cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 3787/CV-UB ngày 15/09/1987 Thực hiện công tác quản lý giá do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 3787/CV-UB
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 15-09-1987
  • Ngày có hiệu lực: 15-09-1987
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3993 ngày (10 năm 11 tháng 13 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Công văn số 3787/CV-UB ngày 15/09/1987 Thực hiện công tác quản lý giá do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 3787/CV-UB
Về việc thực hiện công tác quản lý giá.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 1987

 

Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nhiều văn bản về việc quản lý giá: niêm yết giá và phải bán đúng theo giá đã niêm yết. Ủy ban nhân dân thành phố. Ủy ban Vật gái thành phố cũng có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý giá trên địa bàn thành phố.

Nhìn chung các đơn vị Thương nghiệp quốc doanh, Hợp tác xã, các cửa hàng Hợp tác kinh doanh đều có thực hiện việc niêm yết giá, nhưng hầu như nơi nào cũng đều không bán đúng theo giá đã niêm yết. Riêng các hộ tư nhân kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ chỉ thực hiện niêm yết giá trên một số mặt hàng: Còn rất nhiều mặt hàng tư nhân không niêm yết giá.

Lực lượng quản lý giá của thành phố quận, huyện, phường, xã khá đông đảo nhưng vì hoạt động thiếu đồng bộ, thiếu thường xuyên nên đã bỏ ngõ nhiều địa bàn trên đường phố mặc cho tư nhân tùy tiện tăng giá kể cả các cửa hàng hợp tác kinh doanh.

Quản lý giá cả là một trong nhưng biện pháp trọng yếu để giữ mức sống của nhân dân lao động, giữ giá trị đồng tiền mà chức năng quản lý của các chánh quyền thành phố phải có trách nhiệm thực hiện:

Ủy ban nhân dân thành phố chủ trương:

1) Cùng với công tác đăng ký kinh doanh công thương nghiệp dịch vụ, mở một đợt quản lý giá trên tất cả các mặt hàng của tiểu thương kinh doanh mua bán và dịch vụ - Người buôn bán dịch vụ có giấy phép kinh doanh (hoặc không có giấy phép kinh doanh do được miễn) đều phải niêm yết giá (trừ những người bán xôi chè, và các loại mua gánh bán bưng khác) và phải bán đúng giá đã niêm yết.

- Những mặt hàng Nhà nước chỉ đạo bán thống nhất 1 giá trên thị trường xã hội thì Thương nghiệp quốc doanh, Hợp tác kinh doanh, Hợp tác xã, tư nhân đều phải bán 1 giá thống nhất.

- Những mặt hàng còn lại thì các đơn vị kinh doanh quốc doanh, hợp tác kinh doanh, hợp tác xã phải đăng ký giá với cơ quan quản lý giá cùng cấp và phải niêm yết theo giá đăng ký.

Đối với tư nhân, phải đăng ký giá với Ban Quản lý chợ (nếu kinh doanh ở chợ) hoặc với Ủy ban nhân dân phường, xã (nếu kinh doanh ở đường phố), phải niêm yết theo giá đăng ký.

2) Tập trung lực lượng của ngành Thuế, Quản lý thị trường Vật giá tiến hành liên tục việc kiểm tra niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Lực lượng thành phố, quận, huyện phải phối hợp với phường xã và Ban quản lý các chợ để đeo bám thường xuyên liên tục trong thời gian 3 tháng về công tác nầy. Ngành thuế căn cứ theo giá đã niêm yết để tính đầy đủ doanh số và thu theo điều lệ thuế công thương nghiệp, kiên quyết chống thất thu thuế.

Cần phân công từng địa bàn, giao trách nhiệm rõ cho từng Đội quản lý giá – Nơi nào để công tác quản lý giá lỏng lẻ thì trước tiên là Đội chịu trách nhiệm.

3) Kỷ luật giá: Áp dụng thật nghiêm các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban Vật giá Nhà nước về thi hành kỷ luật giá. Các ngành Nội thương, Dịch vụ xuất nhập khẩu từ thành phố, quận, huyện đến phường, xã phải chịu sự kiểm soát về quản lý giá của thành phố.

4) Ủy ban vật giá thành phố căn cứ văn bản này tổ chức lại lực lượng của các ngành thành lực lượng tổng hợp công tác quản lý giá, phân công địa bàn, xác định một số trọng điểm để chỉ đạo cho bằng được và rút kinh nghiệm bổ sung.

5) Yêu cầu các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình kịp thời phát hiện những vụ việc liên quan đến công tác quản lý giá tại thành phố, tuy truyền vận động tiểu thương chấp hành kỷ luật giá là góp phần ổ định đời sống của mọi người, mọi nhà. Các lực lượng đoàn thể, công nhân viên Nhà nước và đông đảo đồng bào tham gia vào việc quản lý giá.

6) Đề cao, khen thưởng những người chấp hành nghiêm chỉnh công tác giá – biểu dương anh chị em tiểu thương gương mẫu trong việc niêm yết giá và bán hàng đúng theo giá đã niêm yết.

Ủy ban Vật gái thành phố chuẩn bị kế hoạch để bắt đầu triển khai vào hạ tuần tháng 9-1987.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Khắc Bình