cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 3400/UB-TM ngày 27/07/1989 Về việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế công thương nghiệp ngày 3-3-1989 của Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 3400/UB-TM
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 27-07-1989
  • Ngày có hiệu lực: 01-08-1998
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 20 ngày ( 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Công văn số 3400/UB-TM ngày 27/07/1989 Về việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế công thương nghiệp ngày 3-3-1989 của Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 3400/UB-TM
Về việc thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế CTN ngày 3-3-1989 của HĐND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 1989

 

Trong khi chờ đợi Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của bộ Tài chánh, ngày 2-5-1989 Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản số 1790/UB-TM hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngày 3-3-1989 về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hóa trên địa bàn thành phố.

Ngày 27-5-1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành chính thức Nghị định số 53/HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh, và ngày 6-6-1989 Bộ Tài chánh đã ban hành Thông tư số 20/TC-CTN hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng

Để việc thực hiện Pháp lệnh thuế ngày 3-3-89 được thống nhất, đồng thời có vận dụng phù hợp với tình hình kinh tế của xã hội tại thành phố, nhằm quan tâm, khuyến khích sản xuất phát triển, Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. – THUẾ HÀNG HÓA NỘI ĐỊA

- Thực hiện theo đúng Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chánh về hàng hóa như: danh mục nhóm hàng, mặt hàng, thuế suất…và các quy định khác về thuế hàng hóa.

- Riêng về giá tính thuế hàng hóa. Để đảm bảo sự công bằng hợp lý và bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích quan hệ kinh tế với các đơn vị, xí nghiệp, cơ quan Nhà nước và đề thuế không đánh chồng lên thuế, giá tính thuế quy định cho từng trường hợp như sau:

1/ Trường hợp tự sản, tự tiêu: giá tính thuế hàng hóa là giá bán lẻ trung bình trên thị trường trừ (-) 10%

2/ Trường hợp gia công và thu mua:

Giá tính thuế trường hợp TSTT

Giá tính thuế hàng hóa:

1 – thuế suất

II. – THUẾ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI HÀNG ĐƯỢC PHÉP XUẤT NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH

Thực hiện theo đúng mục 3 biểu thuế hàng hóa do Hội đồng Nhà nước ban hành tại Pháp lệnh ngày 3-3-1989 và các quy định trong Nghị định của hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chánh.

III. – THUẾ DOANH NGHIỆP

Nói chung thuế suất thuế doanh nghiệp đã được điều chỉnh thấp hơn do biểu thuế trước đây để phù hợp với kết quả hoạt động kinh tế hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy việc cải tiến công cụ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ trong sản xuất nhằm đạt năng suất và chất lượng cao, do đó về thuế suất thuế doanh nghiệp về cơ bản đã thực hiện theo đúng các quy định trong Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chánh.

1/ Riêng trong ngành sản xuất: Đối với sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, để phaá huy hơn nữa tác dụng của thuế đối với việc thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, đồng thời bảo vệ hàng sản xuất nội địa, chỉ quy định một thuế suất 3% đối với sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, không phân biệt là mặt hàng thuộc loại chịu thuế hàng hóa hay không chịu thuế hàng hóa.

Mặt khác, trong tình hình sản xuất hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, để thuế doanh nghiệp tính không trùng lắp, tại thành phố vẫn tiếp tục áp dụng chế độ khấu trừ thuế doanh nghiệp đã nộp ở các công đoạn trước khi tính thuế ở sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng (cùng sản xuất ra một sản phẩm và có chứng từ hợp lệ chứng minh) theo như hướng dẫn trong văn bản số 1790/UB-TM ngày 2-51989 của Ủy ban nhân dân thành phố.

2/ Trong ngành thương nghiệp, cần phân biệt

1- Kinh doanh hàng hóa nội địa: áp dụng thuế suất theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư của Bộ Tài chánh.

2- Kinh doanh hoàng ngoại nhập: áp dụng theo Chỉ thị 20/CT-UB ngày 3-7-1989 của Ủy ban nhân dân thành phố và các văn bản hướng dẫn cụ thể khác.

3/ Đối với hợp tác xã tiêu thmua bán các cấp: sẽ có hướng dẫn riêng về thuế áp dụng đối với hàng tư doanh (không phải là hàng ngoại nập, ăn nhậu đặc sản cao cấp). Riêng đối với kinh doanh hàng ngoại nhạp, ăn nhậu đặc sản cao cấp, thuế doanh nghiệp áp dụng như hộ cá thể, tư nhân

IV. THUẾ LỢI TỨC

Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chánh đã quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể. Do đó thực hiện đúng các quy định trong Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chánh về thuế lợi tức

V. CÁC LOẠI THUẾ KHÁC

Cơ bản thực hiện theo đúng quy định trong Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chánh. Riêng về thuế sát sinh, giao cho Chi cục thuế sửa đổi lại mức thu cho hợp lý.

*

* *

Văn bản này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-8-1989, các quy định trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.

Sở Tài chánh (Chi cục thuế) chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện văn bản này.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Khắc Bình