cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 425/UB-CN ngày 31/01/1990 Về thu phí giao thông năm 1990 trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 425/UB-CN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 31-01-1990
  • Ngày có hiệu lực: 31-01-1990
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-12-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3239 ngày (8 năm 10 tháng 19 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 14-12-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 14-12-1998, Công văn số 425/UB-CN ngày 31/01/1990 Về thu phí giao thông năm 1990 trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 6728/QĐ-UB-NC ngày 14/12/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng-giá-thuế đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 425/UB-CN
Về thu phí giao thông năm 1990 trên địa bàn TP.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 01 năm 1990

 

Theo chủ trương chung, năm 1990 tiếp tục thu phí giao thông trong cả nước. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, có nguồn vốn phục vụ cho việc sửa chữa đảm bảo giao thông năm 1990, nhất là cho sửa chữa đảm bảo giao thông mùa khô của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp triển khai việc thu phí giao thông năm 1990 đối với các phương tiện vận tải thủy bộ hoạt động trên địa thành phố như sau :

1/ Triển khai thực hiện thu phí giao thông theo quyết định 211/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, các văn bản quy định về vấn đề này của Nhà nước và thông tư 58/TT-LB ngày 14/12/1989 của Liên Bộ Tài chánh - Giao thông vận tải trong đó quy định :

- Các đối tượng chịu phí giao thông được quy định tại điều 1 quyết định 211/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và mục 1 thông tư Liên Bộ 58/TT-LB.

- Thống nhất một hình thức thu theo đầu phương tiện có đăng ký lưu hành, mức thu phí theo biểu thu trong phụ lục kèm theo thông tư Liên Bộ 58/TT-LB ngày 14/12/1989.

- Sồ tiền phí giao thông thu được, dành toàn bộ cho ngân sách địa phương để chi cho công tác duy tu, sửa chữa đường giao thông thủy bộ của thành phố.

- Giao cho Sở Giao thông vận tải nhiệm vụ thu phí giao thông và chịu sự quản lý của cơ quan tài chánh ở thành phố về các mặt cấp phát, thanh toán và kiểm tra việc sử dụng biên lai ấn chỉ theo đúng chế độ hiện hành.

2/ Tổng số tiền lệ phí giao thông thu được, đưa vào cân đối trong năm kế hoạch để chi cho công tác đảm bảo giao thông thành phố. Đối với yêu cầu đảm bảo giao thông quận, huyện, Ủy ban kế hoạch thành phố và Sở Giao thông vận tải cân nhắc mọi yêu cầu và đưa vào kế hoạch chính thức của thành phố.

Cho phép để lại cho ngân sách quận, huyện 100% tiền phí giao thông thu vượt kế hoạch được giao và 100% phạt còn lại để bổ sung nguồn vốn đáp ứng chi phí đảm bảo giao thông ở quận, huyện,

3/ Khuyến khích các đối tượng chịu phí giao thông nộp đủ, nộp trước phí giao thông. Trường hợp nộp trước 9 tháng trở lên thì được thưởng bằng 12% (mười hai phần trăm) mức phí nộp. Chi phí tiền thưởng được hạch toán vào tiền thu phí giao thông.

Kỳ hạn nộp phí giao thông hàng tháng là hết ngày 10 tháng sau là thời hạn cuối cùng của nộp phí tháng trước. Chủ phương tiện vận tải khai man hoặc đóng phí giao thông không đúng kỳ hạn quy định sẽ bị phạt. Vi phạm lần đầu phạt bằng 1 lần mức phí phải nộp, vi phạm lần thứ 2 phạt gấp 2 lần.

4/ Sở Giao thông vận tải cần rút kinh nghiệm về tổ chức thu phí giao thông, đảm bảo màng lưới thu phí giao thông được mở rộng và thuận tiện, tránh phiền hà cho người đến nộp phí giao thông. Giao cho Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chánh theo dõi, đề xuất những bất hợp lý cần được xem xét giải quyết đặc biệt đối với lực lượng vận tải công cộng và phương tiện thủy.

5/ Ủy ban nhân dân quận, huyện cần có sự chỉ đạo chặt chẽ về thu phí giao thông đối với giao thông vận tải quận, huyện để có nguồn bổ sung vốn cho đảm bảo giao thông của quận, huyện theo đúng quy định và đảm bảo thu phí giao thông chung đầy đủ, chống thất thu và tránh sơ hở của đại lý phí giao thông quận, huyện.

6/ Cho phép thực hiện tỷ lệ (%) trên tổng mức thu phí giao thông để chi phí cho công tác thu :

- 1,3% cho hoa hồng đại lý.

- 1% cho in, ấn, tuyên truyền, khen thưởng, hội họp, phổ biến nghiệp vụ.

7/ Liên Sở Giao thông vận tải- Công an thành phố và Sở Tài chánh cần phối hợp chặt chẽ đồng bộ trong việc tổ chức thu phí giao thông. Tổ chức kiểm tra theo định kỳ từng quý, kết hợp kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật lệ giao thông hàng ngày để kiểm tra việc nộp phí giao thông của phương tiện vận tải thủy bộ nhằm thúc đẩy làm tốt nghĩa vụ nộp phí chống thất thu.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có công phát hiện các trường hợp man khai, trốn tránh nộp phí giao thông . Giành 1 tỷ lệ % số tiền thu do phạt của chủ phương tiện vi phạm chế độ nộp phí giao thông để thưởng :

- 10% (mười phần trăm) cho các tổ chức và cá nhân nói chung.

- 40% (bốn mươi phần trăm) cho lực lượng cảnh sát giao thông, số còn lại của tiền phạt nộp ngân sách vào nguồn thu phí giao thông để bổ sung vốn cho đảm bảo giao thông quận, huyện.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành các cấp có liên quan của thành phố khẩn trương tổ chức chỉ đạo thực hiện.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Văn Huấn