Công văn số 157/1998/CV-NHNN7 ngày 23/02/1998 Của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện Điều 5 Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 157/1998/CV-NHNN7
- Loại văn bản: Công văn
- Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Ngày ban hành: 23-02-1998
- Ngày có hiệu lực: 23-02-1998
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 626 ngày (1 năm 8 tháng 21 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-11-1999
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/1998/CV-NHNN7 | Hà Nội, ngày 23 tháng 2 năm 1998 |
CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 157/1998/CV-NHNN7 NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 1998 VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU 5 QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/1998/QĐ-TTG
Kính gửi: Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ
Ngày 14/2/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg về một số biện pháp quản lý ngoại tệ. Trong khi chờ ban hành Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước thi hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Để đảm bảo thực hiện kịp thời việc bán ngoại tệ theo quy định tại Điều 5 Quyết định nói trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ phải niêm yết công khai văn bản này, thông báo và hướng dẫn ngay cho khách hàng có tài khoản tiền gửi ngoại tệ mở tại Ngân hàng mình thực hiện việc bán ngoại tệ như sau:
I. KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ (KHÔNG BAO GỒM DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NẰM NGOÀI DANH MỤC: SẢN XUẤT HÀNG THAY THẾ, HÀNG NHẬP KHẨU THIẾT YẾU, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG, CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI):
1. Để xác định số ngoại tệ phải bán, chậm nhất đến ngày 27/2/1998 khách hàng phải lập và gửi báo cáo (theo mẫu đính kèm) cho Ngân hàng nơi mở tài khoản. Báo cáo gồm những nội dung chính như sau:
(A) Số dư trên từng tài khoản (kể cả tài khoản mở tại các Ngân hàng khác) và tổng số dư trên các tài khoản tiền gửi ngoại tệ vào thời điểm lập báo cáo.
(B) Số ngoại tệ đã mua kỳ hạn (nếu có) với Tổ chức tín dụng mà kỳ hạn thanh toán đến ngày 31/3/1998.
(C) Nhu cầu chi ngoại tệ kể từ ngày lập báo cáo đến ngày 31/3/1998, bao gồm: thanh toán nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, trả nợ vay đến hạn, chuyển vốn, lợi nhuận về nước, trả lương, thưởng, phụ cấp khác, nộp thuế, phí, lệ phí, chuyển vốn đầu tư về nước, cử cán bộ ra nước ngoài công tác, khảo sát, nghiên cứu, học tập và các chi phí khác được pháp luật cho phép. Dự kiến sử dụng số dư trên từng tài khoản ở các Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu chi nói trên.
(D) Số ngoại tệ từ vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay và tài trợ dự án từ nước ngoài chưa sử dụng còn để lại trên các tài khoản.
Số ngoại tệ phải bán = (A + B) - (C + D)
2. Căn cứ vào báo cáo của khách hàng, các Ngân hàng kiểm tra, tính toán và thực hiện việc mua bán ngoại tệ trước ngày 28/2/1998. Trường hợp, đến 31/3/1998, khách hàng không sử dụng hết số ngoại tệ cho nhu cầu chi như đã kê khai trong báo cáo thì ngân hàng sẽ mua số ngoại tệ đó.
3. Khách hàng có thể bán số ngoại tệ phải bán nêu tại điểm 1 cho Ngân hàng nơi mở tài khoản hoặc các Tổ chức tín dụng khác.
4. Đến ngày 28/2/1998, nếu khách hàng không có báo cáo thì được xem như không có nhu cầu chi ngoại tệ và Ngân hàng sẽ thực hiện việc mua số ngoại tệ có trên tài khoản của khách hàng bằng cách chuyển thành đồng Việt Nam (VNĐ) và ghi có vào tài khoản nội tệ của khách hàng.
5. Trường hợp khách hàng có nhiều tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nhiều Ngân hàng thì kê khai chi tiết theo mẫu báo cáo, gửi cho các ngân hàng nơi mở tài khoản và thực hiện việc bán ngoại tệ theo nội dung đã kê khai.
II. KHÁCH HÀNG LÀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH - SỰ NGHIỆP,TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI.
1. Các cơ quan hành chính - sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng phải bán toàn bộ số ngoại tệ có trên tài khoản cho các tổ chức tín dụng. Việc bán ngoại tệ phải thực hiện xong trước ngày 28/2/1998. Sau ngày 28/2/1998, nếu có phát sinh thu ngoại tệ, các khách hàng được mở tài khoản để tiếp nhận nguồn ngoại tệ và trong thời gian 7 ngày làm việc phải bán toàn bộ số ngoại tệ thu được cho ngân hàng nơi mở tài khoản. Các đối tượng nói trên có nguồn thu ngoại tệ thường xuyên theo quy định của pháp luật như thu thuế, phí, lệ phí... hoặc có nguồn thu ngoại tệ định kỳ hàng tháng được giữ lại trên tài khoản số ngoại tệ tối đa tương đương 1.000USD (Một ngàn đôla Mỹ)
2. Đối với số thu ngoại tệ do Bộ Tài chính quản lý được thực hiện như sau:
a. Quỹ dự trữ ngoại tệ tập trung của Nhà nước: Bộ Tài chính được mở tài khoản và được giữ lại toàn bộ số ngoại tệ có trên tài khoản và sử dụng theo quy định của Chính phủ.
b. Nguồn thu ngoại tệ của Ngân sách: Bộ Tài chính lập kế hoạch kế hoạch chi ngoại tệ của Chính phủ trong năm 1998 và thực hiện việc bán số ngoại tệ vượt kế hoạch chi cho Ngân hàng Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH NGOẠI TỆ:
1. Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai giá mua, bán ngoại tệ hàng ngày theo quy định. Việc niêm yết giá phải coi như một cam kết để thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng.
2. Đối với khách hàng gửi ngoại tệ có kỳ hạn phải bán trước khi đến hạn thì Ngân hàng phải trả tiền lãi theo mức lãi xuất của kỳ hạn đã gửi tính trên số ngoại tệ đã mua và số ngày gửi thực tế.
3. Tổ chức tín dụng đã mua ngoại tệ của khách hàng, trong thời gian 6 tháng kể từ ngày mua, nếu khách hàng có nhu cầu chi trả cho các giao dịch phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối, tổ chức tín dụng có trách nhiệm bán cho khách hàng số ngoại tệ tối thiểu tương ứng với số ngoại tệ khách hàng đã bán.
4. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn và hoán đổi phải thực hiện việc mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn và hoán đổi theo quy định để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5. Tổ chức tín dụng khi thực hiện việc mua - bán ngoại tệ theo văn bản này phải tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về trạng thái ngoại tệ, trạng thái đồng Việt Nam và tỷ giá mua - bán ngoại tệ.
6. Tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước - Vụ Quản lý ngoại hối - chậm nhất đến ngày 10/3/1998 về nhu cầu chi ngoại tệ của khách hàng đến ngày 31/3/1998 và số ngoại tệ đã mua được của khách hàng đến ngày 28/2/1998.
7. Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định trong công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo ngay với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp giải quyết kịp thời.
| Lê Đức Thuý (Đã ký) |
MẪU BÁO CÁO
Tên đơn vị báo cáo
Nơi nhận: Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ
(Báo cáo gửi trước ngày 28/2/1998)
BÁO CÁO NHU CẦU CHI NGOẠI TỆ ĐẾN 31/3/1998
I. CÁC TÀI KHOẢN TIỀN GỬI NGOẠI TỆ:
1. Có bao nhiêu tài khoản tiền gửi ngoại tệ:
- Số lượng tài kkoản.
- Ngân hàng nơi mở tài khoản.
- Số hiệu tài khoản.
- Số dư ngoại tệ trên tài khoản đến ngày lập báo cáo.
- Kỳ hạn của từng khoản tiền gửi, ngày đến hạn.
- Số ngoại tệ không phải bán: vốn pháp định (của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay và tài trợ dự án từ nước ngoài bằng ngoại tệ chưa sử dụng có trên tài khoản.
- Tổng số dư ngoại tệ trên tất cả các tài khoản này đến ngày lập báo cáo.
- Tổng số vốn vay nước ngoài bằng ngoại tệ có trên các tài khoản.
Ví dụ:
Có 2 tài khoản tiền gửi ngoại tệ.
Tài khoản 1:
Mở tại Ngân hàng:
Số hiệu:
Số dư đến ngày lập báo cáo:
Kỳ hạn gửi tiền: Ngày đến hạn:
Số ngoại tệ không phải bán:
- Vốn pháp định (FDI):
- Vốn ODA:
- Vốn vay nước ngoài:
- Vốn tài trợ dự án từ nước ngoài
Tài khoản 2:
Mở tại Ngân hàng:
Số hiệu:
Số dư đến ngày lập báo cáo:
Kỳ hạn gửi tiền: Ngày đến hạn:
Số ngoại tệ không phải bán:
- Vốn pháp định (FDI):
- Vốn ODA:
- Vốn vay nước ngoài:
- Vốn tài trợ dự án từ nước ngoài.
Tổng số dư trên các tài khoản: (Tài khoản 1) + (Tài khoản 2)
Tổng số ngoại tệ có trên tài khoản không phải bán:
(Số không phải bán trên tài khoản 1) + (Số không phải bán trên tài khoản 2)
2. Tổng số ngoại tệ đã ký hợp đồng mua kỳ hạn với các tổ chức tín dụng có thời hạn đến 31/3/1998:
- Tên Tổ chức tín dụng bán.
- Số ngoại tệ mua theo hợp đồng.
- Tổng số ngoại tệ đã mua.
Ví dụ:
Có 2 hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn:
Hợp đồng 1
Tên tổ chức tín dụng bán: Số lượng ngoại tệ đã mua:
Ngày đến hạn:
Hợp đồng 2:
Tên tổ chức tín dụng bán: Số lượng ngoại tệ đã mua:
Ngày đến hạn:
Tổng số ngoại tệ đã mua kỳ hạn
(Số đã mua của Hợp đồng 1) + (Số đã mua của Hợp đồng 2)
II. NHU CẦU CHI NGOẠI TỆ ĐẾN 31/3/1998.
Đến 31/3/1998 có bao nhiêu khoản chi ngoại tệ phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối: Liệt kê danh mục chi, số lượng ngoại tệ cần chi, ngày thanh toán, tổng nhu cầu chi.
Ví dụ: Có 4 khoản chi:
1. Thanh toán nhập khẩu hàng hoá:
Số lượng chi
Ngày thanh toán
2. Thanh toán dịch vụ với nước ngoài:
Số lượng chi
Ngày thanh toán
3. Trả nợ vay bằng ngoại tệ đến hạn
Số lượng chi
Ngày thanh toán
4. Trả lương, thưởng phụ cấp khác bằng ngoại tệ
Số lượng chi
Ngày thanh toán
Tổng số lượng chi đến ngày 31/3/1998: Cộng số lượng chi của 4 khoản phải chi nói trên
III. SỐ NGOẠI TỆ PHẢI BÁN CHO TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Tổng số ngoại tệ phải bán cho tổ chức tín dụng trước ngày 28/2/1998 được tính như sau;
Đơn vị tính toán các số liệu:
(A) Tổng số dư trên các tài khoản tiền gửi ngoại tệ vào thời điểm lập báo cáo.
(B) Tổng số ngoại tệ đã mua kỳ hạn với Tổ chức tín dụng mà kỳ hạn thanh toán trước ngày 1/4/1998.
(C) Tổng nhu cầu chi ngoại tệ kể từ ngày lập báo cáo đến ngày 31/3/1998 như thanh toán nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, trả nợ vay đến hạn, chuyển vốn lợi nhuận về nước, trả lương, thưởng, phụ cấp khác, nộp thuế, phí, lệ phí, chuyển vốn đầu tư về nước, cử cán bộ ra nước ngoài công tác, khảo sát, nghiên cứu, học tập và các chi phí khác được pháp luật cho phép.
(D) Tổng số ngoại tệ không phải bán: vốn pháp định (của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay và tài trợ dự án từ nước ngoài chưa sử dụng còn để lại trên các tài khoản.
Số ngoại tệ phải bán = (A + B) - (C + D)
2. Trong tổng số ngoại tệ phải bán, đơn vị bán số tiền trên tài khoản nào, số lượng là bao nhiêu.
3. Đơn vị dự định bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng nào (có thể một hoặc nhiều Tổ chức tín dụng)
Đơn vị tự tính toán các số liệu và cam đoan các nội dung nêu trên là đúng. Nếu sai đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Nơi gửi:
- Các Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ.
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở.
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương nơi Ngân hàng đơn vị mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ đóng trụ sở.