Công văn số 1293/UB ngày 23/06/1977 Về việc tình hình khó khăn về lương thực do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định)
- Số hiệu văn bản: 1293/UB
- Loại văn bản: Công văn
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 23-06-1977
- Ngày có hiệu lực: 23-06-1977
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 7729 ngày (21 năm 2 tháng 4 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1293/UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 1977 |
Kính gửi : | - Ủy ban nhân dân các quận, huyện, |
Ủy ban nhân dân Thành phố đã nhiều lần phổ biến với các quận, huyện về tình hình khó khăn về lương thực, tổ chức các cuộc hội nghị chuyên đề để bàn bạc và giải quyết vấn đề lương thực, kể cả biện pháp giải quyết cho nông dân thiếu ăn ; đã chỉ đạo đẩy mạnh phong trào sản xuất tự túc của cán bộ, công nhân, viên chức của các quận, huyện, ban, ngành, sở xung quan Thành phố ; nhắc nhở các quận, huyện, ban, ngành, sở thực hành tiết kiệm về lương thực, tiết giảm bớt những nhu cầu về lương thực không cần thiết như ăn thêm trong hội nghị, huấn luyện, học tập, xin thêm lương thực ăn liên hoan, tổng kết, … thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc tiêu dùng lương thực, thực hiện thống nhất quản lý lương thực cho ngành chủ quản, tránh tùy tiện.
Riêng các huyện ngoại thành cần chỉ đạo chặt chẽ việc lên cân đối lương thực từng xã, ấp, làm tốt công tác điều hòa lương thực trong nội bộ nông dân, hoàn thành tốt chỉ tiêu huy động lương thực được giao, phấn đấu tự giải quyết về nhu cầu lương thực của địa phương mình.
Tình hình lương thực hiện nay của cả nước nói chung, cũng như B2 nói riêng đang gặp khó khăn rất lớn :
Do thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài, sản xuất vụ đông xuân bị thất bát, vụ hè thu chưa hoàn thành được chỉ tiêu diện tích, gặp khó khăn trong công tác huy động lương thực ;
Tiếp trợ lực lượng lương thực của Trung ương cho thành phố trong những tháng tới sẽ ít, không đạt được kế hoạch.
Từ tình hình khẩn trương trên, Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định như sau :
1.- Đối với các huyện ngoại thành, phải tập trung chỉ đạo từ các khâu sản xuất, huy động, quản lý tiêu dùng, dựa vào quần chúng mà giải quyết khó khăn, trang trải điều hoà trong nội bộ nông dân, thực hiện cho được tự túc về lương thực của địa phương mình (không tính nhu cầu của Trung ương và thành phố ở trong huyện).
2.- Không cấp phát lương thực cho hội nghị, huấn luyện, học tập ngắn ngày.
3.- Thực hiện chặt chẽ chế độ thống nhất quản lý lương thực. Các quận, huyện, ban, ngành, sở còn giữ lương thực riêng đều phải giao lại cho ngành lương thực quản lý và phân phối.
4.- Các quận, huyện, ban, ngành, sở có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc tiêu dùng lương thực ở địa phương mình cho chặt chẽ.
5.- Có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo khẩn trương thực hiện bản quy định về đối tượng không được phân phối lương thực của Ủy ban nhân dân Thành phố.
6.- Các quận, huyện có trách nhiệm đối với việc tiêu dùng lương thực của các phường, xã. Mọi sự tùy tiện của địa phương vi phạm chánh sách lương thực, ảnh hưởng đến việc quản lý thống nhất, phải xem là phạm nguyên tắc quản lý lương thực. Sự cần thiết với mức độ nào đều phải được dự trù và báo cáo đến Ủy ban nhân dân Thành phố xét duyệt để Sở Lương thực thi hành.
7.- Sở Lương thực có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình ở địa phương, kịp thời báo cáo đến Ủy ban nhân dân Thành phố.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |