02/KDTM-GĐT Giám đốc thẩm Kinh doanh thương mại
- 4638
- 232
Ngân hàng công thương Việt Nam (nay là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) - Chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương (sau đây gọi tắt theo tên giao dịch là VietinBank) và Công ty TNHH Ngọc Quang (sau đây gọi tắt là Công ty Ngọc Quang) ký kết nhiều hợp đồng tín dụng; tính đến năm 2006, hai bên xác nhận còn lại 13 hợp đồng tín dụng quá hạn chưa thanh toán với tổng số tiền nợ gốc là 12.264.300.000 đồng. Để đảm bảo cho các khoản vay của 13 Hợp đồng tín dụng này, hai bên đã ký kết 09 Hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh
34/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 281
- 13
Năm 1995, do mở đường, có giải tỏa một phần lộ giới ông Ngọc đã lừa dối bà Lê và bà Huê ký vào giấy xin sửa nhà nhưng thực tế là giấy chuyển nhượng nền nhà giá 10 cây vàng, do hai bà tin ông Ngọc nên đã ký giấy. Bà Lê và bà Huê xác định chưa nhận vàng của ông Ngọc và ông Ngọc cũng thừa nhận chưa trả vàng cho hai bà. Sau đó, ông Ngọc đã phá nhà cũ, xây dựng căn nhà 3 tầng mới. Các ông bà biết được việc này thông qua báo chí, đã đến gặp ông Ngọc và khiếu nại. Chính quyền địa phương đã quyết định xử phạt hành chính không cho xây dựng, nhưng ông Ngọc vẫn tiếp tục xây dựng hoàn thiện nhà ba tầng như hiện nay. Nay các ông bà yêu cầu ông Ngọc trả lại đất để cho con cháu các ông bà cất nhà ở. Các ông bà đồng ý trả lại giá trị căn nhà ông Ngọc đã xây dựng theo định giá.
03/2014/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 1879
- 50
Tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất
Theo đơn khởi kiện ngày 30-10-2009 và trong quá trình tố tụng, ông Lâm Thành Gia và bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, là đại diện theo ủy quyền của ông Gia trình bày: Ngày 15-3-2006, ông Phạm Hồng Thanh và bà Nguyễn Thị Lập ký kết hợp đồng chuyển nhượng cho ông Gia toàn bộ nhà, đất tại số 21 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với giá 3.000 lượng vàng SJC. Sau khi ký kết hợp đồng, ông Gia đã trả cho ông Thanh, bà Lập 100 lượng vàng SJC, 500.000.000đ (tương đương với 44,24 lượng vàng SJC) và 2.000 USD, việc giao nhận vàng có chữ ký của ông Thanh. Ông Thanh, bà Lập đã sử dụng số tiền này để nộp tiền mua căn nhà số 21 Phùng Khắc Khoan của nhà nước theo Nghị định số 61/CP. Sau đó, ông Thanh, bà Lập đã không tiếp tục thực hiện hợp đồng bán nhà cho ông Gia.
131/2013/DS-GĐT Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 2050
- 38
Về xác định di sản: Các đương sự thừa nhận cố Khuê, cố Hiến chết để lại 7040m2 đất đã có Bằng khoán điền thổ số 152 ngày 12/9/1937 do cố Khuê đứng tên, trên đất khi giao cho cụ Cử quản lý có cây lâu năm do hai cố để lại. Sau khi hai cố chết, những người con khác của hai cố đã quản lý đất và cây, đến năm 1962 mới giao cho cụ Cử quản lý, năm 1972 cụ Cử mới làm nhà ở trên đất. Cụ Cử cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai, không có giấy tờ gì thể hiện việc được các anh chị cho hưởng riêng tài sản này. Theo quy định tại Điều 247 Bộ luật dân sự về việc xác lập quyền sở hữu bất động sản theo thời hiệu thì tính đến thời điểm các nguyên đơn khởi kiện năm 1988 thì cụ Cử chưa trực tiếp sử dụng đất tranh chấp được 30 năm, nên không có cơ sở xác định đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cụ Cử như Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định là có căn cứ. Nội dung kháng nghị cho rằng đất tranh chấp không còn là di sản của cố Khuê, cố Hiến để lại là không có cơ sở chấp nhận.
94/2013/GĐT-DS Giám đốc thẩm Dân sự - Hôn nhân gia đình - Đất đai - Thừa kế
- 1583
- 53
Tranh chấp quyền sở hữu tài sản
Theo đơn khởi kiện ngày 17/10/2003 nguyên đơn là ông Nguyễn Xuân Lai và bà Nguyễn Thị Nhân trình bày: Năm 1973, cha mẹ ông là cụ Nguyễn Xuân Ba và cụ Đặng Thị Tình mua căn nhà số 02 đường Nguyễn Thái Học, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định của cụ Nguyễn Cậy (sinh năm 1926), việc mua bán có giấy viết tay nay vẫn còn và cụ Cậy đang còn sống cũng xác nhận việc mua bán này. Nhà mua để làm nơi đậu xe, nhà lợp tôn quây lưới B40. Sau giải phóng năm 1975, cha mẹ ông bà vào Hợp tác xã xe khách Nghĩa Bình nên xe đậu tại bến xe. Đến năm 1977, cụ Ba cho tập thể Khu vực 6 phường Lê Hồng Phong mượn nhà để làm trường mẫu giáo và nơi hội họp của Khu vực.