cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ Về việc quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 123/2006/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 27-10-2006
  • Ngày có hiệu lực: 27-11-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-06-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1296 ngày (3 năm 6 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-06-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-06-2010, Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ Về việc quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010 của Chính phủ Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 123/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2006 

 

NGHỊ  ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN VIỆT NAM TRÊN CÁC VÙNG BIỂN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Thủy sản
,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam và ngoài vùng biển Việt Nam; phân vùng biển, phân tuyến khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam.

Tr­ường hợp Điều ­ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo Điều ư­ớc quốc tế đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

 1. Vùng biển Việt Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đ­ược quy định tại Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003 và theo Điều ­ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Ngoài vùng biển Việt Nam là vùng biển quốc tế (biển cả) hoặc vùng biển của quốc gia khác.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Bộ Thuỷ sản giúp Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trong và ngoài vùng biển Việt Nam.

2. Quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phát triển bền vững; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển.

Chương 2:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 4. Phân vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản

1. Vùng biển Việt Nam được phân thành:

a) Vùng biển ven bờ đ­ược tính từ bờ biển (ngấn nư­ớc khi thuỷ triều thấp nhất) đến đ­ường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý;

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển để xác định và công bố ranh giới vùng biển ven bờ giữa các tỉnh;

b) Vùng biển xa bờ đư­ợc tính từ đ­ường cách bờ biển 24 hải lý đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam.

2. Vùng biển ven bờ được phân thành hai tuyến sau đây:

a) Tuyến bờ là vùng biển được tính từ bờ biển đến đ­ường nối liền các điểm cách bờ biển 6 hải lý;

b) Tuyến lộng là vùng biển đ­ược tính từ đ­ường cách bờ biển 6 hải lý đến đường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý.

3. Vùng biển xa bờ là tuyến khơi.

4. Đối với các địa phương có đảo, quần đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào sự cần thiết và đặc điểm cụ thể của từng đảo, quần đảo quy định tuyến bờ của đảo hoặc quần đảo đó, nhưng giới hạn không quá 6 hải lý.

Điều 5. Quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam

Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:

1. Quy định của Bộ Thủy sản hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác; các ph­ương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư­ cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng tại các vùng biển hoặc từng tuyến khai thác; khu vực bị cấm khai thác và khu vực bị cấm khai thác có thời hạn; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy sản đ­ược phép khai thác.

2. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến bờ:

    a) Tàu cá có chiều dài đ­ường nư­ớc thiết kế dư­ới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất dư­ới 20 sức ngựa được hoạt động tại tuyến bờ;

    b) Tàu cá tuyến bờ đăng ký tại tỉnh nào chỉ đ­ược hoạt động trong tuyến bờ của tỉnh đó;

    c) Tàu cá tuyến bờ không được hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi.

3. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến lộng:

    a) Tàu cá có chiều dài đường n­ước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 20 sức ngựa đến d­ưới 90 sức ngựa được hoạt động tại tuyến lộng;

    b) Tàu cá tuyến lộng không đ­ược hoạt động ở tuyến bờ và tuyến khơi, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

4. Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến khơi:

    a) Tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 90 sức ngựa trở lên và tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 50 sức ngựa trở lên làm các nghề câu, rê, vây, chụp mực đ­ược hoạt động tại tuyến khơi;

    b) Tàu cá tuyến khơi không đ­ược hoạt động ở tuyến bờ và tuyến lộng.

5. Tàu cá hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi phải được đánh dấu để nhận biết. Bộ Thủy sản quy định cụ thể về dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi.

Chương 3:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN Ở NGOÀI VÙNG BIỂN VIỆT NAM

 Điều 6. Điều kiện hoạt động khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam

Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ở vùng biển quốc tế hoặc vùng biển của quốc gia khác phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có căn cứ là Hiệp định hợp tác khai thác thuỷ sản giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với quốc gia có biển hoặc có hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân của quốc gia có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có biển chấp thuận.

2. Đối với tàu cá:

    a) Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế. Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên;

    b) Đã được đăng ký, đăng kiểm. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng;

    c) Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật;

    d) Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định của pháp luật.

3. Đối với thuyền viên và ng­ười làm việc trên tàu cá:

    a) Thuyền trư­ởng, máy tr­ưởng phải có bằng thuyền tr­ưởng, máy trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    b) Có thẻ bảo hiểm thuyền viên;

    c) Có hộ chiếu theo quy định của pháp luật;

    d) Trên tàu hoặc nhóm tàu phải có ít nhất 1 người biết thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia mà tàu cá đến khai thác.

Điều 7. Thủ tục và trình tự cấp giấy tờ có liên quan cho tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam

1. Để được khai thác thủy sản ở vùng biển quốc tế hoặc vùng biển của quốc gia khác, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ Thủy sản. Hồ sơ bao gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này cho tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển quốc tế hoặc vùng biển của quốc gia khác, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, nơi chủ tàu cá đăng ký;

    b) Hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản (bản sao);

    c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản sao);

    d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao);

    đ) Danh sách thuyền viên;

    e) Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (bản sao).

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ Thủy sản xem xét hồ sơ và cấp các giấy tờ cho tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam, bao gồm: 

    a) Văn bản cho phép tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quốc tịch tàu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);

    c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);

    d) Danh sách thuyền viên (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).

Trong trư­ờng hợp không cấp các giấy tờ nêu tại khoản 2 Điều này thì Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải có văn bản trả lời chủ tàu cá và nêu rõ lý do.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN

 Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam

1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 21 của Luật Thuỷ sản.

2. Thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho ng­ười và tàu cá hoạt động thủy sản và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Trong quá trình hoạt động trên biển, trên tàu cá phải có các giấy tờ (bản chính) sau đây:

    a) Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn;

    b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định của pháp luật phải có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

    c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định của pháp luật phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Đối với trường hợp tàu cá đã được thế chấp tại ngân hàng thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được ngân hàng đó xác nhận;

    d) Sổ danh bạ thuyền viên, Sổ thuyền viên tàu cá theo quy định của pháp luật.

Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá mà pháp luật quy định không phải có Sổ thuyền viên thì phải có giấy tờ tùy thân.

4. Ghi nhật ký và báo cáo khai thác thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản ngoài vùng biển Việt Nam

1. Thực hiện đầy đủ thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia có vùng biển mà tàu cá đến khai thác.

2. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia có vùng biển mà tàu cá đến khai thác.

3. Chủ tàu cá phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và ng­ười làm việc trên tàu cá.

4. Trong quá trình hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển, thuyền tr­ưởng tàu cá phải mang theo các giấy tờ (bản chính) sau đây:

    a) Các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

    b) Các giấy tờ liên quan do quốc gia có biển cấp khi tàu cá đến hoạt động trên vùng biển của quốc gia đó.

5. Khi xảy ra sự cố tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm cần sự cứu giúp, thuyền tr­ưởng phải phát tín hiệu cấp cứu và liên hệ kịp thời với nhà chức trách của quốc gia có biển gần nhất, thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam để đ­ược giúp đỡ; thông báo cho cơ quan quản lý nhà n­ước về thuỷ sản cấp tỉnh hoặc về Bộ Thuỷ sản.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ N­ƯỚC

 Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức việc điều tra, thăm dò đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng biển; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển tàu cá, cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo hư­ớng bền vững.

2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản tại tuyến khơi.

3. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tàu cá; cấp giấy phép cho các tàu cá hoạt động trên các vùng biển theo thẩm quyền.

4. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong việc quản lý tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, tuyến khai thác, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và tìm kiếm cứu nạn cho ngư­ời và tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam.

5. Tổ chức đào tạo, bồi d­ưỡng đội ngũ thuyền tr­ưởng, máy trưởng tàu cá, thuyền viên và những người làm việc trên tàu cá về nghề nghiệp.

6. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngư­ dân chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven bờ sang các nghề khác; quản lý dựa vào cộng đồng đối với vùng biển ven bờ; nội dung pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương.

Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan

Trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình, phối hợp với Bộ Thuỷ sản thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho ng­ư dân khai thác thuỷ sản trên biển; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; phối hợp với các ngành, các cấp tìm kiếm cứu nạn ng­ười và tàu cá trên biển, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân tiến hành hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển

1. Căn cứ quy hoạch phát triển của ngành Thuỷ sản, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ph­ương tiện, cơ cấu nghề nghiệp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi của tỉnh; phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong công tác điều tra, thăm dò, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản.

2. Quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ; phối hợp với Bộ Thủy sản trong việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển xa bờ.

3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuỷ sản cho nhân dân.

4. Hướng dẫn và phổ biến nhân rộng các mô hình tổ chức khai thác thuỷ sản theo tổ, đội, tập đoàn sản xuất gắn với dịch vụ hậu cần, đảm bảo an toàn trên biển; h­ướng dẫn và tạo điều kiện để  ng­ư dân chuyển đổi nghề khai thác thuỷ sản ven bờ sang làm các nghề khai thác thuỷ sản xa bờ hoặc nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ khác.

Phân cấp quản lý tuyến bờ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thuỷ sản ở tuyến bờ.

5. Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thuỷ sản trong phạm vi đ­ược phân công quản lý, triển khai các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi trong phạm vi vùng biển ven bờ; phối hợp với Bộ Thủy sản trong việc kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển xa bờ.

6. Định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ Thuỷ sản về tình hình đăng ký tàu cá, đăng kiểm tàu cá và cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản của tỉnh mình theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 14. Hướng dẫn và thi hành Nghị định

1. Bộ tr­ưởng Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm h­ướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trư­ởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,  Website Chính phủ,
  Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b)
.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 


 
Nguyễn Tấn Dũng