mẹ ông để lại tại Thôn 6, xã QP. Năm 1984 bà Hường chết, năm 1987 ông kết hôn với bà LQ_Nguyễn Thị Nga ở cùng thôn và về nhà bà LQ_Nga sống. Năm 1991 ông được UBND huyện QT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 500m2 trong đó 200m2 đất ở, 300m2 đất vườn thuộc thửa 886 tờ bản đồ 03 xã QP. Nhà đất trên do anh BĐ_Nguyễn Ngọc Sang, BĐ_Nguyễn Xuân Thứ sử dụng. Khoảng tháng 3/2001, anh BĐ_Sang nói với ông cho anh BĐ_Sang mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ký giấy ủy quyền để anh BĐ_Sang thế chấp vay tiền ngân hàng chữa bệnh cho vợ. Do không đọc nên ông đã ký, nhưng sau đó ông mới biết là anh BĐ_Sang lừa ông để ký vào giấy chứng nhận cho con đất và anh BĐ_Sang đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên. Ông đã có đơn đề nghị và năm 2009 UBND huyện QT đã ra quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh BĐ_Sang và phục hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông. Nay ông khởi kiện yêu cầu anh BĐ_Sang, anh BĐ_Thứ phải trả lại nhà đất trên cho ông


45/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế

  • 250
  • 8

Tranh chấp thừa kế

14-10-2014

Cụ Hồ Thị Tám và cụ Nguyễn Văn Hiếu có 01 người con chung là ông LQ_Nguyễn Văn Công. Sau khi cụ Hiếu chết (năm 1945), cụ Tám chung sống với cụ Vương Văn Giấp, hai cụ có 02 người con chung là ông và bà LQ_Vương Thị Phụng. Cụ Giấp chết năm 1991, cụ Tám chết năm 1994, không để lại di chúc. Tài sản do cụ Tám và cụ Giấp tạo lập bao gồm diện tích 4.664m2 đất tại khu 4, xã TBH, thành phố TDM, tỉnh BD (đo thực tế là 3.910,9 m2) do cụ Tám đứng tên nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn Kính vào ngày 26/12/1955, có chứng thực của chính quyền địa phương. Sau khi cụ Tám chết, ông LQ_Công và anh BĐ_Nguyễn Tòng Lân (là con của ông LQ_Công) quản lý phần đất này cho đến nay và đã đăng ký, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (ông LQ_Công được cấp diện tích 1.983m2, anh BĐ_Lân được cấp diện tích 1.920m2). Hiện trên đất có 03 ngôi mộ gồm mộ cha cụ Tám, cu Bảy và cụ Giấp. Ông NĐ_Tề khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất 4.6ó4m2 nêu trên. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30/12/2005, ông NĐ_Tề thay đổi yêu cầu, chỉ đề nghị chia thừa kế đối với phần đất 1.920m2 do anh BĐ_Lân sử dụng cho ông và bà LQ_Phụng, phần đất ông LQ_Công sử dụng coi như phần chia cho ông LQ_Công. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 12/6/2006, ông NĐ_Tề xác định chỉ đòi phần đất của bà LQ_Phụng mà hiện nay anh BĐ_Lân đang sử dụng và đồng ý trích công sức quản lý gìn giữ đất cho anh BĐ_Lân là 25% giá trị đất, ông không yêu cầu chia cho ông


40/2014/GĐT-DS Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế

  • 1040
  • 25

Tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất

09-10-2014

Căn nhà số 319 NTL, phường 13, quận BT diện tích 369,86m2 nằm trong khuôn viên 1356m2 đất do cụ Âu Ngọc và cụ Phù Cải (cha, mẹ của bà) mua năm 1967. Ngày 04/01/1993 cụ Ngọc, cụ Cải chuyển nhượng cho Công ty Xuất nhập khẩu, sản xuất, dịch vụ và đầu tư quận 1, thành phố HCM (Sunimex) căn nhà trên khuôn viên 1.540m2 đất (22m X 70m). Phần chái bên phải của căn nhà có diện tích 280m2 (4m X 70m) các cụ giữ lại để làm nhà ở. Do cụ Cải bị bệnh phải về nhà bà LQ_Âu Mẫn (số 15/8 ấp Trung Tre, xã LX, quận TĐ) để ở và chữa bệnh, nên phần chái nhà nêu trên các cụ giao cho bà LQ_Âu Mỵ, ông Nguyễn Văn Đan (con gái và con rể) ở. Năm 1994, khi bà LQ_Mỵ, ông Đan sang Mỹ định cư, bà BĐ_Miên, ông Thái mượn diện tích đất này làm lối đi với lý do lối đi phía đường ray xe lửa (nay là hẻm số 318 Nguyễn Xí, phường 13, quận BT) đã bị chủ đất bịt lại, sau đó bà BĐ_Miên, ông Thái tự ý làm chủ quyền nhà đứng tên ông Thái, bà BĐ_Miên. Khi biết được việc này, cụ Ngọc đã khiếu nại với ủy ban nhân dân phường 13, quận BT, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Năm 1995, cụ Cải chết không để lại di chúc. Năm 2000, cụ Ngọc chết có di chúc để lại diện tích nhà, đất 280m2 (4m X 70m) tại số 319 đường NTL, phường 13, quận BT cho bà được hưởng, nên bà yêu cầu bà BĐ_Miên và các con của bà BĐ_Miên trả lại diện tích nhà, đất nêu trên cho các thừa kế của cụ Ngọc, cụ Cải.


29/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế

  • 2391
  • 52

Tranh chấp chia di sản

09-10-2014

Tuy chị BĐ_Phụng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị BĐ_Phụng không yêu cầu xem xét công sức vì chị BĐ_Phụng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị BĐ_Phụng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị BĐ_Phụng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.


10/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế

  • 610
  • 12

Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự do người chết để lại

24-09-2014

Theo giấy biên nhận ngày 21/12/2010 có nội dung anh Trần Tố Anh có nhận giữ cho anh NĐ_Hà 02 cây vàng. Theo kết quả giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh ĐN ngày 27/7/2011 có căn cứ cho rằng chữ viết họ và tên Trần Tố Anh và nội dung giữ hộ 02 cây vàng cho anh NĐ_Hà là do anh Tố Anh viết ra, nhưng chữ ký trên giấy biên nhận chưa đủ cơ sở kết luận vì chữ ký khác dạng, chưa có mẫu so sánh cùng thời điểm. Tòa án nhân dân thành phố BH không tiếp tục thu thập chứng cứ để thực hiện việc giám định mà buộc chị BĐ_Hân thực hiện nghĩa vụ trả vàng cho anh NĐ_Hà là chưa có căn cứ vững chắc. Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn buộc chị BĐ_Hân phải chịu lãi suất chậm trả theo quy định tại Điều 305 Bộ luật dân sự là trái pháp luật, nên kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh ĐN là có căn cứ.