cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

  • Số hiệu văn bản: 105/2016/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 01-07-2016
  • Ngày có hiệu lực: 01-07-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3124 ngày (8 năm 6 tháng 24 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện hoạt động của tchức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

2. Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phục vụ trực tiếp cho hoạt động đo lường đặc thù thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (sau đây viết tắt là tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm).

2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định (sau đây viết tắt là tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định).

3. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Chương II

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 3. Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định hiệu chuẩn, thử nghiệm có lĩnh vực hoạt động phù hợp và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị.

3. Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động.

Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tự xây dựng, ban hành phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan.

4. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật cho mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Là viên chức hoặc lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên;

b) Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành kỹ thuật hoặc tương đương trở lên;

c) Đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

5. Đáp ứng các yêu cầu về tính độc lập, khách quan sau đây:

a) Công khai, minh bạch quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng;

b) Người đứng đầu tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải tuân thủ hệ thống quản lý, quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện;

c) Nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải tuân thủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện.

6. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định: Quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ (niêm phong, kẹp chì,...) phải thực hiện khi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm để ngăn ngừa, phòng chống sự tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo, chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng.

7. Có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận đăng ký) theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định

1. Đáp ứng đủ điều kiện hoạt động quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 3 của Nghị định này.

2. Chuẩn công tác và chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực hoạt động được chỉ định phải được hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định và phải được chứng nhận theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật đo lường.

3. Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực hoạt động được chỉ định.

4. Có ít nhất 02 nhân viên kiểm định được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường cho mỗi lĩnh vực hoạt động kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được chỉ định.

5. Bảo đảm tính độc lập, khách quan. Trường hợp là cơ sở kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thì không được chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2 đó. Trường hợp là cơ sở sản xuất phương tiện đo nhóm 2 thì không được chỉ định kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa phương tiện đo nhóm 2 đó.

6. Đã được chỉ định theo quy định tại Điều 25 của Luật đo lường.

Điều 5. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là hồ sơ đăng ký) gồm:

1. Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (theo Mu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực (theo Mu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

4. Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện.

5. Văn bản quy định về quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm các nội dung chính sau: Nội dung, hình thức của chứng chỉ; việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ; kích thước và vị trí thể hiện số đăng ký (ĐK ...) trên chứng chỉ để bảo đảm nhận biết dễ dàng bằng mắt thường; văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; văn bản quy định biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ (niêm phong, kẹp chì...) phải thực hiện khi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Điều 6. Cấp giấy chứng nhận đăng ký

1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký thuộc thm quyn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là tổ chức đăng ký) lập 01 bộ hồ sơ đăng ký gửi trực tiếp hoặc đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng.

3. Trường hợp hsơ đầy đủ và hp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp giy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (theo Mu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

4. Trường hợp hồ sơ không hp lệ hoặc chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức đăng ký về lý do từ chối xử lý hồ sơ hoặc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

5. Trường hợp có thông tin, phản ảnh hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện một hoặc các điều kiện hoạt động của tổ chức đăng ký là không phù hợp quy định hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận thông tin, phản ánh hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức đánh giá tại cơ sở làm căn cứ cấp giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nếu kết quả đánh giá là không phù hợp với quy định thì tổ chức đăng ký chịu trách nhiệm trả chi phí đánh giá tại cơ sở.

Điều 7. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký

Giấy chứng nhận đăng ký được xem xét, cấp lại trong các trường hp sau đây:

1. Trường hp giấy chứng nhận đăng ký bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục được sử dụng, trình tự cấp lại được thực hiện như sau:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại gửi trực tiếp hoặc đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Hồ sơ gồm: Công văn của tổ chức cung cấp dịch vụ nêu rõ lý do đề nghị cấp lại; giấy chứng nhận đăng ký đã được cấp (đối với trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị hư hỏng);

b) Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.

2. Trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp, trình tự cấp lại được thực hiện như sau:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại gửi trực tiếp hoặc đăng ký trực tuyến qua Cng thông tin điện tử của Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Hồ sơ gồm: Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (theo Mu s01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này); tài liệu, giấy tờ có liên quan đến nội dung điều chỉnh;

b) Trình tự cấp lại giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6 của Nghị định này.

3. Trường hợp đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đã bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này và tchức cung cấp dịch vụ đã hoàn thành các biện pháp khc phục:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại gửi trực tiếp hoặc đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Hồ sơ gồm: Công văn đề nghị được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp; tài liệu, giấy tờ chứng minh đã hoàn thành các biện pháp khắc phục;

b) Trình tự cấp lại giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6 của Nghị định này.

Điều 8. Chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký

Giấy chứng nhận đăng ký đã cấp không còn hiệu lực khi bị chấm dứt hiệu lực. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký thực hiện như sau:

1. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không duy trì đúng một trong các điều kiện hoạt động quy định tại Điều 3 hoặc không hoàn thành trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều 11; nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không hoàn thành trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quyết định chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký đã cấp (sau đây viết tắt là quyết định chấm dứt hiệu lực chứng nhận đăng ký).

2. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm vi phạm pháp luật bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký, đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quyết định chấm dứt hiệu lực giy chứng nhận đăng ký.

3. Trường hp tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bị phá sản hoặc giải thể, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quyết định chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký.

4. Trường hp tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đnghị không tiếp tục thực hiện toàn bộ lĩnh vực hoạt động đã được chứng nhận đăng ký, trình tự chm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký thực hiện như sau:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ gửi trực tiếp văn bản đề nghị kèm theo giấy chứng nhận đăng ký đã được cấp đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quyết định chấm dứt hiệu lực chứng nhận đăng ký.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan quy định tại Nghị định này trên phạm vi cả nước.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định tại Nghị định này trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công.

Điều 10. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các quy định tại Nghị định này trong phạm vi địa phương.

2. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này; kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên địa bàn theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về đo lường có liên quan.

Điều 11. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong lĩnh vực hoạt động đã được chứng nhận đăng ký; tuân thủ, duy trì và lưu giữ hồ sơ, tài liệu về việc tổ chức thực hiện các điều kiện hoạt động quy định tại Nghị định này;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đkiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; in ấn, chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; biện pháp ngăn ngừa, phòng chng sự tác động làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo, chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng;

c) Niêm yết công khai giá dịch vụ; chấp hành quy định về giá dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Định kỳ hàng năm trước ngày 31 tháng 3 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, lập và gửi báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (theo Mu s04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Trách nhiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong lĩnh vực hoạt động đã được chứng nhận đăng ký theo phân công của người đứng đầu tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và phù hợp với lĩnh vực đã được đào tạo;

b) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định tại quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện;

c) Thực hiện các biện pháp theo quy định để ngăn ngừa, phòng chống sự tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật của phương tiện đo, chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng;

d) Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về đo lường phải có trách nhiệm báo ngay với người đứng đầu tổ chức để phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp

Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đã được chứng nhận đăng ký, đã được chỉ định theo quy định hiện hành về đo lường đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được tiếp tục thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong lĩnh vực hoạt động được chứng nhận, được chỉ định và theo các quy định tại Nghị định này.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân ti cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn th;
- Các tập đoàn kinh tế và tng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

CÁC MẪU BIỂU
(Kèm theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

Mu số 01

Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Mu số 02

Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực

Mu số 03

Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Mu số 04

Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

 

Mẫu số 01

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………..

………, ngày …. tháng …. năm 20....

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Kính gửi: ……………………….(1)………………………..

1. Tổ chức đăng ký:…………..……………………(tên tổ chức)............................................

Địa chỉ trụ sở chính (2):........................................................................................................

Điện thoại:………….……….….; Fax:………..……………..; Email:......................................

2. Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối vi lĩnh vực hoạt động sau đây:

TT

Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Tên dch vụ (3)

Ghi chú (4)

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm thực hiện (5):...................................................................................................

Điện thoại:………….……….….; Fax:………..……………..; Email:....................................

4. (Tên tổ chức đăng ký) xin cam kết tuân thủ đúng trách nhiệm quy định tại Điều 11 Nghị định số       /2016/NĐ-CP ngày     tháng    năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Kính đề nghị ……………….(1)……………….. xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
Lưu VT;... (đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

(1): Ghi tên cơ quan cấp giấy chng nhận.

(2): Ghi rõ theo quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

(3): Ghi rõ tên dịch vụ (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đăng ký.

(4): Trường hợp đăng ký điều chỉnh lĩnh vực hoạt động: Ghi rõ “Bổ sung” hoặc Thu hẹp” .

(5): Trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm (các địa điểm) cố định thì ghi địa chỉ, điện thoại, fax, email của địa điểm (của từng địa điểm); trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm không cố định thì ghi “tại hiện trường”; trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm cố định và không cố định thì kết hợp ghi cả hai.

 

Mẫu số 02

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………..

………, ngày …. tháng …. năm 20....

 

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC

1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng

TT

Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Số, ký hiệu

Năm ban hành

Cơ quan, tổ chức ban hành (1)

Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

(1): Trường hợp tổ chức đăng ký tự xây dựng, ban hành quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: Khi đăng ký lần đầu hoặc bổ sung lĩnh vực hoạt động, phải nộp bản sao quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng và hsơ xây dựng, ban hành quy trình này.

2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

TT

Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Thời hạn giá trị đến

Sử dụng tại quy trình (2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(2) Ghi rõ số, ký hiệu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng tại Mục 1.

3. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường

Tổng diện tích dùng cho việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:........................................

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất ……………..)

Các điều kiện khác: (Điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường………)

4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: ................................................

- Điện thoại: ……………………………………; Fax:...............................................................

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Viên chức/Lao động hợp đồng

Khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiu chuẩn, thử nghiệm đã hoàn thành

Tổ chức đào tạo

Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo:

1. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

2. Tài liệu chứng minh đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Sơ đồ mặt bằng làm việc.

 

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 03

……….(1)………..
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………..

………, ngày …. tháng …. năm 20....

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

Xét đề nghị của…………………………………………………………;

………………………………(1)………………………….chứng nhận:

1. Tên tổ chức:.....................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Điện thoại:………….……….….; Fax:………..……………..; Email:......................................

Đã đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sau đây:

TT

Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Tên dịch vụ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Địa điểm hoạt động:.............................................................................................................

2. Số đăng ký:......................................................................................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký được cấp lần:................................................ (đầu, thứ hai...)

 


Nơi nhận:
- Tên tổ chức;
- ……………..;
-
Lưu VT;... (đơn vị soạn thảo).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

(1): Tên cơ quan cấp.

 

Mẫu số 04

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………..

………, ngày …. tháng …. năm 20....

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

(Thời gian kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm từ ngày……..đến ngày……….)

Kính gửi:……………………(1)………………………

- Tên tổ chức lập báo cáo:………………(tên tổ chức)..........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................

- Điện thoại:………….……….….; Fax:………..……………..; Email:....................................

- Địa điểm thực hiện hoạt động:...........................................................................................

- Điện thoại:………….……….….; Fax:………..……………..; Email:.....................................

Giấy chứng nhận đăng ký số :..............................................................................................

Ngày cấp:………………………………….Ngày hết hạn (nếu có):.........................................

1. Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

STT

Tên phương tin đo, chuẩn đo lường (2)

Số lượng

Ghi chú

Đã kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Đạt yêu cầu

I.

Kiểm định

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Hiu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thử nghiệm

 

 

 

b) Biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn báo cáo (nếu có):

...........................................................................................................................................

2. Quản lý chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

a) Danh sách các chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi kiểm định, hiệu chuẩn

Thi hạn có giá trị (đến)

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Danh sách các chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hiện không còn sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Ssản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

c) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường:.............

3. Quản lý nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

a) Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Ghi chú

 

 

 

 

 

b) Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không còn tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Ghi chú

 

 

 

 

c) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:.......

4. Thực hiện quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

a) Tình hình quản lý, sử dụng:

STT

Tên chng chỉ

Tổng số chế tạo

Số lượng đã sử dụng

Số lưng hư hỏng

Slượng tồn

Ghi chú

1

Tem

 

 

 

 

 

2

Dấu

 

 

 

 

 

3

Giấy chứng nhân

 

 

 

 

 

b) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:   

5. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)

..........................................................................................................................................

6. Kiến nghị:......................................................................................................................

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
Lưu VT;... (đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 



(1):Ghi tên cơ quan cấp giấy chứng nhận

(2): Báo cáo cụ thể từng loại phương tiện đo, chuẩn đo lường.