Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 114/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Cơ quan ban hành: Chính phủ
- Ngày ban hành: 31-12-2002
- Ngày có hiệu lực: 01-01-2003
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-07-2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3834 ngày (10 năm 6 tháng 4 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-07-2013
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
Bản án sử dụng
- 973/2015/LĐ-PT (17-08-2015) Áp dụng:
- 822/2015/LĐ-PT (08-07-2015) Áp dụng:
- 718/2015/LĐ-ST (03-06-2015) Áp dụng: Điều 15
- 1063/2015/LĐ–ST (30-07-2015) Áp dụng: Điều 15 Điểm c khoản 1 Điều 7
- 18/2015/LĐ-ST (28-09-2015) Áp dụng: Điều 15
- 05/2014/LĐ-ST (22-04-2014) Áp dụng: Điều 15
- 06/2014/LĐ–ST (24-04-2014) Áp dụng: Điều 7
15/2014/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động
- 3586
- 138
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Ngày 07/4/2006, ông NĐ_Lê Viết Thịnh được nhận vào làm việc tại BĐ_Công ty TNHH Hà Lan (Việt Nam) (sau đây gọi tắt là BĐ_Công ty Hà Lan) với vị trí điều dưỡng, thời gian thử việc 3 tháng, đến ngày 07/7/2006 được BĐ_Công ty Hà Lan ký hợp đồng lao động thời hạn 01 năm; sau đó hai bên ký thêm một hợp đồng lao động thời hạn 3 năm từ 08/7/2007 đến 07/7/2010; hết hạn hợp đồng ông NĐ_Thịnh vẫn tiếp tục làm việc tại đây nên hợp đồng lao động của ông NĐ_Thịnh được chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Quá trình làm việc ông NĐ_Thịnh luôn làm tốt công việc và được tăng lương, mức lương bình quân ông NĐ_Thịnh được nhận 6 tháng liền kề trước khi công ty cho ông NĐ_Thịnh nghỉ việc là 12.000.000đ/tháng.
32/2015/LĐ-ST Sơ thẩm Lao động
- 2401
- 115
Tranh chấp về kỷ luật lao động
Ngày 08/8/2008 Công ty đã gửi Giấy báo đến địa phương nơi ông cư trú đề nghị Uỷ ban nhân dân phường triệu tập ông có mặt để làm việc với Phòng kế toán tài vụ và Phòng Tổ chức cán bộ của Công ty vào lúc 08 giờ ngày 15/8/2008. Nội dung Giấy báo ghi “ông bỏ nhiệm sở” là xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của ông. Kể từ ngày 01/7/2008 ông gửi đơn khiếu nại đến Tổng Công ty 6, lãnh đạo BĐ_Công ty 93 và các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xem xét lại Quyết định điều chuyển công tác số 117/QĐ-TCCB ngày 27/6/2008, các cơ quan đã triệu tập hòa giải nhưng BĐ_Công ty 93 vắng mặt. Vì vậy ông khởi kiện tại Tòa án, đến nay ông đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động với BĐ_Công ty 93 kể từ ngày 30/12/2014, yêu cầu Tòa án buộc BĐ_Công ty 93 giải quyết những vấn đề sau: 1. Hủy các quyết định: - Quyết định số 102/QĐ-TCCB ngày 05/6/2008 V/v Thi hành kỷ luật lao động và bồi thường vật chất. Vì căn cứ để ban hành Quyết định là cuộc họp ngày 13/5/2008 tuy nhiên nội dung tại biên bản đánh máy không phù hợp với nội dung được thể hiện tại biên bản sổ họp.
82/2014/LĐ-ST: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động) Sơ thẩm Lao động
- 1800
- 62
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Theo đơn khởi kiện và bản tự khai do ông Vũ Hoàng Nam, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày: Ngày 21/6/2001 Chi nhánh Công ty Quốc tế TNHH Đông Tài Việt Nam có ký Hợp đồng lao động với ông NĐ_Lê Thanh Tân, thời hạn 1 năm, từ01/8/2001 đến 01/6/2002 với công việc là nhân viên thiết kế, tiền lương 3.000.000 đồng/tháng. Ông NĐ_Tân tiếp tục làm việc đến ngày 15/3/2005 thì Chủ tịch Tập đoàn New Vest Group có quyết định Điều chuyển số 016/QĐ-05 nội dung Điều chuyển ông NĐ_Lê Thanh Tân, là nhân viên thiết kế tại Chi nhánh Công ty Quốc tế TNHH Đông Tài Việt Nam tại thành phố HCM, Thành viên của New Vest Group về làm việc tại BĐ_Văn phòng đại diện New Vest Group, thành phố HCM từ ngày 01/4/2005 cũng với công việc là nhân viên thiết kế.
86/2014/LĐ-ST: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động) Sơ thẩm Lao động
- 950
- 40
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Trong đơn khởi kiện ngày 19/9/2012, bản tự khai ngày 27/11/2012 và các biên bản hòa giải nguyên đơn ông NĐ_Nguyễn Huỳnh Thanh Thức trình bày: Ngày 02/8/ 2010 ông có ký hợp đồng lao động với Xí nghiệp Tư vấn Thiết Kế (sau đây gọi tắt là Xí nghiệp) trực thuộc BĐ_Công ty Cổ phần Địa ốc Tam Hà (sau đây gọi tắt là Công ty), thời hạn 01 năm, kể từ ngày 01/8/2010 đến ngày 31/7/2011, công việc phải làm thiết kế bản vẽ, mức lương ghi trên hợp đồng lao động là 1.764.000 đồng nhưng trên thực tế nhận là 4.500.000 đồng. Khi hết hạn hợp đồng lao động ngày 31/7/2011, ông vẫn tiếp tục làm việc và hai bên không ký hợp đồng lao động mới. Ngày 03/02/2012 ông nhận Thông báo số: 01/XNTVTK của Xí nghiệp về việc cho ông thôi việc sau 45 ngày, kể từ ngày ra Thông báo. Ngày 19/3/2012 Công ty ra Quyết định thôi việc số: 07/XNTVTK đối với ông.
97/2014/LĐ-ST: Đòi tiền lương, yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật Sơ thẩm Lao động
- 1779
- 43
Theo đơn khởi kiện và lời trình bày của Nguyên đơn, ông NĐ_Hà Duy Thức thì: Ông vào làm việc tại BĐ_Công ty TNHH Sắt Thép Vinh Diệu (Bị đơn) từ tháng 3/2010, sau thời gian thử việc 01 tháng, Bị đơn có thảo thuận ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm với ông và sau đó ký tiếp hợp đồng thứ 2 với thời hạn 01 năm kể từ ngày 10/4/2011 đến ngày 10/4/2012. Công việc vận hành máy ống. Địa Điểm làm việc tại ấp Khánh An, xã KB, huyện TU, tỉnh BD. Mức lương 2.500.000 đồng/tháng, phụ cấp trách nhiệm 200.000 đồng/tháng, lương khác 700.000 đồng/tháng.
101/2014/LĐ-ST: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động) Sơ thẩm Lao động
- 801
- 31
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Tại đơn khởi kiện nộp ngày 23/7/2012, các bản tự khai ngày 12/11/2012 và ngày 30/12/2013, các biên bản hòa giải ngày 13/3/2013, ngày 26/3/2013 và ngày 04/3/2014 ông NĐ_Lê Duy Khánh- nguyên đơn trình bày: ông làm việc tại BĐ_Công Ty TNHH Sắt thép Vinh Định từ tháng 4/2008, thời gian thử việc 01 tháng. Đến tháng 5/2008 ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm, chức danh là nhân viên, đến ngày 1/5/2009 ký tiếp một hợp đồng lao động có thời hạn là 01 năm với chức danh là tổ trưởng tổ bảo trì; mức lương của hai hợp đồng này thì ông không nhớ là bao nhiêu. Đến ngày 2/5/2010 có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, với mức lương trong hợp đồng là 1.744.400đ/tháng và kèm theo phụ lục hợp đồng số 23/2011 ngày 23/6/2011 thì mức lương 2.600.000đ/tháng. Tuy nhiên theo ông ngoài mức lương trên thì ông còn nhận thêm Khoản lương khác, nên tổng mức lương thực nhận của ông là 4.100.000đ/tháng, mức lương này được phía công ty thừa nhận tại biên bản hòa giải tại Phòng LĐTB-XH huyện TU, ngoài ra ông không có chứng cứ khác về mức lương này.
01/2013/LĐ-ST: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động) Sơ thẩm Lao động
- 1631
- 22
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Ông vào làm việc tại BĐ_Công ty hàng da Levan ngày 18/9/1996, sau thời gian thử việc 02 tháng, Công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn nhận ông vào làm việc, công việc được giao là tài xế. Một thời gian sau Công ty ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn (tất cả các hợp đồng Công ty không giao cho ông), công việc ông được giao vẫn là tài xế đưa đón nhân viên và thỉnh thoảng đưa đón chuyên gia (ngoài giờ hành chính), mức lương 5.235.000 đồng/tháng. Quá trình làm việc ông hoàn thành công việc, tuy nhiên thỉnh thoảng có vi phạm nội quy bị Công ty nhắc nhở. Ngày 16/4/2012 do không đưa đón chuyên gia đúng giờ nên Công ty có họp kỷ luật ông. Sau đó điều động ông qua bộ phận may đế giày. Do công việc này không đúng chuyên môn nên ông không nhận nhiệm vụ. Ngày 07/5/2012 ông nhận quyết định xử lý kỷ luật của Công ty, ngày 26/5/2012 ông nhận trợ cấp thôi việc với số tiền 32.719.000 đồng. Mặc dù đã nhận trợ cấp thôi việc nhưng Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông là trái quy định pháp luật nên ông yêu cầu huỷ quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và yêu cầu Công ty phải nhận ông trở lại làm việc, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc (từ 25/4/2012 đến khi được nhận trở lại làm việc) với mức lương 5.235.000 đồng. Bồi thường 02 tháng tiền lương và thanh toán các khoản tiền bảo hiểm theo quy định. Tổng cộng khoảng 51.000.000 đồng.