cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2013/BLĐTBXH an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (năm 2013)

  • Số hiệu văn bản: QCVN 15:2013/BLĐTBXH
  • Loại văn bản: TCVN/QCVN
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 30-12-2013
  • Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 19978 ngày (54 năm 8 tháng 27 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

QCVN 15: 2013/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIÀY HOẶC ỦNG CÁCH ĐIỆN

National technical regulation on safe work for dielectric foot-wear

Lời nói đầu

QCVN 15: 2013/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số.../2013/TT-BLĐTBXH ngày... tháng... năm 2013, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VAN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIÀY HOẶC ỦNG CÁCH ĐIỆN

National technical regulation on safe work for dielectric foot-wear

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với giày cách điện hoặc ủng cách điện dùng để làm việc với hoặc gần trang bị điện có điện áp không quá 1000 V xoay chiều.

Giày hoặc ủng này, khi được sử dụng kết hợp với các trang thiết bị bảo vệ điện khác như găng tay hay lớp lót sẽ ngăn không cho dòng điện nguy hiểm chạy qua cơ thể người thông qua bàn chân.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng ủng cách điện hoặc giày cách điện.

1.2.2. Các tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Giày cách điện hoặc ủng cách điện là các loại giày hoặc ủng bảo vệ người khỏi điện giật bằng cách ngăn chặn các dòng điện nguy hiểm chạy qua cơ thể người thông qua bàn chân.

1.3.2. Thử nghiệm điển hình là thử nghiệm được tiến hành trên một hoặc nhiều trang bị được sản xuất theo cùng một loại thiết kế nhất định để chứng tỏ thiết kế này đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhất định.

1.3.3. Thử nghiệm thường xuyên là thử nghiệm mà từng trang bị riêng rẽ phải chịu trong hoặc sau khi sản xuất để đảm bảo trang bị đáp ứng một số tiêu chí nhất định.

1.3.4. Thử nghiệm lấy mẫu là thử nghiệm được tiến hành trên một số trang bị được lấy ngẫu nhiên từ một lô trang bị.

1.3.5. Thử nghiệm chấp nhận là thử nghiệm theo thỏa thuận để chứng minh với khách hàng rằng trang bị đáp ứng một số điều kiện nhất định về yêu cầu kỹ thuật của nó.

1.3.6. Điện áp chịu đựng là mức điện áp khi đặt lên trang bị hoặc các bộ phận của trang bị phải chịu đựng được mà không bị bắt lửa, phóng điện, đánh thủng hoặc các hỏng hóc về điện khác.

1.3.7. Điện áp cách điện là mức điện áp xác định được đặt lên trang bhoặc các bộ phận của chúng trong một khoảng thời gian và dưới những điều kiện quy định để đảm bảo khả năng cách điện của lớp cách ly đạt đến một giá trnhất định.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Giày cách điện hoặc ủng cách điện dùng để làm việc với hoặc gần trang bị điện với điện áp không quá 1000 V xoay chiều phải thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật được quy định trong Tiêu chuẩn BS EN 50321:2000 Giày cách điện dùng trong môi trường làm việc với điện áp thấp (BS EN 50321:2000 Electriccally insulating footwear for working on low voltage installations).

2.2. Trong trường hợp tiêu chuẩn trên có sự sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy đnh mới nhất.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Giày hoặc ủng cách điện sản xut trong nước

3.1.1. Ủng hoặc giày cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong << Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật >> ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

3.1.2. Ủng hoặc giày cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại mục 5.3 của Tiêu chuẩn BS EN 50321:2000 và theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.2. Ủng hoặc giày cách điện nhập khẩu

3.2.1. Ủng hoặc giày cách điện nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

3.2.2. Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.

3.2.3. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong << Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật >> ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

3.2.4. Trong trường hợp các ủng hoặc giày cách điện nhập khu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu ủng hoặc giày cách điện quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các ủng hoặc giày cách điện này được miễn kiểm tra nhập khẩu.

3.2.5. Ủng hoặc giày cách điện nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.

3.3. Ủng hoặc giày cách điện lưu thông trên thị trường

3.3.1. Ủng hoặc giày cách điện lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.

3.3.2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng đối với ủng, giày cách điện lưu thông trên thị trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

3.4. Quản lý ủng hoặc giày cách điện trong quá trình sử dụng

3.4.1. Ủng hoặc giày cách điện phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.4.2. Sử dụng ủng hoặc giày cách điện đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.4.3. Ủng hoặc giày cách điện phải được thử nghiệm thường xuyên ít nhất 01 lần trong 6 tháng. Việc thử nghiệm thường xuyên được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục B của Tiêu chuẩn BS EN 50321:2000.

Sau mỗi lần thử nghiệm thường xuyên phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và dán tem trên ủng hoặc giày cách điện, trên đó ghi kết quả thử nghiệm đạt hay không đạt và thời hạn thử nghiệm tiếp theo.

Không sử dụng ủng hoặc giày cách điện nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng ủng hoặc giày cách điện có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

4.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng ủng hoặc giày cách điện tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy cho ủng hoặc giày cách điện.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

5.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

5.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.