BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 360-TC/TCT | Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 1991 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 360-TC/TCT NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1991 VỀ VIỆC SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
Kính gửi: | - Các Bộ, Tổng cục |
Bộ Tài chính đã Quyết định số 54-TC/TCT ngày 20 tháng 2 năm 1991 ban hành chế độ quản lý hoá đơn bán hàng, đã quy định các loại hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành và áp dụng thống nhất cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ ngày 01 tháng 4 năm 1991.
Công văn số 118-TC/TCT ngày 4 tháng 3 năm 1991 của Tổng cục Thuế hướng dẫn thi hành quyết định trên đã quy định: Hoá đơn, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do Tổng cục Thuế in bán cho các đơn vị sử dụng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1991 thay thế cho các loại hoá đơn do các ngành, các địa phương đã in trước đây:
Thực hiện Quyết định số 54-TC/TCT Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) đã in và phát hành các loại hoá đơn mới để cấp phát cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố bán cho các đơn vị sử dụng. Nhưng hiện nay ở nhiều đơn vị và các địa phương vẫn còn tồn kho nhiều loại hoá đơn đã in trước đây. Nhiều đơn vị địa phương đề nghị cho tiếp tục sử dụng một số loại hoá đơn đã in trước và đã được cơ quan thuế kiểm tra, đóng dấu cho đăng ký sử dụng.
Qua kiểm tra tình hình thực tế, nhằm sử dụng tiết kiệm số hoá đơn đã phát hành còn tồn kho, bộ Tài chính quyết định lại như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 4 năm 1991 đồng thời với việc sử dụng các loại hoá đơn mới do Tổng cục thuế phát hành, tiếp tục cho sử dụng một số loại hoá đơn đã phát hành trước đây mà nội dung mẫu phù hợp với mẫu các loại hoá đơn mới phát hành và đã được đăng ký đóng dấu cho sử dụng ở cơ quan thuế các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.
Những đơn vị hiện còn các loại hoá đơn đã đăng ký và đóng dấu cho sử dụng ở cơ quan thuế phải báo cáo về số lượng tồn kho từng loại và đăng ký thời gian sử dụng (đến hết ngày, tháng), với cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý thu đơn vị, nhưng thời gian sử dụng tối đa không quá 31 tháng 12 năm 1991.
2. Những đơn vị số lượng hoá đơn cũ còn tồn kho đến 1 tháng 4 năm 1991 không lớn và đã mua các loại hoá đơn mới do bộ Tài chính phát hành, thì sử dụng hoá đơn mới theo Quyết định số 54-TC/TCT. Đơn vị phải kiểm kê và báo cáo và quyết định số 54-TC/TCT ngày 20 tháng 2 năm 1991, Bộ Tài chính thống nhất phát hành hoá đơn bán hàng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Những căn cứ pháp lý quy định về sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn cho kinh tế ngoài quốc đã ban hành tương đối hoàn chỉnh, nhưng việc triển khai thực hiện thì chậm trễ và ít kết quả. Tình hình này không thể để kéo dài, cơ quan thuế các cấp phải có biện pháp chuyển biến tình hình theo chiều hướng tích cực hơn, từng bước xoá bỏ sự không bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh trong việc nộp thuế, thực hiện kê khai nộp thế theo đúng Luật. Trước mắt, cơ quan thuế địa phương cần làm tốt mấy việc sau đây:
- Bồi dưỡng cho cán bộ thuế cơ sở thành thạo chế độ kế toán đã ban hành, đủ sức để hướng dẫn kiểm tra các cơ sở kinh doanh việc thực hiện chế độ sổ sách chứng từ kế toán. Phải đấu tranh khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại học tập, không muốn áp dụng chế độ sổ sách kế toán đối với ngoài quốc doanh, sợ sụt thuế bằng công tác chính trị, tư tưởng và bằng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế.
- Có thái độ dứt khoát yêu cầu các cơ sở kinh doanh (trước mắt hộ a, hộ b) phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách chứng từ kế toán, thực hiện từng bước như sau:
Ra quyết định chính thức quy định chế độ sổ sách bắt buộc cho từng loại đối tượng cụ thể;
Những hộ nào được miễn giữ sổ sách kế toán, hoặc giữ một sổ (Điều 11 Quyết định số 598).
Những hộ kinh doanh nào phải giữ ba sổ (Điều 12 Quyết định số 598).
Những cơ sở kinh doanh nào phải thực hiện kế toán theo phương pháp ghi kép (Điều 14 Quyết định số 598).
Mọi cơ sở kinh doanh mua hàng vào phải có chứng từ chứng minh, bán hàng ra phải xuất hoá đơn theo chế độ quy định.
- Phát động phong trào trong nhân dân mua hàng phải lấy hoá đơn.
Tổ chức kiểm tra có trọng điểm việc xuất hoá đơn bán hàng...
Việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán tư nhân là một quá trình đấu tranh phức tạp trong việc áp dụng từ thấp lên cao, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để nâng dần lên, trong thời kỳ quá độ có thể vận dụng phương pháp quản lý thu thích hợp với trình độ của các cơ sở kinh doanh và công tác quản lý của cán bộ thuế để chống thất thu, tuy nhiên không thể để kéo dài tình trạng hiện nay, phải thực hiện ngay những biện pháp nói trên, trước mắt tổ chức làm thí điểm để từng bước tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
Khi cơ quan thuế đã công bố những biện pháp trên, phải tăng cường kiểm tra cơ sở nào vi phạm phải được xử phạt kịp thời thúc đẩy quá trình tiến đến giữ sổ sách chứng từ kế toán có quy củ nhanh hơn.
6. Khẩn trương sắp xếp lại công tác tổ chức quản lý thu thuế ở cơ sở theo hướng chuyên sâu theo đúng chức trách nhiệm vụ của từng loại cán bộ, từng phần hành công việc. Phải nhanh chóng chấm dứt việc tổ chức quản lý thu thuế khép kín, không để các tổ đội quản lý thực hiện từ khâu xác nhận Cục thuế biết số lượng tồn kho từng loại hoá đơn cũ đã đăng ký, đóng dấu sử dụng của cơ quan thuế để cơ quan thuế kiểm tra và cho thanh lý
3. Nhằm bảo đảm tính thống nhất về việc sử dụng hoá đơn ở mỗi đơn vị bảo đảm sự kiểm tra kiểm soát về thu nộp thuế của cơ quan thuế: ở mỗi đơn vị không được đồng thời sử dụng cả hai loại hoá đơn (cũ và mới phát hành).
4. Những đơn vị cần sử dụng các loại hoá đơn chứng từ thu tiền riêng cho phù hợp với đặc thù của đơn vị, hoặc dùng hoá đơn chạy máy vi tính phải đăng ký các mẫu hoá đơn cần sử dụng với các Cục thuế theo mẫu đăng ký kèm theo). Các cục thuế nghiên cứu và quy định việc bổ sung các ký mã hiệu cần thiết nhằm kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại hoá đơn này. Đồng thời các cục thuế tổng hợp báo cáo về Tổng cục thuế các loại mẫu hoá đơn đặc thù mà các đơn vị đã đăng ký sử dụng và biện pháp xử lý của Cục để Tổng cục quyết định và thông báo chung trong cả nước.
Để thực hiện nghiêm chỉnh Quyết dịnh số 54-TC/TCT và các quy định bổ sung trên, các Cục thuế cần phổ biến hướng dẫn các chi cục thuế các đơn vị sử dụng hoá đơn biết và thực hiện đúng các quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn. Các Cục thuế không tiếp tục đóng dấu đăng ký sử dụng các loại hoá đơn cũ. Những đơn vị và địa phương nào nếu còn tồn kho các loại hoá đơn đã in trước đây đối với số lượng lớn, xét thấy còn sử sụng được các Cục thuế cần kiểm tra cụ thể và báo cáo về Tổng cục số lượng tồn kho từng loại, kèm theo các mẫu hoá đơn, kiến nghị biện pháp xử lý để Tổng cục xem xét và quyết định.
Nhằm sớm sử dụng thống nhất các loại hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành và tránh lãng phí trong việc in ấn hoá đơn; đề nghị các ngành, đơn vị và các địa phương không được tiếp tục in, bán các loại hoá đơn trái với Quyết định số 54-TC/TCT và công văn số 118-TC/TCT.
MẪU ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG CÁC LOẠI HOÁ ĐƠN RIÊNG
|
|
| / |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
| / |
... ngày... tháng.... năm 199....
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
Kính gửi: Cục Thuế .....................
- Đơn vị chúng tôi là:
- Thuộc Bộ, Sở, ngành
- Địa chỉ ở:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chính .................
- Đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế.......................
Hiện đang dùng và xin được tiếp tục dùng các loại hoá đơn sau:
1..........
2..........
v.v...
(Các mẫu hoá đơn gửi đính theo).
Đề nghị Cục thuế xét cho đăng ký sử dụng các loại hoá đơn trên kể từ ngày.... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Yêu cầu đơn vị gửi tới Cục Thuế hai bộ mẫu hoá đơn của đơn vị. Cục thuế lưu một bộ, một bộ tổng hợp gửi về Tổng cục Thuế kèm theo ý kiến đề xuất xử lý.
| Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |