05/2014/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động
- 3466
- 132
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Ông vào làm việc tại BĐ_Công ty cổ phần Bảo hiểm Thanh Quân từ tháng 3/2010 đến ngày 15/5/2010 ký hợp đồng lao động thời hạn 01 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng, ngày 15/5/2011 hai bên ký tiếp hợp đồng lao động thời hạn 03 năm, mức lương lúc đầu là 4.000.000 đồng/tháng đến tháng 8/2011 tăng lên 6.000.000 đồng/tháng. Ngày 09/8/2012, Công ty ra quyết định số 534/2012/QĐ-VASS/TGĐ chấm dứt hợp đồng lao động với ông kể từ ngày 10/8/2012, ông nhận thấy việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông là trái pháp luật nên ông khởi kiện yêu cầu tòa án buộc BĐ_Công ty cổ phần Bảo hiểm Thanh Quân phải chi trả tiền lương, phụ cấp, tiền cơm trưa, tiền thưởng lễ cho ông từ khi bị mất việc, cộng thêm 02 tháng tiền lương là 12.000.000 đồng. Công ty phải bồi thường 120.000.000 đồng nếu muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn và trả tiền phép năm 2012; Công ty phải chi trả lương đầy đủ cho ông và tiền lãi chậm trả theo lãi suất 150%/năm;
18/2015/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động
- 5122
- 229
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Ngày 18/5/2011 ông NĐ_Giang Thế Sương và BĐ_Công ty TNHH M+W VN (sau đây gọi tắt là Công ty) có ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ ngày 14/02/2011 đến ngày 13/4/2012 (thử việc từ ngày 14/2/2011 đến ngày 13/4/2011) với mức lương sau thử việc là 44.246.850 đồng/tháng và từ ngày 01/7/2011 tăng lên 45.884.000 đồng/tháng (theo văn bản ngày 19/8/2011), Chức danh chuyên môn là Quản lý hợp đồng. Đến ngày 13/4/2012 thì ông NĐ_Sương và Công ty ký phụ lục hợp đồng theo đó hai bên thoả thuận chuyển sang loại hợp đồng không xác định thời hạn từ ngày 14/4/2012.
1063/2015/LĐ–ST Sơ thẩm Lao động
- 3699
- 177
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Từ ngày 01/01/2005 Nguyên đơn và BĐ_Công ty PC Hồng Hà Limited (Bị đơn) ký Hợp đồng lao động số: VHR1/37/2005, loại hợp đồng là không xác định thời hạn. Đến ngày 16/12/2009 ông được thuyên chuyển làm trưởng phòng cao cấp tại công ty. Trong năm 2010, tại Công ty có mâu thuẫn trong việc xếp loại hàng năm của Tổng giám đốc, dẫn đến sự bất an của nhân viên, với tư cách là Trưởng phòng cao cấp và đã từng là Chủ tịch công đoàn nên Nguyên đơn đã tích cực cùng công đoàn phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân viên nhưng không được giải quyết. Bản thân Nguyên đơn lại bị Công ty ra quyết định cắt chức, hạ bậc lương nên Nguyên đơn đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân Quận X và hiện đang chờ Tòa án Thành phố HCM xét xử phúc thẩm.
718/2015/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động
- 3981
- 245
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Theo đơn khởi kiện ngày 16 tháng 9 năm 2014 và các lời khai trong qúa trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn ông NĐ_Phạm Ngọc Phương trình bày: Giữa ông và BĐ_Công ty TNHH A&A có ký hợp đồng lao động số DA118/3 ngày 01/01/2013 và phụ lục hợp đồng số DA.PLHĐLĐ số 118/3A ngày 01/01/2013, loại không xác định thời hạn, chức danh lái xe, mức lương thỏa thuận 6.077.348 đồng/tháng. Trước đó ông và Công ty đã ký kết các hợp đồng sau: - Hợp đồng lao động số DA-118 ngày 01/01/2010, thời gian thử việc từ ngày 01/01/2010 đến ngày 28/02/2010; Hợp đồng lao động số DA-118/1 ngày 01/3/2010, thời gian làm việc từ ngày 01/3/2010 đến ngày 31/12/2010; Hợp đồng lao động số DA-118/2 ngày 01/01/2011, thời gian làm việc từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2012 và Phụ lục hợp đồng lao động số DA-PLHĐLĐ-118/1 ngày 01/3/2012.
822/2015/LĐ-PT Phúc thẩm Lao động
- 7355
- 380
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Bị đơn BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam (có ông Đạt đại diện theo ủy quyền) cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa nguyên đơn ông NĐ_Peter Ryan Sorge với BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam vào tháng 10/2011, nguyên đơn khởi kiện BĐ_Công ty TNHH Dentsu Việt Nam tại Tòa án cấp sơ thẩm vào ngày 10/10/2012 là trước khi Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực nên phải áp dụng Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung 2002, 2006 và 2007) làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Bộ luật lao động năm 2012 để giải quyết là không đúng.