Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5269:1990 về mật ong tự nhiên - phương pháp xác định hàm lượng đường sacaroza ban hành bởi Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1990)
- Số hiệu văn bản: TCVN 5269:1990
- Loại văn bản: TCVN/QCVN
- Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Ngày ban hành: 31-12-1990
- Ngày có hiệu lực: 01-01-1970
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 20053 ngày (54 năm 11 tháng 13 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5269 : 1990
MẬT ONG TỰ NHIÊN
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG SACAROZA
Lời nói đầu
Cơ quan biên soạn: Công ty Ong Trung ương
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm
Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nước
Quyết định ban hành số 733/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1990
TCVN 5269 : 1990
MẬT ONG TỰ NHIÊN
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG SACAROZA
Honey determination of suerose content
1. Khái niệm: theo TCVN 5260-90
2. Lấy mẫu: theo TCVN 5261-90
3. Phương pháp xác định
3.1. Nguyên tắc: theo TCVN 5266 – 90 mục 3.1.1.
Xác định hàm lượng đường sacaroza dựa trên việc xác định hiệu số giữa hàm lượng đường khử trước và sau khi thuỷ phân mật ong.
3.2. Dụng cụ và hoá chất theo TCVN 5266-90 mục 3.1.2. và thêm:
- Axit clohydric KCl (d=1,19)
- Natri hydroxit NAOH dung dịch 25% và 0,1N
- Phenolphtalein 1% trong cồn 600 hoặc metyl da cam.
3.3. Xác định hàm lượng đường khử tự do, (theo TCVN 5266-90 mục 3.1.3)
3.3.1. Xác định hàm lượng đường khử tổng số:
Lấy 20ml dung dịch A (TCVN 5266-90 mục 3.1.3) cho vào bình định mức dung tích 200ml cho thêm 20ml nước cất và 5ml axit sunfuric đậm đặc. Đặt lên bếp cách thuỷ ở nhiệt độ 67 - 700C trong 5 phút, làm nguội dung dịch và trung hoà bằng natrihydroxit 25%, dùng chỉ thị metyl da cam hoặc phenolphtalein 1%. Thêm nước cất đến vạch mức và lắc kỹ (dung dịch C). Sau đó làm như TCVN 5266-90 mục 3.1.3 (thay dung dịch B bằng dung dịch C) để tìm hàm lượng đường chuyển hoá (a2) sau thuỷ phân có trong 5ml dung dịch mật ong.
3.3.2. Xử lý kết quả
Hàm lượng đường khử tổng số (X2), tính bằng % khối lượng theo công thức:
Trong đó:
a2 - Khối lượng đường chuyển hoá sau thuỷ phân, tính theo bảng Bertrand, ng. (theo bảng 1, TCVN 5266-90)
V1 - Thể tích bình định mức chứa dung dịch A, ml
V3 - Thể tích bình định mức chứa dung dịch C, ml
10 - Thể tích dung dịch A đem pha, ml
20 - Thể tích dung dịch B đem thuỷ phân, ml. m - Khối lượng mật ong mẫu, g
1000 - Hệ số đổi ra mg
Hàm lượng đường Sacaroza (X) trong mật ong, tính bằng % khối lượng, theo công thức:
X = (X2 – X1).0,95
Trong đó:
X1 - Hàm lượng đường khử tự do, tính bằng % khối lượng (TCVN 5266-90 mục 3.4)
0,95 - Hệ số từ chuyển đổi từ đường khử ra đường Sacaroza.
Kết quả là trung bình cộng của ít nhất 2 lần thử đồng thời, có sai lệch giá trị không quá 0,2%.