cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ Quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

  • Số hiệu văn bản: 145/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 29-10-2013
  • Ngày có hiệu lực: 16-12-2013
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-04-2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4052 ngày (11 năm 1 tháng 7 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 145/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NGÀY KỶ NIỆM; NGHI THỨC TRAO TẶNG, ĐÓN NHẬN HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, DANH HIỆU THI ĐUA; NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN, TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tchức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Điều 2. Yêu cầu của việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

1. Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải bo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương hình thức; có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinh tập th và cá nhân.

2. Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải mang ý nghĩa giáo dục truyn thng yêu nước, lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước.

3. Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc trong lễ kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua.

4. Việc tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài phải chú trọng yêu cầu chính trị, đối ngoại, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.

5. Mức độ và nghi lễ đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài thực hiện trên cơ sở yêu cầu của chuyến thăm và nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp kiến nghị.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.

a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;

b) “Năm l5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;

c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.

2. “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước” là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quc hội, y viên Bộ Chính trị, y viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

3. “Khách cấp cao nước ngoài” là Nguyên thủ quốc gia và Phó Nguyên thủ quc gia; Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội và tương đương; một số khách cấp cao nước ngoài khác được quy định tại Nghị định này.

4. “Thăm cấp nhà nước”, “thăm chính thức”, “thăm làm việc” là danh nghĩa chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài, chỉ tính chất, mức độ của chuyến thăm, trong đó thăm cp nhà nước là chuyến thăm được đón, tiếp với mức độ nghi lễ nhà nước cao nhất.

5. “Lễ đón chính thức”, “Hội đàm chính thức”, “Chiêu đãi chính thức” là những hoạt động chính trong chương trình chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đồng cấp chủ trì.

6. “Tiếp xúc cấp cao” là cuộc tiếp xúc của khách cấp cao nước ngoài với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

7. “Đoàn Ngoại giao” là tập thể các vị đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

8. “Các Tổ chức quốc tế tại Hà Nội” là các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc có cơ quan đại diện tại Hà Nội.

Chương 2.

KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY LỄ LỚN TRONG NƯỚC

Điều 4. Các ngày lễ lớn

Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Điều 5. Ngày Tết Nguyên đán

1. Chủ tịch nước chúc Tết trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.

2. Trước Tết Nguyên đán từ 5 đến 7 ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tchức quốc tế tại Hà Nội.

Điều 6. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận T quc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, các tchức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đoàn th Trung ương) và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi là Đài Tưởng niệm). Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Đoàn ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Bí thư) đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối vi năm lẻ 5, năm khác.

Điều 7. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;

b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưng niệm;

c) Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:

Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tchức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;

Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 3 chức danh: Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với Năm lẻ 5, năm khác.

Điều 8. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh;

c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận T quc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 9. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại tỉnh Điện Biên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ;

b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Lễ kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên hoặc Hà Nội do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại điện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và y ban Mặt trận T quc Việt Nam tỉnh Điện Biên dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Trong trường hợp lễ kỷ niệm tổ chức tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh Điện Biên và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 10. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Tại Nghệ An, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận T quc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch HChí Minh ở Quảng trường 19 tháng 5, thành phố Vinh và Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn;

c) Các địa phương có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm;

d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

đ) Các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước có nhà lưu niệm, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nưc đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 11. Ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Thủ tướng Chính phủ (đối với năm khác), Chủ tịch nước (đối với năm lẻ 5) chủ trì chiêu đãi với hình thức tiệc rượu;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

c) Bộ Ngoại giao tổ chức cho Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch HChí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm;

d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

đ) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tiếp khách.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Chủ tịch nước đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Tổ chức chiêu đãi trọng thể với danh nghĩa mời là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Chủ tịch nước đọc diễn văn;

c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 12. Tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh

Việc tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 13. Hoạt động trong dịp tổ chức ngày kỷ niệm

Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trang trí đường phố phù hp với thực tế của địa phương, đơn vị, phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan.

Chương 3.

KỶ NIỆM NGÀY SINH CỦA ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐÃ TỪ TRẦN; KỶ NIỆM NĂM MẤT CỦA CÁC DANH NHÂN

Điều 14. Quy định về thẩm quyền quyết định và tần suất tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần

1. Việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

2. Tần suất tổ chức kỷ niệm:

a) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 100 năm ngày sinh;

b) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 110 năm hoặc 120 năm ngày sinh;

c) Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổ chức 10 năm/1 lần với cấp độ nhỏ hơn lần kỷ niệm đầu tiên.

Điều 15. Kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần

1. Tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đã từ trần:

a) Kỷ niệm lần đầu tiên:

Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Tại quê hương của đồng chí Lãnh đạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo tổ chức trọng th lkỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân và y ban Mặt trận Tổ quc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương quê hương của đồng chí Lãnh đạo;

b) Các lần kỷ niệm tiếp theo:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủy nhiệm Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đng nhân dân, y ban nhân dân và y ban Mặt trận T quc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo tổ chức dâng hương tại nơi lưu niệm đồng chí Lãnh đạo;

Tổ chức hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về đồng chí Lãnh đạo;

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng tại tỉnh, thành phố quê hương của đồng chí Lãnh đạo.

2. Tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội đã từ trần:

a) Kỷ niệm lần đầu tiên:

Tổ chức lễ kỷ niệm cấp tỉnh, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương: Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo hoặc Ban Cán sự Đảng ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nơi đồng chí Lãnh đạo giữ trọng trách cao nhất trước khi nghỉ hưu tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo dự lễ kỷ niệm;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc lãnh đạo Ban Cán sự Đảng ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đọc diễn văn kỷ niệm;

Tchức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương quê hương của đồng chí Lãnh đạo.

b) Các lần kỷ niệm tiếp theo:

Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo hoặc Ban Cán sự Đảng ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nơi đồng chí Lãnh đạo giữ trọng trách cao nhất trước khi nghỉ hưu tổ chức dâng hương tại nơi lưu niệm đồng chí Lãnh đạo;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác và đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu đã từ trần được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Điều 16. Kỷ niệm năm mất của các danh nhân đã được Đảng, Nhà nước công nhận

1. Năm lẻ 5, năm khác:

Tchức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương quê hương của danh nhân.

2. Năm tròn:

Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của danh nhân chủ trì, phối hợp với ban, bộ, ngành liên quan tổ chức lễ kỷ niệm.

3. Trường hợp chưa xác định được quê hương thì tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mất của danh nhân.

3. Trường hợp chưa xác định được năm mất thì tổ chức lễ kỷ niệm vào năm sinh của danh nhân.

Chương 4.

KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP, NGÀY TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC NGÀY KỶ NIỆM KHÁC

Điều 17. Kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Năm lẻ 5, năm khác:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

Ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lkỷ niệm.

3. Khách mời do Ban Tổ chức quyết định với số lượng phù hợp với tính chất, quy mô buổi lễ. Trường hợp mời Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước thì mời 1 trong 4 đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội;

Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 18. Ngày kỷ niệm khác

1. Ngày kỷ niệm khác phục vụ nhiệm vụ chính trị của ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Việc mi khách thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

Điều 19. Tổ chức diễu binh, diễu hành

Việc tổ chức diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm chỉ được thực hiện khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chương 5.

KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ QUỐC TẾ

Điều 20. Kỷ niệm ngày sinh của V.I.Lênin (22-4-1870), C.Mác (05-5-1818), Ph.Ăng-ghen (28-11-1820), ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (07-11-1917)

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;

b) Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại tượng đài V.I.Lênin ở Hà Nội vào ngày sinh của V.I.Lênin và ngày Cách mạng Tháng Mười Nga.

2. Năm tròn:

a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận T quc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thTrung ương và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại tượng đài V.I.Lênin ở Hà Nội vào ngày sinh của V.I.Lênin và ngày Cách mạng Tháng Mười Nga. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức lkỷ niệm và hội thảo khoa học về V.I.Lênin, C.Mác, Ph.Ăng-ghen và Cách mạng Tháng Mười Nga. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân và y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm khác, năm lẻ 5.

Điều 21. Kỷ niệm ngày lễ quốc tế khác

1. Năm lẻ 5, năm khác:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan đến sự kiện tổ chức lễ kỷ niệm;

b) Việc mời khách thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

Chương 6.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC BUỔI LỄ

Điều 22. Trang trí buổi lễ

1. Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.

2. Tổ chức trong hội trường:

a) Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);

b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);

c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;

d) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;

đ) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;

e) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;

g) Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.

3. Tổ chức ngoài trời:

a) Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;

b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.

4. Cờ truyền thống

a) Cờ truyền thống được may bằng vải; hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài;

b) Bảo đảm thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Nam, không trái với quy định của pháp luật.

Điều 23. Trang phục

1. Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối qun chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.

2. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đi với thành viên Ban Tổ chức.

Điều 24. Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi

1. Trường hp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong giấy mời.

2. Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Chương 7.

YÊU CẦU, TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH LỄ KỶ NIỆM; NGHI THỨC CÔNG BỐ, TRAO TẶNG, ĐÓN NHẬN HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 25. Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua

1. Các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua quy định tại Luật thi đua, khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định này gồm:

a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”, “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Hữu nghị”;

b) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”; “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”; “Anh hùng Lao động”; “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”; “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú”; “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”;

c) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;

d) Huy chương: “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Huy chương Hữu nghị”;

đ) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;

e) “Cờ thi đua của Chính phủ”;

g) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Các hình thức tôn vinh danh hiệu, trao giải thưởng quy định tại các văn bản pháp luật khác không được tổ chức trao tặng theo quy định tại Nghị định này.

Điều 26. Yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua

1. Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo của ban, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức buổi lễ.

2. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết theo chương trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối vi thành tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng thành tích kháng chiến).

3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tchức diễu hành hoặc đón rưc từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.

4. Đại diện lãnh đạo tập thể được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua của tập thể. Cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua. Trường hp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.

5. Trao tặng từ hình thức khen thưng, danh hiệu thi đua từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thtrước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.

6. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, người không có trách nhiệm không tặng hoa, không quay phim, chụp ảnh trên lễ đài.

Điều 27. Trình tự tiến hành lễ kỷ niệm

1. Thông báo chương trình buổi lễ.

2. Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca.

3. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng.

4. Trình bày diễn văn hoặc báo cáo: Chỉ “kính thưa họ tên và chức danh” Lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở Trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

5. Công bố quyết định khen thưởng, trao tặng, hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua.

6. Phát biểu ý kiến của lãnh đạo cấp trên hoặc đại diện khách mời.

7. Phát biểu cảm ơn của người đứng đầu ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

8. Kết thúc buổi lễ.

Điều 28. Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng

1. Công bố quyết định khen thưởng:

a) Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố toàn văn quyết định khen thưởng;

b) Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước: Trước khi công bố, người công bố mời Đội cờ truyền thống (nếu có), đại diện cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đại diện các thế hệ lãnh đạo của tập thể được khen thưởng (hoặc cá nhân được khen thưởng) lên lễ đài để nghe công bố quyết định khen thưởng;

c) Quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ: Công bố xong, người công bố mời đại diện lãnh đạo của tập thể (hoặc cá nhân) có tên trong quyết định khen thưởng lên lễ đài để đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.

2. Trao hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:

a) Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;

b) Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);

c) Đi với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu).

d) Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

đ) Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng.

3. Đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:

a) Đón nhận các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng;

b) Đón nhận các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;

c) Khi đón nhận Bằng (hoặc Cờ), người đón nhận khen thưởng nâng Bằng hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;

d) Trong trường hp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân) được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.

4. Người phục vụ nghi thức trao:

a) Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;

b) Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phvải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.

5. Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại Nghị định này và phù hợp với điều kiện thực tế.

Chương 8.

ĐÓN, TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM CẤP NHÀ NƯỚC, THĂM CHÍNH THỨC

Điều 29. Danh nghĩa các chuyến thăm cấp cao

1. Bộ Ngoại giao thỏa thuận với nước khách về danh nghĩa từng chuyến thăm của Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ:

a) Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thực hiện chuyến thăm theo một trong bốn danh nghĩa: thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân;

b) Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện chuyến thăm theo một trong ba danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân.

2. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thỏa thuận với nước khách về danh nghĩa từng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách theo một trong ba danh nghĩa: thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân.

Điều 30. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ Quốc gia nước khách;

Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) đón Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân). Thiếu nhi vẫy cờ, hoa;

c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi lên bục danh dự; hai Phu nhân (Phu quân) được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;

Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam;

Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào và mời Nguyên thủ Quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự;

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự;

Đội danh dự hô chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách;

Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân). Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn với Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân);

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách trở lại bục danh dự. Hai Phu nhân (Phu quân) được mời đứng vào vị trí phía sau bục danh dự;

Đội danh dự diễu binh;

d) Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; có hai hàng tiêu binh danh dự bồng súng chào; Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước tiễn Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách tại nơi xe đỗ.

3. Hội đàm chính thức:

a) Chủ tịch nước và Nguyên thủ Quốc gia nước khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Chủ tịch nước và Nguyên thủ Quốc gia nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Bộ trưởng, Trưởng ban của Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức:

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước mở đầu tiệc chiêu đãi;

Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp t;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại Nhà hát Lớn Hà Nội (hoặc tại tiệc chiêu đãi tùy theo thỏa thuận với nước khách). Mời Đoàn Ngoại giao cùng dự.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 31. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước

1. Việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước được tổ chức như sau:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón, hội đàm và chiêu đãi chính thức Nguyên thủ Quc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

b) Chủ tịch nước đồng chủ trì chiêu đãi chính thức cùng với Tổng Bí thư, có hội kiến riêng và mời cơm thân Trưởng đoàn khách.

2. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưởng đoàn khách, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn khách;

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân).

3. Lễ đón chính thức:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Tổng Bí thư nếu Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách đi cùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưởng đoàn khách, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

Tổng Bí thư và Phu nhân (Phu quân) đón Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân). Thiếu nhi vẫy cờ, hoa;

c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:

Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn khách đi lên bục danh dự; hai Phu nhân (Phu quân) được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;

Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam;

Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào và mời Trưởng đoàn khách duyệt Đội danh dự;

Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn khách đi duyệt Đội danh dự;

Đội danh dự hô chúc sức khỏe Trưởng đoàn khách;

Tổng Bí thư giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân). Trưởng đoàn khách giới thiệu các thành viên đoàn với Tổng Bí thư và Phu nhân (Phu quân);

Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn khách trở lại bục danh dự. Hai Phu nhân (Phu quân) được mời đứng vào vị trí phía sau bục danh dự;

Đội danh dự diễu binh;

d) Sau lễ đón, Tổng Bí thư và Phu nhân (Phu quân) cùng Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; Phu nhân (Phu quân) Tổng Bí thư tiễn Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách tại nơi xe đỗ.

4. Hội đàm chính thức:

a) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

5. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thcủa chuyến thăm để thu xếp.

6. Chiêu đãi chính thức:

a) Tng Bí thư và Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; một số Bộ trưởng, Trưởng ban của Đảng; các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: các thành viên chính thức, một squan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thcủa chuyến thăm;

c) Nghi thức:

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước mở đầu tiệc chiêu đãi;

Tổng Bí thư đọc diễn văn chào mừng, Trưởng đoàn khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại Nhà hát Lớn Hà Nội (hoặc tại tiệc chiêu đãi tùy theo thỏa thuận vi nước khách). Mời Đoàn Ngoại giao cùng dự.

7. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 32. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ Quốc gia nước khách;

Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân);

2. Lễ đón chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức đón: Thực hiện như đón chính thức Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Không tổ chức thiếu nhi vẫy cờ, hoa.

3. Hội đàm chính thức:

a) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thcủa chuyến thăm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức: Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại tiệc chiêu đãi.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 33. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm chính thức

1. Việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm chính thức theo lời mời của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước được tổ chức như sau:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón, hội đàm và chiêu đãi chính thức Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

b) Chủ tịch nước đồng chủ trì chiêu đãi chính thức cùng với Tng Bí thư, có hội kiến riêng và mời cơm thân Trưởng đoàn khách.

2. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưng đoàn khách, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn khách;

Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân).

3. Lễ đón chính thức:

a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Tổng Bí thư nếu Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách đi cùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người tháp tùng Trưởng đoàn khách, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức đón: Thực hiện như đón chính thức Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định này. Không tổ chức thiếu nhi vẫy cờ, hoa.

4. Hội đàm chính thức:

a) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thcủa chuyến thăm.

5. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

6. Chiêu đãi chính thức:

a) Tổng Bí thư và Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm;

c) Nghi thức: Tổng Bí thư đọc diễn văn chào mừng, Trưởng đoàn khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại tiệc chiêu đãi.

7. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 34. Đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại nước khách; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Nghi thức:

Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Người đứng đầu Chính phnước khách;

Tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Thủ tướng Chính phủ nếu Phu nhân (Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi cùng, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Chính phủ, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ, các quan chức Việt Nam tham gia hội đàm;

Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (Phu quân) đón Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân);

c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:

Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi lên bục danh dự; hai Phu nhân (Phu quân) được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;

Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam;

Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào và mời Người đứng đầu Chính phủ nước khách duyệt Đội danh dự;

Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách đi duyệt Đội danh dự;

Đội danh dự hô chúc sức khỏe Người đứng đầu Chính phủ nước khách;

Thủ tướng Chính phủ giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân). Người đứng đầu Chính phủ nước khách giới thiệu các thành viên đoàn với Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (Phu quân);

Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách trở lại bục danh dự. Hai Phu nhân (Phu quân) được mời đứng vào vị trí phía sau bục danh dự;

Đội danh dự diễu binh;

d) Sau lễ đón, Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân (Phu quân) cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân (Phu quân) vào phòng khánh tiết chụp ảnh lưu niệm; có hai hàng tiêu binh danh dự bồng súng chào; Phu nhân (Phu quân) Thủ tướng Chính phủ tiễn Phu nhân (Phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước khách tại nơi xe đỗ.

3. Hội đàm chính thức:

a) Thủ tướng Chính phủ cùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự hội đàm phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;

c) Thủ tướng Chính phủ và Người đứng đầu Chính phủ nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Thủ tướng Chính phủ chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần dự:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Nghi thức: Thủ tướng Chính phủ đọc diễn văn chào mừng, Người đứng đầu Chính phủ nước khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 35. Đón, tiếp Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hoặc Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Quc hội, Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Nhóm Nghị sỹ hữu nghị, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Vụ trưng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Chủ tịch Quốc hội chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nếu Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch Quốc hội nước khách đi cùng, Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Ủy ban Đi ngoại của Quốc hội, Chủ nhiệm (hoặc Phó Chủ nhiệm) Văn phòng Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội, quan chức có chức vụ tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp;

c) Nghi thức:

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân (Phu quân) đón Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Tặng hoa Chủ tịch Quốc hội nước khách và Phu nhân (Phu quân);

Có hai hàng tiêu binh danh dự.

3. Hội đàm chính thức: Tùy theo thỏa thuận, hai Chủ tịch Quốc hội hội đàm hoặc hội kiến.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Chủ tịch Quốc hội chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm; trong trường hợp cần thiết, mời một số đại biểu Quốc hội, quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, Đại sứ và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Chủ tịch Quốc hội đọc diễn văn chào mừng, Chủ tịch Quốc hội nước khách đọc diễn văn đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 36. Đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức

1. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân).

2. Lễ đón chính thức:

a) Phó Chủ tịch nước chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Phó Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các quan chức tham gia hội đàm, Trợ lý Phó Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) đón Phó Nguyên thủ Quốc gia và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân);

c) Nghi thức đón:

Có hai hàng tiêu binh danh dự;

Phó Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam dự lễ đón; Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn;

d) Sau lễ đón, Phó Chủ tịch nước và Phu nhân (Phu quân) cùng Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; Phó Chủ tịch nước và Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách vào phòng hội đàm. Hai Phu nhân (Phu quân) chia tay tại nơi xe đỗ.

3. Hội đàm chính thức: Tùy theo thỏa thuận, Phó Chủ tịch nước và Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách hội đàm hoặc hội kiến. Thành phần phía Việt Nam tham dự tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm.

4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

5. Chiêu đãi chính thức:

a) Phó Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Phó Chủ tịch nước đọc lời chào mừng, Phó Nguyên thủ Quốc gia nước khách đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 37. Đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm chính thức

1. Việc đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm chính thức theo lời mời của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Phó Chủ tịch nước được tổ chức như sau:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì lễ đón, hội đàm và chiêu đãi chính thức Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

b) Phó Chủ tịch nưc đồng chủ trì chiêu đãi chính thức cùng với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; có hội kiến riêng và mời cơm thân Trưởng đoàn khách.

2. Đón đoàn tại sân bay:

a) Thành phần: Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương hoặc cấp tương đương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước, lãnh đạo Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, lãnh đạo Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

b) Tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân).

3. Lễ đón chính thức:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì lễ đón;

b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng nếu Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách đi cùng, Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các quan chức tham gia hội đàm, lãnh đạo Vụ khu vực Ban Đối ngoại Trung ương, lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Vụ khu vực Bộ Ngoại giao;

y viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Phu nhân (Phu quân) đón Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) tại nơi xe đỗ;

Thiếu nhi tặng hoa Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân);

c) Nghi thức đón:

Có hai hàng tiêu binh danh dự;

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng giới thiệu các quan chức Việt Nam dự lễ đón; Trưởng đoàn khách giới thiệu các thành viên đoàn;

d) Sau lễ đón: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Phu nhân (Phu quân) cùng Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) chụp ảnh lưu niệm tại phòng khánh tiết; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Trưởng đoàn khách vào phòng hội đàm; hai Phu nhân (Phu quân) chia tay tại nơi xe đỗ.

4. Hội đàm chính thức:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cùng Trưởng đoàn khách chủ trì hội đàm;

b) Thành phần tham dự hội đàm phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm.

5. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

6. Chiêu đãi chính thức:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và Phó Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;

b) Thành phần:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm. Trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

c) Nghi thức: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đọc lời chào mừng, Trưởng đoàn khách đáp từ;

d) Tại tiệc chiêu đãi có biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn.

7. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.

Điều 38. Đón, tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm chính thức

1. Đón, tiễn tại sân bay:

a) Lãnh đạo cấp vụ Bộ Ngoại giao đón, tiễn Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách;

b) Lãnh đạo cấp vụ Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách.

2. Lễ đón, hội đàm, chiêu đãi:

a) Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì các hoạt động chính thức đi với khách đồng cấp;

b) Lễ đón: Tặng hoa Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);

c) Thành phần Việt Nam tham dự lễ đón và hội đàm: Các quan chức tương ứng với thành phần của đoàn khách và yêu cầu nội dung làm việc;

d) Chiêu đãi:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia đón, tiễn, hội đàm. Trong trường hp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự;

Phía khách: các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán;

Chủ tiệc phát biểu chúc rượu, Trưởng đoàn khách phát biểu đáp từ.

3. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp.

Chương 9.

ĐÓN, TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO NƯỚC NGOÀI THĂM LÀM VIỆC, THĂM CÁ NHÂN, QUÁ CẢNH

Điều 39. Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc

1. Đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không trang trí đường phố, không có hai hàng tiêu binh danh dự tại sân bay. Tại tiệc chiêu đãi, chủ tiệc đọc lời chúc rượu, Trưởng đoàn khách đáp từ.

2. Đón, tiếp Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quc gia đng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm làm việc thực hiện như đi với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức.

3. Đón, tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức.

4. Thành phần dự tiệc chiêu đãi đối với các chuyến thăm làm việc:

Phía Việt Nam: Các vị tham gia đón, tiễn, làm việc;

Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng và đại diện Đại sứ quán.

Điều 40. Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm cá nhân

Việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm cá nhân thực hiện theo quy định sau:

1. Đối với Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cá nhân: Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương đón, tiễn tại sân bay. Thu xếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách.

2. Đi với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm cá nhân: Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn tại sân bay. Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, thu xếp Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân Người đứng đầu Chính phủ nước khách.

3. Đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm cá nhân: Đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương đón, tiễn tại sân bay. Thu xếp Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước tiếp và mời cơm thân Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước khách.

4. Đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ thăm cá nhân: Lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Vụ khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn tại sân bay. Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, thu xếp Phó Chủ tịch nước tiếp và mời cơm thân Phó Nguyên thủ Quc gia nước khách; Phó Thủ tướng Chính phtiếp xã giao và mời cơm thân Phó Thủ tướng Chính phủ nước khách.

5. Đối với Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm cá nhân: Trên cơ sở trao đổi thống nhất với phía khách, thu xếp Chủ tịch Quốc hội tiếp và mời cơm thân Chủ tịch Quốc hội nước khách; Phó Chủ tịch Quc hội tiếp và mời cơm thân Phó Chủ tịch Quốc hội nước khách.

Điều 41. Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài quá cảnh

Việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài quá cảnh thực hiện theo quy định sau:

1. Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cm quyn nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

2. Bộ trưởng hoặc cấp tương đương đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

3. Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

4. Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương hoặc cấp tương đương đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

5. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hoặc Thứ trưởng đón, tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ nước ngoài quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

6. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội thu xếp đón, tiếp các đoàn khách của Quốc hội các nước, các tổ chức Nghị viện quốc tế quá cảnh tại sân bay Nội Bài.

7. Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đón, tiếp khách cp cao nước ngoài quá cảnh tại sân bay địa phương.

8. Nếu đoàn khách cấp cao nước ngoài có nhu cầu nghỉ lại, cơ quan đầu mi phi hợp với cơ quan đại diện nước khách thu xếp ăn ở, đi lại cho đoàn.

Chương 10.

ĐÓN, TIẾP BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI VÀ MỘT SỐ ĐOÀN KHÁC

Điều 42. Đón, tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương

1. Đón, tiếp Bộ trưởng hoặc cấp tương đương:

a) Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ, cơ quan mời khách đón, tiễn đoàn tại sân bay;

b) Bộ trưởng hoặc cấp tương đương mời khách chủ trì đón, tiếp, hội đàm, chiêu đãi;

c) Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp;

d) Thành phần tham dự các hoạt động chính thức do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương mời khách quyết định.

2. Đón, tiếp Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương:

a) Lãnh đạo Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn đoàn tại sân bay;

b) Chủ nhiệm Ủy ban hoặc cấp tương đương mời khách chủ trì đón, tiếp, hội đàm, chiêu đãi;

c) Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp;

d) Thành phần tham dự các hoạt động chính thức do Chủ nhiệm Ủy ban hoặc cấp tương đương mời khách quyết định.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy định về nghi lễ đón, tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo của lực lượng vũ trang nước ngoài thăm Việt Nam phù hợp vi thông lệ quốc tế và mức độ đón, tiếp khách của Việt Nam được quy định tại Nghị định này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 43. Đón, tiếp một số khách khác

1. Đối với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu là khách mời của Chủ tịch nước, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm Việt Nam theo danh nghĩa chuyến thăm. Đối với Chủ tịch Ủy ban châu Âu là khách mời của Thủ tướng Chính phủ, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm Việt Nam theo danh nghĩa chuyến thăm.

2. Đối với Tổng Thư ký Liên hợp quốc thăm chính thức hoặc thăm làm việc là khách mời của Chủ tịch nước, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm làm việc.

3. Đối với Chủ tịch Thượng Nghị viện nước ngoài, Chủ tịch Hạ Nghị viện nước ngoài, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Chủ tịch Tổ chức Liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) là khách mời của Chủ tịch Quốc hội, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Chủ tịch Quốc hội nước ngoài thăm Việt Nam. Đối với Phó Chủ tịch Thượng Nghị viện nước ngoài, Phó Chủ tịch Hạ Nghị viện nước ngoài, Phó Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Tổ chức Liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) là khách mời của Phó Chủ tịch Quốc hội, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Phó Chủ tịch Quốc hội nước ngoài thăm Việt Nam.

4. Đối với Người kế vị Vua hoặc Nữ hoàng nước ngoài là khách mời của Phó Chủ tịch nước, mức độ và nghi lễ đón, tiếp thực hiện như đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm Việt Nam.

5. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì đón, tiếp các thành viên khác của Hoàng gia nước ngoài là khách của Bộ Ngoại giao.

6. Thành viên Hoàng gia nước ngoài dẫn đầu đoàn kinh tế, văn hóa, xã hội là khách của bộ, ngành nào do lãnh đạo bộ, ngành đó chủ trì đón, tiếp.

7. Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức đón, tiếp các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ.

8. Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội tổ chức đón, tiếp các cựu Chủ tịch Quốc hội nước ngoài, Phó Chủ tịch Quốc hội nước ngoài, Tổng Thư ký AIPA, IPU và các tchức liên Nghị viện đến thăm theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quc hội.

9. Các cựu Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội nước ngoài là khách mời của cơ quan nào do cơ quan đó chủ trì đón, tiếp.

10. Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp.

Chương 11.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC VỀ ĐÓN, TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Điều 44. Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài Tưởng niệm

1. Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài Tưởng niệm được thu xếp theo thỏa thuận của hai bên.

2. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc:

a) Tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Quản lý Lăng Chtịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn vào viếng;

b) Tại Đài Tưởng niệm, Trưởng Ban Quản lý Lăng Chtịch Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn tưởng niệm; có hai hàng tiêu binh danh dự. Khi mặc niệm, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ’.

3. Đối với khách nước ngoài khác từ cấp Bộ trưng hoặc tương đương trở lên, đại diện Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng dẫn đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm tại Đài Tưởng niệm. Tại Đài Tưởng niệm có mở băng nhạc “Hồn tử sĩ’.

Điều 45. Người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách

1. Người tháp tùng:

a) Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng (hoặc Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương) tháp tùng Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức;

b) Bộ trưởng hoặc cấp tương đương tháp tùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức;

c) Đại sứ Việt Nam tại nước khách tháp tùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức;

d) Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Đảng hoặc cấp tương đương tháp tùng Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước khách thăm chính thức;

đ) Một Lãnh đạo nữ cấp Thứ trưởng hoặc Vụ trưng tháp tùng Phu nhân Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức và Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức;

e) Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tháp tùng Chủ tịch Quốc hội nước khách thăm chính thức;

g) Các trường hợp khác: Cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp khách thu xếp cán bộ phục vụ Trưởng đoàn và Phu nhân (Phu quân) trong các hoạt động chính thức;

h) Người tháp tùng Trưởng đoàn khách tham dự đón, tiễn đoàn tại sân bay, lễ đón, chiêu đãi chính thức và tháp tùng Trưởng đoàn khách trong các hoạt động chính thức, thăm cơ sở, thăm địa phương. Người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách tham dự đón, tiễn đoàn tại sân bay, lễ đón, chiêu đãi chính thức và tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Trưởng đoàn khách trong các hoạt động theo chương trình riêng;

i) Đại sứ Việt Nam tại nước khách về nước tham gia đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc và Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức, thăm làm việc (Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định). Đại sứ tham gia tháp tùng Trưởng đoàn khách trong các hoạt động chính thức, thăm cơ sở, thăm địa phương.

2. Vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách: Trong các hoạt động đối ngoại, vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách được xếp ngay sau vị trí của các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ.

Điều 46. Treo cờ và trang trí

1. Đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài:

a) Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa và trên nóc nhà VEP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi tổ chức lễ đón chính thức, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi, trên các tuyến đường Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - Độc Lập (Hà Nội), nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm;

b) Treo cụm Quốc kỳ hai nước trước cổng Phủ Chủ tịch, ngã tư đường Độc Lập - Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Chùa Một Cột, ngã tư đường Hùng Vương - Phan Đình Phùng (Hà Nội);

c) Ngoài các quy định trên, đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước ngoài, treo cụm Quốc kỳ hai nước trước cổng trụ sở Trung ương Đảng.

2. Đối với chuyến thăm làm việc của Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính phủ nước ngoài: Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà VIP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi đón tiếp khách, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi; nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm.

3. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Chủ tịch Quốc hội: Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà VIP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi đón tiếp khách, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi; nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm.

4. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài: Treo Quốc kỳ hai nước trước cửa nhà VIP-A sân bay quốc tế Nội Bài, nơi đón tiếp khách, phòng hội đàm, phòng tiếp xúc cấp cao, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi, nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm. Đối với chuyến thăm chính thức của Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước ngoài, treo cụm Quốc kỳ hai nước trước Phủ Chủ tịch.

5. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và cấp tương đương nước ngoài: Treo Quốc kỳ hai nước tại nơi đón tiếp, phòng hội đàm, phòng ký kết văn kiện, phòng họp báo, phòng chiêu đãi, nơi ở của Trưởng đoàn khách, nơi Trưởng đoàn khách đến thăm.

6. Đặt Quốc kỳ hai nước có kích thước nhỏ trên bàn hội đàm từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên, bàn họp Ủy ban hợp tác liên chính phủ, bàn hội đàm cấp Thứ trưng ngoại giao.

7. Trên xe chở khách cấp cao nước ngoài, cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và tương đương thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc có treo Quốc kỳ hai nước.

8. Đối với chuyến thăm cá nhân, quá cảnh của khách cấp cao nước ngoài: Không treo Quốc kỳ hai nước trong các hoạt động.

9. Khi treo Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước khách hoặc Quốc kỳ Việt Nam và cờ của Tổ chức quốc tế trong các hoạt động đối ngoại, Quốc kỳ Việt Nam ở bên phải, Quốc kỳ nước khách, cờ của Tổ chức quốc tế ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên. Quốc kỳ các nước, cờ của Tổ chức quốc tế phải may đúng quy định, đúng mẫu và treo theo chiều ngang.

10. Đối với chuyến thăm của Vua, Nữ hoàng hoặc thành viên Hoàng gia nước ngoài, nếu phía khách đề nghị sử dụng cờ hiệu Hoàng gia, cơ quan tổ chức đón, tiếp đáp ứng theo yêu cầu của phía khách.

Điều 47. Phòng khách danh dự, trải thảm đón, tiễn khách nước ngoài tại sân bay

1. Tại các sân bay quốc tế ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý sân bay thu xếp phòng khách danh dự (phòng VIP-A) để đón, tiếp các đoàn khách từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và tương đương trở lên. Tại các sân bay khác ở địa phương, cơ quan quản lý thu xếp phòng khách danh dự đối với khách từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và tương đương trở lên, tùy theo điều kiện thực tế của mỗi sân bay.

2. Khi đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền, Người đứng đầu Chính ph, Chủ tịch Quốc hội và Phó Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thảm đđược trải từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe ô tô của Trưởng đoàn.

Điều 48. Xe hộ tống, xe dẫn đường

1. Xe chở Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức có 08 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Xe chNgười đứng đầu Chính phủ nước ngoài thăm chính thức có 06 mô-tô hộ tống; có xe cảnh sát dẫn đường. Mô-tô hộ tống chỉ áp dụng trong các hoạt động chính thức tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với chuyến thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh của Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia, Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước ngoài, có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức, không có mô-tô hộ tống.

3. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc, quá cảnh của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và cấp tương đương nước ngoài, có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức. Đối với khách cấp cao nước ngoài thăm cá nhân, có xe cảnh sát dẫn đường trong một số hoạt động chính.

Điều 49. Đài thọ

Việc đài thọ cho các đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam được thực hiện theo quy định của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đối đẳng.

Điều 50. Tặng phẩm

1. Đối với các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chủ tđón, tiếp đoàn có tặng phẩm tặng Trưởng đoàn khách và Phu nhân (Phu quân) nếu Phu nhân (Phu quân) đi cùng. Trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng thành viên chính thức và quan chức tùy tùng.

2. Tặng phẩm quy định tại Khoản 1 Điều này là sản phẩm do Việt Nam sản xuất, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Điều 51. Đón, tiễn khách cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy

Việc đón, tiễn các đoàn khách cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy được thực hiện tương tự như đón, tiễn đoàn đến và về bằng đường hàng không nhưng vận dụng theo điều kiện thực tế của địa điểm nơi tổ chức.

Điều 52. Đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương

1. Các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài đến thăm địa phương trọng thị, chu đáo, an toàn, không lãng phí, không phô trương hình thức.

2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn nghi lễ và đón, tiếp khách nước ngoài thăm địa phương.

Điều 53. Đón, tiếp khách nước ngoài vào tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

Việc đón, tiếp khách nước ngoài đến tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam thực hiện theo đề án và kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hp với các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và thông lệ của từng hội nghị, hội thảo.

Chương 12.

TIỄN VÀ ĐÓN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐI THĂM, DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 54. Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài

Thành phần tiễn và đón Đoàn tại sân bay được quy định như sau:

1. Thành phần tiễn và đón Lãnh đạo cấp cao của Đảng không giữ chức vụ Nhà nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

2. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tiễn và đón Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiễn và đón Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

4. Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiễn và đón Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Chương 13.

NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI ĐOÀN NGOẠI GIAO, CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TẠI HÀ NỘI

Điều 55. Đại sứ trình Quốc thư

1. Đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch.

2. Dự Lễ trình Quốc thư có Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước và Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao.

3. Đại diện lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao đưa Đại sứ đi trình Quốc thư. Xe đưa Đại sứ đi trình Quốc thư và đưa Đại sứ trở về có 4 mô-tô hộ tống. Xe đưa Đại sứ trở về có cắm Quốc kỳ hai nước.

4. Trước cửa Phủ Chủ tịch có hai hàng tiêu binh danh dự bồng súng chào khi Đại sứ đến và về.

5. Trước khi trình Quốc thư, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao tiếp Đại sứ để nhận bản sao Quốc thư và giới thiệu nghi lễ trình Quốc thư.

Điều 56. Đại sứ chào xã giao, chào từ biệt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Bộ Ngoại giao thu xếp Đại sứ nước ngoài sau khi trình Quốc thư đến chào Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Căn cứ vào điều kiện cụ thể để thu xếp Đại sứ đến chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Ngoại giao trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Điều 57. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội

1. Thủ tướng Chính phủ tiếp chung các Trưng Đại diện của Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Liên hợp quốc (24-10) hàng năm.

2. Các trường hợp đặc biệt khác, Bộ Ngoại giao xem xét, kiến nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp.

Điều 58. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao

1. Dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài: Lãnh đạo cấp Thứ trưởng là khách chính, trừ trường hợp đặc biệt.

2. Dự chiêu đãi kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao do Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội tổ chức:

a) Năm tròn: Lãnh đạo cấp Bộ trưởng là khách chính, trừ trường hợp đặc biệt;

b) Năm lẻ 5 và các năm khác: Lãnh đạo cấp Thứ trưởng là khách chính.

3. Dự lễ kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao do hai bên thỏa thuận tchức: Thực hiện theo đề án được cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 59. Mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự các hoạt động

1. Mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tchức quốc tế tại Hà Nội dự phiên khai mạc các kỳ họp của Quốc hội và các hoạt động khác quy định tại Nghị định này.

2. Ngoài các quy định về mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Nghị định này, nếu cơ quan, địa phương hoặc cá nhân gặp ghoặc mời Đoàn Ngoại giao, các Trưởng Đại diện của Tchức quốc tế tham dự các sự kiện, hoạt động phải có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao trước khi mời.

Điều 60. Thu xếp khách chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước

1. Cơ quan chủ quản thu xếp cho khách nước ngoài chào Lãnh đạo Đảng thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; chào Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thông qua Văn phòng Chủ tịch nước; chào Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ; chào Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội thông qua Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

2. Cơ quan chủ quản thu xếp cho khách nước ngoài chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có trách nhiệm thông báo Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan kết quả các cuộc tiếp để phối hợp triển khai thực hiện.

3. Bộ Ngoại giao làm đầu mối, thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thu xếp để Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Chương 14.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 61. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2013.

2. Ktừ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước và đón, tiếp khách nước ngoài và Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức nhà nước trong tchức mít-tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành.

Điều 62. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước trong công tác tổ chức các ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua;

b) Chủ trì hướng dẫn thi hành nghi thức trong tổ chức các ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua.

2. Bộ Ngoại giao:

a) Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài;

b) Kiến nghị mức độ đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực khác chưa được quy định tại Nghị định này.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn về nguồn kinh phí và việc sử dụng kinh phí tổ chức các sự kiện quy định tại Nghị định này.

4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng quy định phục vụ đón, tiễn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách nước ngoài tại các cửa khẩu quốc tế.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương nhân dịp tổ chức các sự kiện quy định tại Nghị định này.

6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối cho việc tổ chức các sự kiện quy định tại Nghị định này.

7. Các bộ, ngành có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch và Bộ Ngoại giao trong việc tổ chức các ngày kỷ niệm; thực hiện nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

8. Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, tchức chính trị, tchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng