cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ Về mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 03/2006/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 06-01-2006
  • Ngày có hiệu lực: 01-02-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 699 ngày (1 năm 11 tháng 4 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2008
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2008, Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ Về mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị định số 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2006 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC CHO DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, CƠ QUAN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CÁ NHÂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Quy định mức lương tối thiểu để trả công đối với lao động là người Việt Nam làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đần tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) như sau:

1. Mức 870.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;

2. Mức 790.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;

3. Mức 710.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.

Điều 2.

1. Mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương; tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền đã được pháp luật lan động quy định.

2. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này.

3. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Điều 3.

1. Mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này được Chính phủ điều chỉnh tùy thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời kỳ.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện người sử đụng lao động và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2006.

Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



 
Phan Văn Khải