cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 16BBCVT-KHTC ngày 06/01/2004 Ngày 06/01/2004 của Bộ Bưu chính viễn thông về việc hướng dẫn triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 16BBCVT-KHTC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Bộ Bưu chính, Viễn thông
  • Ngày ban hành: 06-01-2004
  • Ngày có hiệu lực: 06-01-2004
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-04-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1931 ngày (5 năm 3 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-04-2009
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-04-2009, Công văn số 16BBCVT-KHTC ngày 06/01/2004 Ngày 06/01/2004 của Bộ Bưu chính viễn thông về việc hướng dẫn triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 501/QĐ-BTTTT ngày 20/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hết hiệu lực pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16 BBCVT-KHTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 1 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

 217/2003/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi:

- Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
- Các ISP, IXP, OSP

 

Ngày 27 tháng 10 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Để các doanh nghiệp triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thống nhất và thuận lợi, Bộ Bưu chính, Viễn thôn hướng dẫn thực hiện một số điểm liên quan tới thẩm quyền quy định giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp bưu chính, viễn thông như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ:

Trên cơ sở phương án giá cước do Bộ Bưu chính, Viễn thông trình sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, quyết định giá cước dịch vụ:

a. Thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram

b. Thuê bao điện thoại nội hạt và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao.

Trong khi chưa có quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ, giá cước đối với hai dịch vụ này được áp dụng như sau:

- Mức cước thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram được thực hiện theo Quyết định số: 810/2000/QĐ-TCBĐ ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Tổng cục Bưu điện.

- Cước Thuê bao điện thoại nội hạt và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao được thực hiện theo quyết định số 809/2000/QĐ-TCBĐ ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Tổng cục Bưu điện.

(Mức cước đối với hai dịch vụ này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và uỷ quyền cho Tổng cục Bưu điện trước đây ra quyết định tại văn bản số 820/CP-KTKH ngày 8 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về điều hành cước bưu chính, viễn thông).

2. Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính quyết định:

a. Giá cước các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng.

b. Giá cước các dịch vụ viễn thông công ích.

Giá cước các dịch vụ này sẽ được Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn sau, khi các Nghị định quy định chi tiết thai hành Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan được ban hành quy định rõ định nghĩa, phân loại dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng, dịch vụ viễn thông công ích. Trước mắt các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các quyết định liên quan đến các dịch vụ mang tính chất công ích. Đầu nối hoà mạng theo Quyết định số 748/1998/QĐ-TCBĐ ngày 18 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục Bưu điện; - Liên lạc nội hạt tại điểm công cộng theo Quyết định số 751/1998/QĐ-TCBĐ ngày 8 tháng 12 năm 1998 và Quyết định số 741/1998/QĐ-TCBĐ ngày 8 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục Bưu điện: - Trung kế nội hạt theo Quyết định số 861/2000/QĐ-TCBĐ ngày 28 tháng 09 năm 2000 của Tổng cục Bưu điện.

3. Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông:

3.1. Quy định giá cước dịch vụ đối với doanh nghiệp như được nêu tại điểm đ, e, g Khoản 2 Điều 4 Quyết định 217/2003/QĐ-TTg bao gồm:

a. Cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.

Hiện tại cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông được thực hiện theo Quyết định số 148/2003/QĐ-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ngày 26 tháng 8 năm 2003.

b. Cơ chế quản lý giá cước thương lượng quốc tế giữa các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông Việt Nam và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông nước ngoài.

- Cước thương lượng quốc tế đối với các dịch vụ điện thoại quốc tế mạng PSTN và điện thoại IP quốc tế chiều đến Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 101/2003/QĐ-BBCVT và Quyết định số 102/2003/QĐ-BBCVT ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.

- Cước đầu cuối bưu chính được thực hiện theo các quy định hiện hành và theo quy định của Liên minh Bưu chính thế giới UPU.

c. Giá cước dịch vụ thuê kênh, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bán lại dịch vụ.

Trong khi chưa có quy định khác, các doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ thuê kênh cung cấp dịch vụ thuê kênh cho các doanh nghiệp khác với mức giá không kém ưu đãi hơn so với mức giá áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ.

3.2. Quy định khung giá cước dịch vụ chuyển phát thư

3.3. Đối với các dịch vụ bưu chính, trong khi chờ xác định các dịch vụ bưu chính dành riêng và thành lập Bưu chính Việt Nam, trước mắt tạm thời thực hiện như sau:

+ Đối với các dịch vụ bưu phẩm trong nước: Các doanh nghiệp bưu chính tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 810/2000/QĐ-TCBĐ ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Tổng cục Bưu điện. Trong đó các mức cước quy định tại quyết định trên được coi là mức cước chuẩn (các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bưu chính quy định mức cước cụ thể các dịch vụ bưu chính trong nước khác có liên quan theo tỷ lệ hợp lý). Đối với dịch vụ học phẩm người mù, hoả tốc, hẹn giờ, các mức cước quy định tại quyết định trên vẫn được áp dụng cho đến khi có quy định khác.

+ Đối với các dịch vụ bưu chính quốc tế: Doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế tiếp tục thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 759/1998/QĐ-TCBĐ ngày 8 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục Bưu điện.

3.4. Quy định giá cước dịch vụ viễn thông áp dụng đối với người sử dụng của doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế đối với dịch vụ đó [Doanh nghiệp có thị phần khống chế là doanh nghiệp chiếm thị phần doanh thu hoặc lưu lượng (do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định theo từng thời kỳ) lớn hơn 30% tổng doanh thu hoặc tổng lưu lượng đối với loại hình dịch vụ trên địa bàn cung cấp dịch vụ và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp khác.]

Căn cứ tình hình thực tế thị trường năm 2003: Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố danh mục các dịch vụ và doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hiện nay đối với các dịch vụ đó (được xác định theo doanh thu) tại Phụ lục I. Định kỳ hàng năm căn cứ tình hình thị trường, trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với từng loại dịch vụ của doanh nghiệp và trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp, Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung danh mục nêu tại Phụ lục I.

Việc triển khai quản lý giá cước đối với dịch vụ và doanh nghiệp trong danh mục tại Phụ lục I được thực hiện như sau:

a. Đối với các dịch vụ hiện đang do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định giá cước: Các mức cước vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định hiện hành. Các doanh nghiệp nêu trong Phụ lục I có quyền trình Bộ Bưu chính, Viễn thông các phương án giá cước đối với các dịch vụ nêu tại Phụ lục 1 do doanh nghiệp cung cấp để Bộ Bưu chính, Viễn thông  xem xét ra quyết định ban hành.

b. Đối với các dịch vụ hiện đang do doanh nghiệp quy định giá cước theo quy định tại Quyết định 99/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 03/1999/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện, nay theo quy định mới sẽ do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định giá cước thị Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ ban hành các quyết định thay thế các quyết định này. Nếu có nhu cầu sửa đổi, bổ sung doanh nghiệp cần xây dựng phương án trình Bộ Bưu chính, Viễn thông để xem xét quyết định.

c. Doanh nghiệp có thị phần khống chế đối với một dịch vụ nào đó khi có nhu cầu điều chỉnh, thay đổi giá cước cần xây dựng phương án cụ thể trình Bộ Bưu chính, Viễn thông để xem xét quyết định. Hồ sơ phương án cần được gửi về Bộ Bưu chính, Viễn thông ít nhất là trước thời hạn dự kiến ban hành 20 ngày làm việc, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ phương án, Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ có ý kiến thẩm định thông báo cho doanh nghiệp.

4. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông:

4.1. Quyết định giá cước cụ thể đối với các dịch vụ do Nhà nước quy định giá cước chuẩn hoặc khung giá cước.

4.2. Quyết định giá cước các dịch vụ không nêu tại Mục 1, 2 và 3 của văn bản này.

4.3. Quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông được nêu trong Phụ lục 1 mà doanh nghiệp không nắm thị phần khống chế.

4.4. Khi tự quyết định giá cước theo thẩm quyền, các doanh nghiệp cần: Tuân thủ các căn cứ quy định giá cước nêu tại khoản 1, Điều 3 của quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Không được bán phá giá theo tinh thần của Pháp lệnh giá (bán thấp hơn giá thành hoặc bán với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường), làm biến động ảnh hưởng không tốt đến thị trường dịch vụ, gây thiết hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh khác và đến lới ích của Nhà nước; Thực hiện hạch toán riêng dịch vụ, tách bạch mạng lưới kinh doanh và chuyên dùng, dùng riêng; Thông báo cho Bộ Bưu chính, Viễn thông khi ra các quyết định.

4.5. Riêng đối với các dịch vụ viễn thông nêu tại Phụ lục I, các doanh nghiệp có trách nhiệm có trách nhiệm đăng ký giá thành dịch vụ với Bộ Bưu chính, Viễn thông 06 tháng một lần. Đồng thời trước khi ban hành quyết định giá cước theo thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông ít nhất là 10 ngày làm việc trước khi quyết định giá cước của doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Nội dung thông báo giá cước gồm: Công văn do thủ trưởng doanh nghiệp ký, đóng dấu, trong đó mô tả rõ nội dung dịch vụ, tên gọi và thương hiệu (nếu có), thời gian dự kiến bắt đầu áp dụng mức giá cước; Thuyết minh nêu rõ căn cứ, tnhs toán hình thành giá dịch vụ: Dự thảo quyết định ban hành giá cước của doanh nghiệp.

Trong trường hợp thông báo giá cước của doanh nghiệp không đầy đủ hoặc không phù hợp, thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về các vấn đề trên để các doanh nghiệp có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Bưu chính, Viễn thông để giải quyết.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Đình Lâm

 

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHIẾM THỊ PHẦN KHỐNG CHẾ MÀ GIÁ CƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG DO BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG QUY ĐỊNH
(Kèm theo công văn số 16/BBCVT-KHTC ngày 6 tháng 1 năm 2004)

STT

Loại dịch vụ

Doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định giá cước đối với người sử dụng

1

Điện thoại đường dài trong nước:

- PSTN

- Điện thoại IP

 

VNPT

VNPT

2.

Điện thoại quốc tế:

- PSTN

- Điện thoại IP

 

VNPT

VNPT, Viettel

3.

Dịch vụ cho thuê kênh:

- Quốc tế

- Liên tỉnh

- Nội tỉnh

- Nội hạt

 

VNPT

VNPT

VNPT

VNPT

4.

Các dịch vụ của mạng điện thoại di động (cả trả trước và trả sau gồm: Cước hoà mạng, cước thuế bao, cước thông tin điện thoại).

VNPT

5.

Dịch vụ Internet:

- Dịch vụ kết nối Internet (IXP)

- Dịch vụ truy nhập Internet (ISP)

 

VNPT

VNPT

6.

Dịch vụ Inmarsat

VNPT, Vishipel