cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 319/2016/TT-BTC ngày 13/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định việc xử lý chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 sang năm 2017

  • Số hiệu văn bản: 319/2016/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 13-12-2016
  • Ngày có hiệu lực: 13-12-2016
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 26-06-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1291 ngày (3 năm 6 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 26-06-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 26-06-2020, Thông tư số 319/2016/TT-BTC ngày 13/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định việc xử lý chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 sang năm 2017 bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 38/2020/TT-BTC ngày 12/05/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và ngân sách nhà nước”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 319/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016 SANG NĂM 2017

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước s 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện quy định tại điểm b khoản 10 Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;

Bộ trưng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc xử lý chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 sang năm 2017.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc xử lý chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 sang năm 2017.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước;

2. Các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội;

3. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao;

4. Các đơn vị sự nghiệp công lập;

5. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Chuyển nguồn đối với số dư dự toán tại đơn vị sử dụng ngân sách

Đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2017, số dư dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án (gọi là số dư dự toán) không được chi tiếp và bị hủy bỏ, trừ các trường hợp:

1. Số dư dự toán các trường hợp được chuyển sang năm sau chi tiếp theo chế độ quy định (cơ quan có thẩm quyền không phải xét chuyển), gồm:

a) Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; kinh phí đảm bảo hoạt động của Kho bạc Nhà nước từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Quyết định số 54/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí giao tự chủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ nguồn thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 29/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí được trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí chưa chi của các tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ;

b) Kinh phí giao tự chủ của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;

c) Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án, đề tài được cấp có thẩm quyền giao hoặc hợp đồng ký kết với chủ nhiệm chương trình;

d) Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở; kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo và kinh phí bảo trợ xã hội được tiếp tục sử dụng theo chế độ quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành;

đ) Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu được cấp có thẩm quyền giao bổ sung trong năm 2016.

2. Số dư dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trái phiếu Chính phủ, gồm:

a) Vốn đầu tư các dự án được cấp có thẩm quyền giao bổ sung sau ngày 30 tháng 6 năm 2016 thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

b) Vốn đầu tư các dự án đặc thù được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2017.

3. Số dư dự toán kinh phí ngân sách của các trường hợp được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho chi tiếp vào năm 2017.

a) Đối tượng được xét chuyển, gồm:

- Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền giao bổ sung sau ngày 30 tháng 6 năm 2016 (không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc); trừ các khoản kinh phí cơ quan có thẩm quyền không phải xét chuyển nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.

- Kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, phòng trừ dịch bệnh;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chế độ yêu cầu chỉ được thanh toán đủ khi có kết quả nghiệm thu sản phẩm và thanh lý hợp đồng;

- Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng ký trước ngày 31 tháng 12 năm 2016;

- Chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia;

- Vốn đối ứng (kinh phí thường xuyên) các dự án ODA, viện trợ không hoàn lại;

- Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Các trường hợp cần thiết khác.

b) Về thẩm quyền xét chuyển nguồn:

- Đối với ngân sách trung ương, căn cứ đề nghị của các Bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan tài chính được ủy quyền xem xét, quyết định đối với ngân sách các cấp ở địa phương.

4. Các khoản vốn viện trợ không hoàn lại đã xác định được nhiệm vụ chi cụ thể thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Điều 4. Xử lý chuyển nguồn đối với số dư dự toán tại cấp ngân sách, dự toán chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

Việc xử lý chuyển nguồn số dư dự toán tại các cấp ngân sách; dự toán chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Điều 5. Xử lý số dư tạm ứng, số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách

Việc xử lý chuyển nguồn đối với số dư tạm ứng (gồm cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) và số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Điều 6. Thủ tục, trình tự, thời hạn xét chuyển

Về thủ tục, trình tự, thời hạn xem xét xử lý số dư dự toán, dư tạm ứng, dư tài khoản tiền gửi thực hiện theo Thông tư s108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Riêng đối với các dự án đặc thù được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2017 nêu tại điểm b khoản 2 Điều 3, trước ngày 15 tháng 3 năm 2017, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với từng dự án cụ thể.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Bãi bỏ nội dung quy định tại điểm b khoản 3 mục I Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về số dư dự toán của các trường hợp được chuyển sang năm sau chi tiếp theo chế độ quy định (cơ quan có thẩm quyền không phải xét chuyển) đối với các loại kinh phí sau:

- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam các cấp;

- Kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa - nghệ thuật, báo chí (không bao gồm kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên);

- Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý;

- Kinh phí phân giới, tôn tạo và cắm mốc biên giới;

- Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Kinh phí giải thưng báo chí quốc gia;

- Các khoản kinh phí khác được phép tiếp tục sử dụng theo chế độ quy định.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ NSNN (
500b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Hunh Quang Hải