Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ Về thanh toán bằng tiền mặt (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 161/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Cơ quan ban hành: Chính phủ
- Ngày ban hành: 28-12-2006
- Ngày có hiệu lực: 27-01-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-03-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2590 ngày (7 năm 1 tháng 5 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-03-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 161/2006/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2006 |
NGHỊ ĐỊNH
SỐ 161/2006/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này gồm:
1. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Kho bạc Nhà nước.
2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước.
3. Các tổ chức khác và cá nhân trong giao dịch tiền mặt với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Điều 3. Hạn mức thanh toán bằng tiền mặt
1. Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước khi trả tiền cho bên thụ hưởng phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả, trừ những khoản được phép chi trả bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước.
2. Đối với những khoản chi trả cho người thụ hưởng không có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Kho bạc Nhà nước thì các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước được chi trả bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng.
3. Đối với những khoản chi trả dưới hạn mức thanh toán bằng tiền mặt thì các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước được chi trả bằng tiền mặt cho bên thụ hưởng.
Điều 4. Phí giao dịch tiền mặt của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền thu phí giao dịch tiền mặt tại đơn vị mình. Mức phí giao dịch tiền mặt do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và niêm yết công khai phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Rút tiền mặt với số lượng lớn
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Kho bạc Nhà nước được thoả thuận với các tổ chức, cá nhân về việc rút tiền mặt với số lượng lớn và việc thông báo trước khi có nhu cầu rút tiền mặt với số lượng lớn.
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Tài chính đối với thanh toán bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước
Bộ Tài chính quy định cụ thể hạn mức thanh toán bằng tiền mặt áp dụng cho các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, những khoản được chi trả bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước, định mức tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước.
Điều 7. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ngân hàng Nhà nước Việt
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hướng dẫn thực hiện định mức tồn quỹ tiền mặt trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến những quy định của Nghị định này tới các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước do Bộ, ngành mình quản lý.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước do Bộ, ngành mình quản lý về việc chấp hành các quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
3. Xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này theo quy định của pháp luật và thông báo việc xử lý cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Tuyên truyền, phổ biến những quy định của Nghị định này tới các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn mình quản lý để các đối tượng này chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước đang hoạt động tại địa bàn hành chính do mình quản lý.
3. Xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này theo quy định của pháp luật và thông báo việc xử lý cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Điều 10. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
2. Cán bộ, công chức vi phạm các quy định tại Nghị định này, ngoài việc bị xử lý theo khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý theo các quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức.
3. Cán bộ, công chức và các cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này mà có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 12. Trách nhiệm hướng dẫn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng quy định tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |