Quyết định 52/QĐ-UB năm 1978 về việc thành lập Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu văn bản: 52/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 12-04-1978
- Ngày có hiệu lực: 12-04-1978
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 7518 ngày (20 năm 7 tháng 8 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-11-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 4 năm 1978 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG CHUYỂN CÁC NHÀ TƯ SẢN THƯƠNG NGHIỆP SANG SẢN XUẤT TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962;
Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ xóa bỏ kinh doanh thương nghiệp của các nhà tư sản, chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất theo quyết định số 341/QĐ-UB ngày 23-3-1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố và thi hành quyết định số 201/TTg ngày 31-3-1978 của Thủ tướng chính phủ về chính sách chuyển tư sản thương nghiệp sang sản xuất,
Xét đề nghị của các đồng chí Trưởng Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh thành phố và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Nay thành lập Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sản xuất, đặt trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để giúp Ủy ban Nhân dân thành phố tổ chức, chỉ đạo, thực hiện tốt việc chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Điều 2. – Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất thành phố có nhiệm vụ như sau;
1. – Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các ban, ngành, sở có chức năng liên quan và Ủy ban Nhân dân quận, huyện, phường, xã phổ biến sâu rộng chính sách của Nhà nước chuyển tư sản sang sản xuất:
Tạo thành phong trào đồng tình sôi nổi trong toàn thể các- tầng lớp nhân dân lao động thành phố và sự nhất trí cao trong các hộ tư sản;
- Hướng dẫn các nhà tư sản thương nghiệp đăng ký lập kế hoạch dứt khoát chuyển sang các ngành nghề sản xuất hợp với khả năng lao động, vốn liếng, kỹ thuật của họ theo quy hoạch, kế hoạch phân bố lao động của Chính phủ Trung ương;
- Nghiên cứu những quy định cụ thể thực hiện quyết định số 201/TTg ngày 31-3-1978 của Thủ tướng Chính phủ, về việc chuẩn bị những điều kiện vật chất cần thiết thuộc phạm vi khả năng, trách nhiệm của thành phố để giúp các nhà tư sản thương nghiệp chuyển đi sản xuất;
- Tổ chức vận chuyển các hộ tư sản và phương tiện vật chất đảm bảo sắp xếp các nhà tư sản thương nghiệp chuyển đi sản xuất, theo yêu cầu thời gian từng đợt.
2. – Tổ chức các đoàn cán bộ trực tiếp quan hệ với các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phân bố số tư sản của thành phố chuyển đến sản xuất, để hợp đồng với các tỉnh về kế hoạch bố trí, giải quyết các điều kiện vật chất cần thiết giúp các nhà tư sản chuyển đi nhanh chóng, thuận lợi theo thời gian quy định.
Điều 3. – Thành phần Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban, một số Phó trưởng Ban và Ủy viên, trong đó có 1 Phó trưởng Ban thường trực và từ 1 đến 2 Ủy viên chuyên trách.
- Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất thành phố có bộ máy giúp việc gồm:
Văn phòng;
Tiểu ban tuyên truyền vận động, tổng hợp, chính sách, kế hoạch phân bố;
Tiểu ban tổ chức cán bộ đi liên hệ các tỉnh và kiểm tra thực hiện chính sách;
Tiểu ban chuẩn bị vật chất và vận chuyển.
Biên chế tổ chức về cán bộ, nhân viên giúp việc sẽ được bố trí đủ đảm bảo công việc cần thiết trong thời gian nhất định.
- Chuyển số cán bộ, nhân viên còn lại của Ban Đăng ký kinh doanh công thương nghiệp thành phố đang làm công tác cải tạo, vào bộ máy giúp việc của Ban Vận động thành phố.
- Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất thành phố có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu, mở tài khoản ở Ngân hàng, được cấp kinh phí để hoạt động (nguồn kinh phí cải tạo xã hội chủ nghĩa)
Điều 4. – Thành lập ở mỗi quận có tư sản thương nghiệp một Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất, đặt trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận, do một đồng chí Thường vụ Quận ủy/Chủ tịch hay Phó Chủ tịch quận làm Trưởng Ban. Ở quận, huyện có ít tư sản có thể lập một tổ công tác trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận, huyện. Riêng các quận trọng điểm, Ban Vận động quận được tổ chức đủ sức đảm bảo công việc và nhất thiết phải do Chủ tịch quận làm Trưởng Ban.
Ở phường có nhiều tư sản thương nghiệp, được lập Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất trực thuộc Ủy ban Nhân dân phường.
Kinh phí hoạt động của các Ban Vận động và tổ công tác của quận, huyện và phường nêu trên, được đài thọ bằng nguồn kinh phí cải tạo xã hội chủ nghĩa của quận, huyện.
Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất thành phố có trách nhiệm ra văn bản hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể, mối quan hệ công tác của các Ban Vận động và tổ công tác ở quận, huyện và phường.
Điều 5. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Trưởng Ban Vận động chuyển các nhà tư sản thương nghiệp sang sản xuất thành phố, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, phường, xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |