cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn về việc hướng dẫn đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc trong hệ thống NHNN

  • Số hiệu văn bản: 413/NHNN-KTTC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước
  • Ngày ban hành: 07-05-2001
  • Ngày có hiệu lực: 07-05-2001
  • Tình trạng hiệu lực: Không xác định
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 413/NHNN-KTTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2001

 

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 413/NHNN-KTTC NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ĐẤU THẦU MUA SẮM ĐỒ DÙNG, VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆNLÀM VIỆC TRONG HỆ THỐNG NHNN

Kính gửi:

- Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố;
- Cục Quản trị Ngân hàng Nhà nước;
- Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Cục công nghệ tin học ngân hàng;
- Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế,

Ngày 29/12/2000 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 121/2000/TT-BTC "Hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước", để các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện thống nhất, đảm bảo có hiệu quả trong mua sắm tài sản, phương tiện làm việc... (sau đây gọi chung là hàng hóa), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số nội dung chủ yếu của Thông tư 121/2000/TT-BTC như sau:

1- Mua sắm trực tiếp: Đối với việc mua sắm hàng hóa có đơn giá hoặc tổng giá trị dưới 100 triệu đồng, thủ tướng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước sử dụng hình thức mua sắm trực tiếp đảm bảo phù hợp, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về việc mua sắm của mình. Hình thức mua sắm trực tiếp thực hiện theo quy định tại điểm 2 Mục III Thông tư 121/2000/TT-BTC.

2- Chào hàng cạnh tranh: thực hiện đối với các trường hợp mua hàng hóa có đơn giá hoặc tổng giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng cho một lần mua sắm (một gói thầu), đây là hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa trên cơ sở chào hàng của các nhà thầu. Hình thức chào hàng cạnh tranh phải đảm bảo:

- Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng (thông báo mời thầu) của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước mời thầu phải đưa ra các tiêu chuẩn hàng hóa định mua: số lượng, khối lượng, đặc điểm, quy cách, tính năm, nước sản xuất v.v... Trong trường hợp không đủ số lượng nhà thầu theo yêu cầu thì các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết đinh. Việc gửi chào hàng có thể thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.

- Khi mua hàng, đơn vị mua (đơn vị NHNN mời thầu) phải so sánh với nội dung của thông báo mời thầu để đánh giá loại hàng hóa có cùng chủng loại, tiêu chuẩn hoặc đồng bộ để xem xét nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu và có giá bỏ thầu thấp nhất sẽ duyệt mua. Trường hợp chào hàng khác nhau, quy cách khác nhau thì không được chấp nhận mua.

3- Đầu thầu: Tất cả các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi mua sắm hàng hóa có đơn giá hoặc tổng giá trị từ 200 (hai trăm) triệu đồng trở lên cho một lần mua sắm (một gói thầu) đều phải thực hiện theo phương thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa.

3.1- Hình thức đấu thầu:

- Đầu thầu rộng rãi: là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu mua sắm hàng hóa. Số lượng nhà thầu tối thiểu là 5 nhà thầu đủ năng lực. Trong trường hợp không đủ số lượng nhà thầu theo yêu cầu thì các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết đinh. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiên, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

- Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu (tối thiểu là 3) có đủ năng lực tham dự, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Danh sách nhà thầu tham dự phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện:

+ Chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;

+ Theo yêu cầu của bên tài trợ nguồn vốn thực hiện việc mua sắm;

+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

3.2- Điều kiện thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa: Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chỉ được tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Có kế hoạch mua sắm hàng hóa đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt.

- Hồ sơ mời thầu được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.3- Tiêu chuẩn đối với nhà thầu và hàng hóa cần mua sắm qua đấu thầu:

- Chọn các nhà thầu tham gia dự thầu phải có đủ các điều kiện đã quy định tại điểm 3 Mục II Thông tư.

- Đơn vị NHNN mời thầu phải đưa ra các tiêu chuẩn hàng hóa cần mua sắm cho các nhà thầu: hàng hóa phải cùng chủng loại, tính chất, tính năng, đặc điểm, quy cách v.v... để có cơ sở khi đánh giá, xếp hạng nhà thầu, nhằm thực hiện tính cạnh tranh, khách quan, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế hàng hóa khi mua sắm.

3.4- Trình tự tổ chức đấu thầu mua sắm hàng hóa: thực hiện theo quy định hiện hàng.

4- Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Việc chỉ định thầu do thống đốc NHNN phê duyệt. Khi mua hàng hóa theo hình thức chỉ định thầu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quyết định chỉ định nhà thầu có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời.

4.1- Đối với những gói thầu có giá trị dưới một tỷ đồng được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

- Gói thầu theo yêu cầu của cơ quan tài trợ, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quyết định chỉ định thầu trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ và các cơ quan có liên quan khác;

- Hàng hóa do doanh nghiệp trong nước độc quyền sản xuất và có giá bán thống nhất trong cả nước (như: khi mua xe ôtô sản xuất trong nước; thiết bị sản xuất trong nước có đăng ký bản quyền và có giá bán thống nhất trong cả nước, không khống chế về giá trị gói thầu);

- Hàng hóa do hãng (công ty) nước ngoài độc quyền sản xuất, đồng thời có độc quyền phân phối tiêu thụ tại Việt Nam.

- Các gói thầu có tính chất đặc biệt, là hàng hóa có liên quan chặt chẽ tới các hàng hóa khác đã được một nhà thầu cung cấp và có bằng chứng chứng minh rằng chỉ có nhà thầu đó mới có thể thực hiện gói thầu với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý nhất.

4.2- Trường hợp giá trị gói thầu từ 1 (một) tỷ đồng trở lên, nếu thấy cần thiết phải chỉ định thầu thì Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản gửi Bộ Tài chính để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Nguyễn Thị Kim Phụng

(Đã ký)