cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6007:1995 về Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - Phương pháp thử (năm 1995) (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: TCVN 6007:1995
  • Loại văn bản: TCVN/QCVN
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Ngày ban hành: 30-11--0001
  • Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-1970
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 0 ngày ( )
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-1970
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-1970, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6007:1995 về Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - Phương pháp thử (năm 1995) (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7704:2007 về nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sữa chữa (năm 2007)”. Xem thêm Lược đồ.

TCVN 6007 - 1995

NỒI HƠI

YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA, PHƯƠNG PHÁP TH

Testing methords

TCVN 6007 - 1995 thay thế cho chương X, XV của QPVN 23-81 .

TCVN 6007 - 1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 11 Thiết bị áp lực biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nồi hơi thuộc phạm vi hiệu lực của TCVN 6004 - 1995.

1.2. Tất cả các nồi hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước và các bộ phận chịu áp lực khác của nó đều phải được Thanh tra nồi hơi tiến hành khám nghiệm kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng và điều tra khi xảy ra sự cố theo đúng quy định của tiêu chuẩn này.

Những bộ quá nhiệt, bộ hâm nước lắp riêng để phục vụ cho một nhóm nồi phải được khám nghiệm kỹ thuật theo cùng thời hạn như đối với nồi.

1.3. Cấm sử dụng nồi hơi, bộ quá nhiệt, bộ hãm nước đã quá kỳ hạn khám nghiệm ghi trong lý lịch hoặc các biên bản khám nghiệm, giấy phép sử dụng.

2. Những qui định về khám nghiệm kỹ thuật

2.1. Thủ tục khám nghiệm các nồi hơi

2.1.1. Đối với các nồi mới lắp đặt chủ sở hữu phải gửi kèm theo văn bản xin khám nghiệm các hồ sơ kỹ thuật sau:

a) Lý lịch nồi hơi theo qui định của TCVN 6004 -1995 ;

b) Hồ sơ xuất xưởng của nồi hơi như trong qui định của TCVN 6004 -1995;

c) Biên bản lắp đặt gồm các điểm chính sau:

- Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;

- Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;

- Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;

- Các biên bản khám nghiệm từng bộ phận nồi hơi nếu có;

- Các tài liệu về kiểm tra hệ thống ống bằng cách thông bi hoặc bằng các phương pháp khác để bảo đảm hệ thống ống thông suốt nếu có;

- Các tài liệu về kiểm tra quang phổ đối với các bộ phận nồi hơi, bộ quá nhiệt làm việc với nhiệt độ thành lớn hơn 450 oC nếu có;

- Tài liệu xác nhận chất lượng nồi hơi sau khi vận chuyển, lắp đặt.

2.1.2. Đối với các nồi hơi đang sử dụng, cơ sở sử dụng phải có văn bản nêu rõ lý do khám nghiệm.khi sửa chữa có thay thế, hàn... các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi phải có hồ sơ sửa chữa kèm theo.

2.2. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm làm sạch nồi hơi trước khi khám nghiệm. Đối với những nồi hơi có chiều cao từ 2m trở lên, phải làm các công trình bảo đảm cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi hơi.

2.3. Chủ sở hữu phải ngừng để khám nghiệm đúng thời hạn qui định và phải báo trước 5 ngày cho Thanh tra nồi hơi chịu trách nhiệm khám nghiệm.

2.4. Trường hợp Thanh tra nồi hơi không thể đến được đúng thời hạn, cơ sở sử dụng nồi hơi được quyền thành lập hội đồng kỹ thuật để khám nghiệm.

Kết quả khám nghiệm phải lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hội đồng. Biên bản khám nghiệm phải sao gửi cho cơ quan Thanh tra nồi hơi chậm nhất là 5 ngày sau khi khám nghiệm xong. Kỳ khám nghiệm tiếp theo phải do thanh tra nồi hơi tiến hành.

2.5. Khám nghiệm kỹ thuật bao gồm khám xét bên ngoài, bên trong và thử thủy lực.

2.6. Khám xét bên ngoài và bên trong nhằm mục đích :

a) Đối với nồi hơi mới lắp đặt: để xác định nồi hơi được lắp đặt và trang bị có phù hợp với thiết kế cũng như với tiêu chuẩn TCVN 6006 -1995 và xác định chất lượng lắp đặt để đảm bảo đưa vào vận hành an toàn.

b) Khám nghiệm định kỳ và bất thường nhằm xác định tình trạng kỹ thuật của nồi hơi và đánh giá khả năng làm việc của nồi hơi.

2.7. Khi khám xét bên ngoài và bên trong nồi hơi, cần chú ý phát hiện những khuyết tật sau:

a) các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành nồi hơi; dấu vết rò r hơi, nước tại các mối hàn, mối tán đinh , mối núc ống;

b) Tình trạng cáu cặn, han rỉ, ăn mòn thành kim loại các bộ phận;

c) Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn;

d) Tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt và nhà đặt nồi hơi.

2.8. Thử thủy lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền của các chi tiết nồi và độ kín của các bộ phận nồi hơi. Tiến hành thử thủy lực theo quy định của TCVN 6005 - 1995.

Nồi hơi được thử thủy lực đồng thời với các phụ kiện gắn trên thân nồi.

2.9. Những nồi hơi được chế tạo theo kiểu trọn gói (lắp nhanh) được phép bọc cách nhiệt ngay tại nơi chế tạo. Trong trường hợp này trong hồ sơ xuất xưởng phải có đủ chứng từ kiểm tra kỹ thuật của tất cả các bộ phận chịu áp lực đã được bọc cách nhiệt.

Nếu trong quá trình khám nghiệm phát hiện thấy có những hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các bộ phận chịu áp lực thì buộc phải tháo gỡ lớp cách nhiệt tại vị trí hư hỏng để kiểm tra

Những nồi hơi quy định tại điều này chỉ cần khám xét bên trong và thử thủy lực sau khi lắp đặt xong.

Đối với những vị trí không thể tiến hành khám xét trong khi khám nghiệm kỹ thuật được thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo quy trình của nhà chế tạo. Trong quy trình phải nêu rõ: khối lượng cần kiểm tra, phương pháp và trình tự kiểm tra.

2.10. Thời hạn khám nghiệm kỹ thuật các nồi hơi:

a) khám xét bên ngoài và bên trong hai năm một lần

b) khám xét bên ngoài, bên trong, thử thủy lực: sáu năm một lần. Việc thử thủy lực chỉ được tiến hành sau khi khám xét bên trong và bên ngoài đạt yêu cầu;

a) kiểm tra vận hành của nồi: một năm một lần.

2.11.Chủ sở hữu phải tiến hành tự khám xét bên trong và bên ngoài nồi hơi sau mi lần ngừng nồi để vệ sinh hoặc sửa chữa, nhưng không ít hơn một năm một lần.

Sau mỗi lần mở ba lòng, ống góp hoặc sửa chữa phải thử thủy lực đến áp suất làm việc lớn nhất nếu như việc sửa chữa đó không cần thiết phải tiến hành khám nghiệm bất thường.

2.12. Những trường hợp phải được khám nghiệm bất thường:

a) khi sử dụng lại các nồi hơi đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;

b) khi nồi hơi được cải tạo hoặc đổi chủ sở hữu, hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;

c) khi nắn lại các chỗ phồng, móp hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của nồi hơi như ba lông, ống góp, ống lò, mặt sàng, hộp lửa v.v.

d) khi thay quá 15% đinh giằng hoặc thanh néo của một thành phẳng bất kỳ;

e) sau khi thay ba lông, ống góp, bộ quá nhiệt, bộ giảm ồn, bộ hâm nước;

h) cùng một lúc thay quá 25% tổng số các ống sinh hơi, ống lửa hoặc thay quá 50% tổng số các ống của bộ quá nhiệt, bộ hâm nước;

i) khi tán lại 10 đinh tán liền nhau trở lên hoặc tán lại quá 20% tổng số đinh tán của mối nối;

k)khi chủ sở hữu nồi hơi hay thanh tra nồi hơi có nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của nồi .

Những nguyên nhân dẫn đến việc khám nghiệm bất thường đều phải ghi rõ vào lý lịch của nồi hơi.

2.13. Trước khi tiến hành khám xét bên trong, bên ngoài, nồi hơi cần phải được làm nguội, vệ sinh sạch tro, bụi, xỉ, cáu cặn. Các thiết bị lắp bên trong ba lông phải được tháo gỡ đưa ra ngoài nếu như ảnh hưởng tới việc khám xét.

Khi có nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của thành nồi hơi hoặc các mối hàn nối, thanh tra nồi hơi có quyền yêu cầu chủ sở hữu tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt. Đối với nồi hơi ống lửa có thể yêu cầu tháo gỡ một số ống hoặc toàn bộ ống.

2.14. Khi khám nghiệm kỹ thuật phát hiện những khuyết tật làm giảm độ bền chi tiết của nồi hơi (thành bị mỏng, cái mối nối mòn) thanh tra nồi hơi có quyền giảm thông số của nồi hơi. Việc giảm này phải trên cơ sở tính sức bền theo các số liệu thực tế.

2.15. Khi gặp khó khăn về việc xác định nguyên nhân các khuyết tật đã phát hiện được, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tiến hành các khảo nghiệm cần thiết.

Trong quá trình xác định nguyên nhân, đánh giá khả năng sử dụng nồi hơi phải ngừng hoạt động.

2.16. Khi khám nghiệm kỹ thuật có tiến hành thử cơ tính kim loại của ba lông hoặc các bộ phận chủ yếu khác của nồi, nếu kết quả thử nghiệm cho thấy:

a) đối với các bộ phận chế tạo từ thép các bon, nếu giới hạn bền tạm thời thấp hơn 32kg/mm; hoặc tỷ số giữa giới hạn chảy quy ước (khi biến dạng dư 0,2%) với giới hạn bền tạm thời lớn hơn 0,75; hoặc độ dãn dài tương đối nhỏ hơn 16%, hoc độ dai va đập trên mẫu thử có đầu vát nhọn nhỏ hơn 2,5kg/cm, thì phải đình chỉ sử dụng các bộ phận đó;

b) đối với các bộ phận chế tạo bằng thép hợp kim thì do điều kiện kỹ thuật của nhà máy chế tạo qui định.

2.17. Khi khám nghiệm kỹ thuật, nếu phát hiện thấy vết nứt bề mặt hoặc độ không kín khít tại các mối núc, mối tán đinh nhờ dấu hiệu rò rỉ nước, hơi, đọng muối v.v... cơ sở sử dụng phải tiến hành những hình thức thử nghiệm và phân tích cần thiết trước khi tiến hành sửa cho đến khi không còn hiện tượng trên nữa.

2.18. Kết quả khám nghiệm kỹ thuật phải được ghi vào lý lịch nồi hơi cùng với các thông số vận hành cho phép và thời hạn khám nghiệm tiếp theo.

3. Điều tra sự cố nồi hơi

3.1.các sự cố dẫn tới nồi hơi phải khám nghiệm kỹ thuật bất thường phải được tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý.

Việc điều tra do một hội đồng, được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trong đó Thanh tra nồi hơi phải là một thành viên của hội đồng.

Nếu sự cố gây tai nạn cho người thì việc khai báo điều tra theo đúng chế độ khai báo và điều tra tai nạn lao động hiện hành.

3.2. Chủ sở hữu có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan Thanh tra nhà nước về an toàn lao động bằng phương tiện thông tin nhanh nhất về những sự cố, sự cố gây tai nạn quy định tại điều 3.1 của tiêu chuẩn này, và chịu trách nhiệm về kinh phí trong suốt quá trình điều tra.