cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 5009/LĐTBXH-CS ngày 18/11/1994 Của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc kế hoạch triển khai tiếp sau khi tập huấn sổ lao động (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 5009/LĐTBXH-CS
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 18-11-1994
  • Ngày có hiệu lực: 18-11-1994
  • Tình trạng hiệu lực: Không xác định
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5009/LĐTBXH-CS

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 1994

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 5009/LĐTBXH-CS NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 1994 VỀ VIỆC KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TIẾP SAU KHI TẤP HUẤN SỔ LAO ĐỘNG

Kính gửi: Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố

 

Tại Công văn số 2199/CSLĐVL-CV ngày 11-6-1994 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai thực hiện cấp sổ lao động đối với các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nay Bộ hướng dẫn một số việc làm tiếp sau khi tập huấn sổ lao động:

1. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở soạn thảo tờ trình kèm theo Quyết định hoặc chỉ thị của Uỷ ban Nhân dân để trình Uỷ ban nhân dân về việc triển khai cấp sổ lao động cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

- Việc cấp sổ lao động cho người lao động được triển khai trên phạm vi rộng, rất phức tạp và phải thực hiện đúng các quy định, quy trình về cấp sổ lao động, do vậy phải được Uỷ ban nhân dân và các ban, ngành quan tâm, tạo điều kiện cho việc tiến hành cấp sổ lao động được thuận lợi.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Uỷ ban Nhân dân chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và Liên đoàn Lao động tổ chức triển khai thực hiện.

- Kế hoạch triển hai có nhiều nội dung nhưng cần hết sức quan tâm các nội dung sau đây: chọn các đơn vị chỉ đạo điểm, lập kế hoạch tập huấn theo cấp hoặc ngành tuỳ theo điều kiện của từng nơi.

- Soạn thảo văn bản hướng dẫn như đã gợi ý, tại Công văn số 2199/CSLĐVL-CV xác định rõ yêu cầu đối với các ban, ngành phải chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức thực hiện cấp sổ lao động gồm: thời gian thực hiện; hồ sơ giấy tờ liên quan đến việc cấp sổ cho người lao động; phân công bộ phận hoặc người tổ chức thực hiện, đăng ký kế hoạch cấp sổ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Ký hiệu ghi vào sổ lao động thể hiện các tiêu thức, tỉnh, số sổ, cấp quản lý, thành phần doanh nghiệp, ngành nghề được mã hoá bằng số tự nhiên, cụ thể như sau:

Nội dung

Mã hoá

Ghi chú

 

1. Tỉnh

01...53

Bộ quy định

 

2. Số sổ

0.000.000

 

 

3. Cấp quản lý

 

 

 

+ Trung ương

1

 

 

+ Địa phương

2

 

 

4. Thành phần:

 

 

 

- Nhà nước

1

 

 

- Tư nhân

2

 

 

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

3

 

 

- Công ty cổ phần

4

 

 

- Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

5

 

 

- Hợp tác xã có thuê lao động

6

 

 

- Khối hành chính sự nghiệp

7

Theo danh mục ngành kinh tế đính kèm

 

5. Ngành nghề

 

 

 

6. Bổ sung, cấp lại

2

 

 

Theo nội dung đã được mã hoá trên, ký hiệu ghi vào sổ diễn giải như sau:

Tỉnh/số sổ/cấp quản lý. Thành phần. Ngành nghề. Sổ cấp tại.

Thí dụ 1: Người lao động cấp sổ lao động làm việc tại công ty Bông vải, sợi thuộc Bộ Thương mại - Hà Nội, nghề dệt. Số thứ tự ghi trong, Sổ cái cấp sổ là: 100 thì số sổ lao động được ghi như sau:

01/0.000.100/1.1.1.

Trường hợp sổ cấp lại sẽ ghi tiếp số 2 vào cuối và số sổ sẽ là 01/0.000/1.1.1.2.

Thí dụ 2: Người lao động cấp sổ lao động làm việc tại Công ty Sơn - Hà Tây, thuộc Sở công nghiệp. Số thứ tự ghi trong sổ cái cấp sổ là 150 số sổ lao động được ghi như sau:

17/0.000.150/2.1.1.

Thí dụ 3: Người lao động cấp sổ lao động làm việc tại Công ty Điện tử Sel Hải Phòng. Số thứ tự ghi trong sổ cái cấp sổ là 500, số sổ lao động được ghi như sau:

03/0.000.500/2.2.1

Các vấn đề nêu trên rất cần thiết và có tính xuyên suốt trong quá tình tổ chức chỉ đạo thực hiện vì vậy đề nghị các Sở thực hiện đúng theo hướng dẫn trên.

 

DANH MỤC

NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN

Ngành

Mã hoá

Ngành

Mã hoá

- Công nghiệp

1

- Sự nghiệp nhà ở, phục vụ

 

- Xây dựng

2

- Công cộng, du lịch

9

- Nông nghiệp, ngư nghiệp

3

- Khoa học

10

- Lâm nghiệp

4

- Giáo dục, đào tạo

11

- Giao thông vận tải

5

- Văn hoá, nghệ thuật

12

- Bưu điện

6

- Y tế, BHYT, TDTT

13

- Thương nghiệp, cung ứng vật tư

7

- Tài chính, tín dụng, ngân hàng và bảo hiểm Nhà nước

14

- Sản xuất vật chất khác

8

- Quản lý Nhà nước

15

 

 

- Các ngành không sản xuất vật chất khác.

16