cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977) về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa (năm 2003)

  • Số hiệu văn bản: TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977)
  • Loại văn bản: TCVN/QCVN
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Ngày ban hành: 16-09-2003
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-1970
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 20106 ngày (55 năm 1 tháng 1 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6211:2003
ISO 3833:1977

(SOÁT XÉT LẦN 1)

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - KIỂU - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Road vehicles - Types - Terms and definitions

 

HÀ NỘI - 2003

Lời nói đầu

TCVN 6211:2003 hoàn toàn tương đương với ISO 3833:1977. TCVN 6211:2003 thay thế TCVN 6211:1996 .

TCVN 6211:2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ ban hành.

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ cho một số kiểu phương tiện giao thông đường bộ có kết cấu và đặc tính kỹ thuật xác định.

2. Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ (ô tô, rơ moóc và sơmi rơ moóc, tổ hợp ô tô với rơ moóc và sơmi rơ moóc, mô tô, xe máy).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại phương tiện như: máy kéo nông nghiệp chỉ ngẫu nhiên được sử dụng để chở nguời hoặc hàng hóa trên đuờng hoặc để kéo xe chở người hoặc hàng hóa trên đường.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Ô tô (motor vehicle)

Là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ bốn bánh xe trở lên(1), không chạy trên đuờng ray và thường được dùng để:

- chở người và /hoặc hàng hóa;

- kéo các rơ moóc, sơmi rơ moóc;

- thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt.

Ô tô bao gồm cả các loại xe sau:

a) các xe được nối với một đường dây dẫn điện, ví dụ ô tô điện bánh lốp (Trolley bus);

b) các xe ba bánh có khối lượng bản thân 2) lớn hơn 400kg.

(1) Một số xe ba bánh nêu trong mục b) cũng được xếp vào loại ô tô

2) Xem TCVN 6529:1999 , điều 4.6

STT

Thuật ngữ

Định nghĩa

Hình vẽ minh họa

3.1.1

Ô tô con
(Passenger car)

Ô tô (3.1) có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở người, hành lý mang theo và /hoặc hàng hóa, có số chỗ ngồi bao gồm cả chỗ người lái không nhiều hơn 9 .

Ô tô con cũng có thể kéo theo một rơ moóc.

Xem từ điều 3.1.1.1 đến 3.1.1.8

 

Chú thích :

Ô tô được gọi là “Ô tô thể thao” cũng thuộc một số loại ô tô con dưới đây.

Trong các định nghĩa dưới đây, cửa sổ là loại cửa kính mở được, gồm một hoặc nhiều ô kính (Ví dụ: cửa thông gió là một bộ phận của cửa sổ).

Ghi chú: (*): Các hình vẽ trong tiêu chuẩn này chỉ là minh hoạ, trong thực tế hình dạng của các ô tô cụ thể có thể thay đổi.

STT

Thuật ngữ

Định nghĩa

Hình vẽ minh họa (*)

3.1.1.1

Ô tô con kiểu

Saloon/Sedan

(Saloon/Sedan)

Thân xe (Body):

Kín, có hoặc không có trụ giữa cho các cửa sổ bên.

Mui xe (Hood/Roof):

Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở đuợc.

Chỗ ngồi (Accommodation) :

Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế.

Cửa (Doors):

Có 2 hoặc 4 cửa bên.Có thể có cửa sau mở được.

Cửa sổ (Window):

Có 4 cửa sổ bên.

 

3.1.1.2

Ô tô con kiểu

saloon mui gập

(Convertible saloon)

 

Thân xe: Mở được.

Mui xe:

Khung thành bên cố định, mui xe có thể gập đuợc.

Chỗ ngồi:

Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế.

Cửa:

Có 2 hoặc 4 cửa bên.

Cửa sổ:

Có từ 4 cửa sổ bên trở lên.

 

 

3.1.1.3

Ô tô con kiểu SaloonPullman

(Pullmansaloon, Pullman sedan, Executive limousine)

Thân xe:

Kín, có thể có một vách ngăn giữa các ghế phía trước và phía sau.

Mui xe:

Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được.

Chỗ ngồi:

Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế phía trước hàng ghế sau cùng có thể gập lại được.

Cửa:

Có 4 hoặc 6 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được.

Cửa sổ:

Có từ 6 cửa sổ bên trở lên.

 

 

3.1.1.4

Ô tô con kiểu

StationWagon(1)

(Station wagon)

Thân xe:

Kín. Phần đuôi xe được thiết kế để tăng thể tích chứa bên trong.

Mui xe:

Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở đuợc.

Chỗ ngồi:

Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế sau có thể tháo ra hoặc gập lại được để tăng diện tích chất hàng/hành lý.

Cửa:

Có 2 hoặc 4 cửa bên và cửa sau mở được.

Cửa sổ:

Có từ 4 cửa sổ bên trở lên.

 

 

3.1.1.5

Ô tô con kiểu coupe

(Coupé)

 

(Multipurpose passenger car)

Thân xe:

Kín, thường có thể tích đuôi bị hạn chế.

Mui xe:

Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở đuợc.

Chỗ ngồi:

Có từ 2 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 1 hàng ghế.

Cửa:

Có 2 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được.

Cửa sổ:

Có từ 2 cửa sổ bên trở lên.

 

 

3.1.1.6

 

Ô tô con kiểu mui gập(Convertible, Open tourer, Roadster, Spider)

Thân xe: Mở được. Mui xe:

Mềm hoặc cứng vững; có ít nhất là

2 vị trí: vị trí thứ nhất, mui xe phủ toàn bộ thân xe, vị trí thứ hai mui xe

được gập lại.

Chỗ ngồi:

Có 2 hoặc 4 cửa bên.

Cửa sổ:

Có từ 2 cửa sổ bên trở lên.

 

 

3.1.1.7

Ô tô con đa năng(Multipurpose passenger car)

 

Thân xe:

Kín, hở hoặc mở được. Ô tô này

được thiết kế để khi cần có thể chở

được hàng.

Chỗ ngồi:

Có 1 hoặc nhiều chỗ ngồi.

 

 

3.1.1.8

Ô tô con đầu

bằng(Forwardcontrol passenger car)

 

Ô tô con có tâm vô lăng lái nằm trong phạm vi một phần tư (1/4) phía trước của chiều dài toàn bộ xe (bao gồm cả thanh chắn bảo vệ và các chi tiết phụ, nếu có)

 

3.1.1.9

Ô tô con chuyên dùng

(Special passenger car)

Ô tô con (3.1.1) có đặc điểm khác với đặc điểm của các loại ô tô con đã nêu trên, có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt (xem 3.1.4)

 

3.1.2

Ô tô khách (Bus)

Ô tô (3.1) có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo, có số chỗ ngồi bao gồm cả chỗ người lái từ 10 trở lên.

Ô tô khách có thể có 1 hoặc 2 tầng và cũng có thể kéo theo rơ moóc

 

3.1.2.1

Ô tô khách cỡ nhỏ (Minibus)

Ô tô khách một tầng (3.1.2) có số chỗ ngồi bao gồm cả chỗ người lái không lớn hơn 17

 

3.1.2.2

Ô tô khách thành phố (Urban bus)

 

Ô tô khách (3.1.2) được thiết kế và trang bị để dùng trong thành phố và ngoại ô; loại ô tô này có các ghế ngồi và chỗ đứng cho hành khách; cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc đỗ xe thường xuyên.

 

3.1.2.3

Ô tô khách liên tỉnh

(Interurban coach)

Ô tô khách (3.1.2) được thiết kế và trang bị cho vận tải liên tỉnh. Loại xe này không bố trí chỗ riêng cho hành khách đứng; tuy nhiên, hành khách đi những quãng đường ngắn có thể đứng ở lối đi dọc giữa các hàng ghế

 

3.1.2.4

Ô tô khách đường dài (Long distance coach)

Ô tô khách (3.1.2) được thiết kế và trang bị cho vận tải đường dài; loại xe này đảm bảo tính tiện nghi cho hành khách ngồi và không chở hành khách đứng

 

3.1.2.5

Ô tô khách nối Toa

(Articulated bus)

Ô tô khách (3.1.2) có 2 toa cứng vững được nối với nhau bằng một khớp quay. Trên các toa có bố trí chỗ ngồi cho hành khách. Hành khách có thể di chuyển từ toa này sang toa khác.

Ô tô khách nối toa có thể được bố trí và trang bị phù hợp với mục đích sử dụng nêu trong 3.1.2.2 đến 3.1.2.4.

Việc nối hoặc tháo rời các toa chỉ có thể được tiến hành tại xưởng

 

 

 

3.1.2..6

Ô tô điện bánh lốp chở khách (Ô tô điện bánh lốp ) (Trolley bus)

Ô tô khách (3.1.2) chạy bằng nguồn điện được truyền từ một đường dây dẫn điện. Ô tô điện bánh lốp cũng có thể được sử dụng và trang bị như các loại ôtô khách đã nêu trong 3.1.2.2, 3.1.2.3 và 3.1.2.5 nêu ở trên.

 

 

 

3.1.2.7

Ô tô khách chuyên dùng

(Special bus)

Ô tô khách (3.1.2) có đặc điểm khác với đặc điểm của các loại ôtô khách đã nêu ở trên, có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt (xem 3.1.4).

 

3.1.3

Ô tô chở hàng (Ô tô tải) (Commercial vehicle)

Ô tô (3.1) có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở hàng. Ô tô chở hàng cũng có thể kéo theo một rơ moóc.

 

 

3.1.3.1

Ô tô chở hàng chuyên dùng

(Ô tô tải chuyên dùng)

(Special commercial vehicle)

Ô tô chở hàng (3.1.3) có đặc điểm khác với đặc điểm của các loại ô tô chở hàng đã nêu ở trên, có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt (xem 3.1.4).

 

3.1.4

Ô tô chuyên dung (Special vehicle)

Ô tô (3.1) có kết cấu và trang bị được dùng:

- chỉ để chuyên chở người và/hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt;

- chỉ để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt.

(Ví dụ: Ô tô hỗn hợp, Ô tô chở ô tô con, Ô tô chữa cháy, Ô tô cứu thương, Ô tô kéo xe hỏng, Ô tô hút bụi, Ô tô hai công dụng, Ô tô nhà ở lưu động ..v.v... Danh mục các ô tô loại này không hạn chế).

Ô tô chuyên dùng cũng có thể kéo theo một rơ moóc

 

 

3.1.5

Ô tô kéo rơ moóc

(Trailer - towing vehicle, Draw bar tractor)

Ô tô (3.1) được thiết kế dành riêng hoặc chủ yếu dùng để kéo rơ moóc.

Ô tô kéo rơ moóc cũng có thể chở hàng trên thùng hoặc sàn chất tải.

 

 

 

3.1.6

Ô tô đầu kéo

(Semi - trailer, Towing vehicle, Fifth wheel tractor)

Ô tô (3.1) được thiết kế để kéo sơmi rơ moóc

 

 

             

 

(1)Đối với những ô tô con kiểu Station Wagon có cùng loại xe cơ sở với ô tô chở hàng nêu tại (3.1.3) thì chỗ ngồi có đặc điểm riêng như sau: Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế; Các ghế sau có thể tháo ra hoặc gập lại được để tăng diện tích chất hàng/hành lý; Khoảng cách từ điểm R của ghế người lái ( theo thiết kế của nhà sản xuất ) đến mặt đỗ xe phải từ 750 mm trở lên (được )

3.2. Rơ moóc và sơmi rơ moóc (Towed vehicle)(*)

Là loại phương tiện giao thông đường bộ không có động cơ, có kết cấu và trang bị dùng để chở người hoặc hàng hóa và được kéo bởi một ô tô.

Chú thích (*): Trong một số tiêu chuẩn khác, “Rơ moóc và sơmi rơ moóc” còn được gọi là “moóc và bán moóc”

STT

Thuật ngữ

Định nghĩa

Hình vẽ minh họa

3.2.1

Rơ moóc (Trailer)

Phương tiện có kết cấu để sao cho phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ của phương tiện không đặt lên ô tô kéo. Sơmi rơ moóc có bánh xe phụ cũng được coi là rơ moóc.

 

3.2.1.1

Rơ moóc chở Khách (Bus trailer)

Rơ moóc (3.2.1) có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo. Rơ moóc có thể được trang bị như đã nêu trong 3.1.2.1 đến 3.1.2.3

 

 

 

3.2.1.2

Rơ moóc chở hàng (Rơ moóc tải) (General purpose trailer)

 

Rơ moóc (3.2.1) có kết cấu và trang bị dùng để chở hàng

 

 

3.2.1.3

Rơ moóc kiểu Caravan (Caravan)

Rơ moóc (3.2.1) được thiết kế để làm nhà ở lưu động

 

 

3.2.1.4

Rơ moóc chuyên dung (Special trailer)

Rơ moóc (3.2.1) có kết cấu và trang bị được dùng:

- chỉ để chuyên chở người và / hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt;

- chỉ để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt.

(Ví dụ: Rơ moóc chở ô tô con; Rơ moóc chữa cháy, Rơ moóc có sàn thấp, Rơ moóc chở máy nén khí ...vv...... Danh mục rơ moóc loại này không hạn chế)

 

 

3.2..2

Sơ mi rơ moóc (Semi – trailer)

Sơ mi rơ moóc được thiết kế để nối với ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể của trọng lượng toàn bộ đặt lên ô tô đầu kéo

 

3.2.2.1

Sơ mi rơ moóc chở khách (Bus semi-trailer)

Sơ mi rơ moóc (3.2.2) có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo. Sơ mi rơ moóc khách có thể được trang bị như các xe nêu trong 3.1.2.1 tới

 

 

3.2. 2 . 2

Sơ mi rơ moóc chở hàng(General purpose semi- trailer

Sơ mi rơ moóc ( 3.2.2 ) có kết cấu và trang bị dùng để chở hàng

 

 

3.2  2 3

Sơ mi rơ moóc chuyên dùng

(Special semi- trailer)

 

Sơ mi rơ moóc ( 3.2.2 ) có kết cấu và trang bị được dùng:

- chỉ để chuyên chở người và/hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt;

- chỉ để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt.

(Ví dụ: sơ mi rơ moóc chở gỗ, sơ mi rơ moóc chữa cháy, sơ mi rơ moóc có sàn thấp, sơ mi rơ moóc chuyên chở máy nén khí... Danh mục sơ mi rơ moóc loại này không hạn chế)

 

 

3.3. Tổ hợp ô tô với rơ moóc và sơ mi rơ moóc (combination of vehicles)

Ô tô (3.1) được nối với một hoặc nhiều rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc (3.2)

STT

Thuật ngữ

Định nghĩa

Hình vẽ minh họa

3.3.1

Tổ hợp ô tô - rơ moóc (Road train)

Là sự kết hợp của một ô tô (3.1.3) đến 3.1.5) với một hoặc nhiều rơ moóc độc lập, được nối với nhau bằng thanh kéo.

Ô tô kéo và rơ moóc có thể là loại chuyên dùng hoặc thông dụng

 

 

3.3.2

Tổ hợp ô tô -rơ moóc chở khách(Passenger road train)

Là sự kết hợp của một ô tô khách (3.1.2) với một hoặc nhiều rơ moóc độc lập, được nối bằng thanh kéo, dùng để vận chuyển hành khách. Tổ hợp này có thể được trang bị như các xe đã nêu trong 3.1.2.2 đến 3.1.2.4 Chỗ ngồi cho hành khách được bố trí không liên tục trên tổ hợp; có thể có hành lang phục vụ.

 

 

 

3.3.3

Tổ hợp ô tô - sơ mi rơ moóc (Articulated road train)

Là sự kết hợp của một ôtô đầu kéo(3.1.6) với một sơ mi rơ moóc (3.2.2). Sơ mi rơ moóc có thể là loại chuyên dùng hoặc thông dụng

 

 

3.3.4

Tổ hợp ô tô - sơ mi rơ moóc - rơ moóc (Double            road train)

Là sự kết hợp của một ô tô đầu kéo (3.1.6) với một sơ mi rơ moóc (3.2.2) và một rơ moóc (3.2.1)

Sơ mi rơ moóc và / hoặc rơ moóc có thể là loại chuyên dùng hoặc thông dụng

 

 

3.3.5

Tổ hợp ô tô - rơ moóc hỗn hợp (Composite road train)

Là kết hợp của một ô tô chở người với một rơ moóc chở hàng

 

3.3.6

Tổ hợp ô tô – rơ moóc chuyên dung (Special road train)

Là tổ hợp ô tô - rơ moóc, trên đó hàng hoá chuyên chở được đặt lên các giá đỡ của ô tô và rơ moóc. ở đây, việc liên kết giữa ô tô và rơ moóc được thực hiện bởi chính hàng hoá chuyên chở

 

3.4

Xe máy (Moped)

Phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu động cơ dẫn động là một động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3

 

 

3.5

Mô tô (Motorcycle)

Phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.

Định nghĩa này không bao gồm xe máy nêu tại 3.4.