Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ Về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 54/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Cơ quan ban hành: Chính phủ
- Ngày ban hành: 08-07-1999
- Ngày có hiệu lực: 23-07-1999
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 02-06-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-09-2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2244 ngày (6 năm 1 tháng 24 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 13-09-2005
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/1999/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1999 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị định này quy định việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng.
2. Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và mọi công dân.
Điều 2. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. ''Lưới điện cao áp" là hệ thống các công trình đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm, đường cáp điện đi nổi, trạm điện có điện áp danh định từ 1000V trở lên.
2. "Bộ phận công trình lưới điện" là các thiết bị, phụ kiện được lắp đặt trên lưới điện và các kết cấu kiến trúc, xây dựng để phục vụ việc truyền tải và phân phối điện như: dây điện, cột điện, xà, vật cách điện, hệ thống tiếp đất, móng cột, dây néo cột, kè, ụ đất bảo vệ chân cột, mương, rãnh thoát nước của trạm điện, hàng rào trạm điện, thiết bị điện, cáp điện, hệ thống thiết bị thông tin, mương cáp, cột mốc, biển báo an toàn điện và các bộ phận phụ trợ khác.
3. "Dây trần" là dây dẫn điện chuyên dùng không bọc lớp cách điện.
4. "Dây bọc" là dây dẫn diện chuyên dùng được bọc lớp cách điện.
5. ''Cáp điện" là dây dẫn điện chuyên dùng được bọc cách điện tiêu chuẩn theo từng cấp điện áp.
6. "Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện" là khoảng không gian lưu không được quy định về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo công trình đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.
Mỗi công trình lưới điện đều có hành lang bảo vệ an toàn quy định tại các điều 6, 12, 14 của Nghị định này.
7. "Phạm vi bảo vệ" gồm công trình lưới điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.
8. "Đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền" là tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Khi thiết kế, xây dựng công trình lưới điện cao áp và các công trình khác có liên quan đến công trình lưới điện cao áp tổ chức, cá nhân phải tuân theo mọi quy định trong Nghị định này.
Điều 4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm vào phạm vi bảo vệ công trình lưới điện cao áp gây mất an toàn lưới điện, gây nguy hiểm cho người, thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Điều 5.
1. Các phương tiện bay khi bay gần các công trình lưới điện phải bảo đảm khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện không nhỏ hơn 100 m và cấm thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện. Trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ đặc biệt quốc phòng, an ninh hoặc sử dụng để phục vụ công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện thì phải tuân theo quy định của Bộ Công nghiệp (có sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam).
2. Khi hoàn thành xây dựng công trình lưới điện cao áp có điện áp từ 220 KV trở lên chủ đầu tư công trình phải thông báo với Tổng cục Địa chính thể hiện kịp thời tuyến đường dây lên bản đồ địa chính để người điều khiển phương tiện bay biết khi làm nhiệm vụ.
Chương 2:
ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG
Điều 6.
1. Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không được giới hạn như sau:
a) Chiều dài: Tính từ điểm mắc dây trên cột xuất tuyến của trạm này đến điểm mắc dây trên cột néo cuối trước khi vào trạm (hoặc các trạm) kế tiếp.
b) Chiều rộng: Được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 KV | 35 KV | 66 - 110 KV | 220 KV | 500 KV | |||
Loại dây | Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | |||
Khoảng cách (m) | 1 | 2 | 1,5 | 3 | 4 | 6 | 7 | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Chiều cao: Tính từ đáy móng cột lên đỉnh cột cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng được quy định trong bảng nêu ở điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
2. Các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không có khoảng cách bảo vệ an toàn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
Điều 7.
1. Đối với cây cối trong phạm vi bảo vệ an toàn của lưới điện cao áp:
a) Lúa và hoa màu phải trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất 0,5m.
Các loại cây trồng khác phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến điểm cao nhất của cây không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 KV | 66 đến110 KV | 220 KV | 500 KV |
Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m) | 2 | 3 | 4 | 6 |
Đối với những cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn có nguy cơ gây mất an toàn (như bạch đàn, tre, nứa, bương, vầu...) phải chặt sát gốc và cấm trồng mới.
b) Đối với đường dây trên không đi trong thành phố, cây phải được chặt tỉa để đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến điểm gần nhất của cây không nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 KV (dây bọc) | Đến 35 KV | 66 đến 110 KV | 220 KV |
|
| Dây trần | ||
Khoảng cách | 0,7 | 1,5 | 2 | 2,5 |
2. Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ phải được chặt tỉa để bảo đảm, nếu cây bị đổ thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây đến bộ phận bất kỳ của đường dây bằng hoặc lớn hơn khoảng cách tối thiểu quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 KV | 66 đến 220 KV | 500 KV |
Khoảng cách | 0,5 | 1 | 2 |
Điều 8. Đối với nhà và công trình trong hành lang bảo vệ:
1. Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 KV không phải di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Làm bằng vật liệu không cháy.
b) Kết cấu kim loại phải nối đất theo tiêu chuẩn hiện hành.
c) Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến bất kỳ bộ phận nào của nhà và công trình phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách an toàn thẳng đứng được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 KV | 66 đến 110 KV | 220 KV |
Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m) |
|
|
|
d) Khoảng đường dây đi phía trên vượt qua nhà và công trình phải thực hiện biện pháp tăng cường an toàn về điện và về xây dựng.
2. Đối với nhà ở và công trình xây dựng hợp pháp trước khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không nếu chưa thoả mãn 1 trong 4 điều kiện nêu ở khoản 1 Điều 8 của Nghị định này thì chủ đầu tư công trình đường dây phải chịu kinh phí để cải tạo nhằm thoả mãn các điều kiện đó.
3. Nhà ở và công trình nằm trong hành lang bảo vệ cần phải di chuyển ra khỏi hành lang với lý do chính đáng thì chủ đầu tư công trình đường dây phải đền bù cho chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình đó theo quy định của pháp luật.
4. Đối với nhà và công trình được để lại trong hành lang bảo vệ; chủ sở hữu hay người sử dụng hợp pháp:
a) Không lợi dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của nhà ở và công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
b) Khi sửa chữa, cải tạo, phải được sự thoả thuận của đơn vị quản lý công trình lưới điện có thẩm quyền và phải áp dụng các biện pháp an toàn.
5. Việc cơi nới hoặc xây mới nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ lưới điện có điện áp đến 220 KV phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
b) Được sự thoả thuận bằng văn bản về an toàn của đơn vị quản lý công trình lưới điện và được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
c) Chủ công trình, nhà ở cơi nới hoặc xây mới phải chịu kinh phí để đơn vị quản lý lưới điện thực hiện biện pháp tăng cường an toàn khoảng đường dây vượt qua công trình, nhà ở này nếu khoảng đường dây đó chưa được tăng cường theo đúng quy định.
6. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh hoạt, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp điện áp từ 500 KV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
Điều 9.
1. Cấm tiến hành bất kỳ công việc gì trong hành lang bảo vệ đường dây trên không nếu dùng đến thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy định trong bảng tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp đặc biệt các hoạt động do yêu cầu cấp bách của công tác an ninh, quốc phòng thì phải thoả thuận với đơn vị quản lý lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
2. Đường dây trên không giao chéo với đường giao thông:
a) Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không với đường bộ và đường sắt, cho phép những phương tiện vận tải có chiều cao đến 4,5 m (kể cả hàng hoá chất trên xe) so với mặt đường vượt qua.
Trường hợp cần vận chuyển hàng có kích thước cao hơn 4,5m, chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
b) Đối với đường sắt điện khí hoá, chiều cao của dây dẫn điện cao áp tại điểm giao chéo với đường sắt khi dây ở trạng thái tĩnh, mang đầy tải bằng khoảng tĩnh không của đường sắt (7,5m) cộng với khoảng cách an toàn phóng điện được quy định trong bảng tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
c) Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không với đường thuỷ nội địa, chiều cao của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái tĩnh bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định trong bảng dưới đây. Phương tiện vận tải thuỷ khi đi qua điểm giao chéo phải đảm bảo khoảng cách an toàn quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 KV | 66 - 110 KV | 220 KV | 500 KV |
Khoảng cách |
|
|
|
|
Đối với giao thông đường biển có quy định riêng cho từng trường hợp giao chéo cụ thể.
3. Khi bắt buộc phải tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây trên không, như đào đắp đất, khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm, lắp ráp, sửa chữa và làm những việc phải dùng đến máy móc, thiết bị, có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố và tai nạn thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có các biện pháp bảo đảm an toàn và phải được sự thoả thuận của đơn vị quản lý công trình lưới điện.
Điều 10.
1. Không xây dựng đường dây điện qua những công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, thông tin liên lạc quan trọng, những nơi thường xuyên tập trung đông người, các khu di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng.
2. Trong trường hợp buộc phải xây dựng đường dây điện qua các công trình và các nơi quy định tại khoản 1 Điều này thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Được sự thoả thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý các công trình nói trên. Nếu không thoả thuận được thì báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên giải quyết.
b) Khoảng đường dây dẫn điện vượt qua các công trình và các nơi nói trên phải có biện pháp tăng cường an toàn về điện và xây dựng.
c) Đoạn cáp ngầm nối với đường dây dẫn điện trên không, từ mặt đất trở lên phải được bọc trong ống nhựa có mầu.
Điều 11. Khi tiến hành xây dựng công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình lưới điện thanh toán các khoản chi phí đền bù do việc chặt cây, hoa mầu, di chuyển hoặc cải tạo nhà ở, công trình cho chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN NGẦM
Điều 12. Hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm giới hạn như sau:
1. Chiều dài: Tính từ vị trí cáp chui ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí chui vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
2. Chiều rộng: Giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng và song song về hai phía của tuyến cáp (đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước) hoặc cách mặt ngoài của mương cáp (đối với cáp đặt trong mương) về mỗi phía được quy định trong bảng sau:
Loại cáp | Đặt trong | Đặt trong đất | Đặt trong nước | ||
điện | mương | Đất ổn định | Đất không ổn định | Không có tàu thuyền qua lại | Có tàu thuyền qua lại |
Khoảng cách (m) |
|
|
|
|
|
3. Chiều cao: Tính từ vị trí đáy móng công trình đặt cáp điện lên đến mặt đất hoặc mặt nước tự nhiên.
Điều 13.
1. Cấm đào hố, chất hàng hoá, đóng cọc, trồng cây, làm nhà và các công trình xây dựng khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
2. Cấm thải nước và các chất ăn mòn cáp, thiết bị... vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
3. Trường hợp thải nước và các chất khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lý để không làm ảnh hưởng tới cáp.
4. Khi thi công các công trình trong đất, hoặc khi nạo vét lòng sông, hồ thuộc hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo trước ít nhất 10 ngày với đơn vị quản lý công trình lưới điện. Phải có sự thoả thuận và thống nhất thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho cáp. Trường hợp do yêu cầu cấp bách của công việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, thực hiện theo quy định riêng.
Chương 4:
TRẠM ĐIỆN
Điều 14.
1. Hành lang bảo vệ của trạm điện được giới hạn như sau:
a) Đối với các trạm điện lắp đặt trên cao (trạm treo) không có tường rào xây bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ trạm được giới hạn bởi mặt phẳng bao quanh trạm có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 KV | 35 KV |
Khoảng cách (m) | 2 | 3 |
b) Đối với trạm điện có tường rào (hoặc hàng rào) cố định bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ được tính từ mặt ngoài tường rào trở ra 0,5m.
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của bộ phận công trình trạm điện đến điểm cao nhất trong trạm cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng tại mục a, khoản 1, Điều 7 của Nghị định này.
2. Trong hành lang bảo vệ trạm điện:
a) Cấm xây dựng nhà ở, công trình.
b) Cấm trồng các loại cây (kể cả dây leo), trừ hoa màu và cây cảnh có chiều cao dưới 2 m.
Điều 15. Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện, đảm bảo đúng các quy định theo quy chuẩn xây dựng hiện hành. Không xâm phạm đường ra vào của trạm; không xâm phạm hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, hành lang bảo vệ đường dây trên không, cống, rãnh thoát nước của trạm; không che chắn làm cản trở hệ thống thông gió của trạm. Không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.
Chương 5:
BIỂN BÁO, TÍN HIỆU
Điều 16. Ở những nơi giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của ngành Giao thông vận tải. Chủ công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm.
Điều 17. Đơn vị quản lý công trình lưới điện phải đặt biển cấm, biển báo tại cột điện và trạm điện.
Các trường hợp sau đây phải sơn mầu báo hiệu trắng, đỏ (từ khoảng chiều cao 50 m trở lên) và đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột:
Cột điện cao từ 80 m trở lên.
Cột có chiều cao từ 50 m - 80 m ở vị trí có yêu cầu đặc biệt cần thiết.
Trường hợp đường dây dẫn điện cao áp đi gần sân bay, nằm trong giới hạn 8.000 m tính từ đường hạ cất cánh gần nhất của sân bay, việc sơn cột, đặt đèn tín hiệu báo hiệu theo quy định của ngành Hàng không.
Điều 18.
1. Dọc theo đường cáp điện ngầm trong đất, chủ công trình phải đặt cột mốc hoặc dấu hiệu.
2. Ở nơi đường dây trên không hoặc đường cáp điện ngầm trong nước giao chéo với đường thuỷ nội địa, đơn vị quản lý lưới điện phải đặt và quản lý biển báo, dấu hiệu ở hai bên bờ theo quy định của ngành Giao thông vận tải.
Chương 6:
QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
Điều 19. Người làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, khi làm nhiệm vụ phải đeo phù hiệu và có phiếu công tác.
Điều 20.
1. Việc chặt cây quy định tại các Điều 7 và 14 của Nghị định này do đơn vị quản lý công trình lưới điện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và phải thông báo cho đơn vị quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết trước 10 ngày;
2. Để sửa chữa nhanh chóng và thuận lợi những hư hỏng đột xuất của công trình lưới điện, đơn vị quản lý công trình lưới điện có quyền chặt một số cây khác không thuộc quy định đã nêu tại Điều 7 và 14 của Nghị định này. Chậm nhất là 10 ngày sau khi bắt đầu công việc, đơn vị quản lý công trình lưới điện phải thông báo số cây đã chặt và đền bù cho chủ sở hữu cây theo quy định của Nhà nước.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc bảo vệ hoặc sửa chữa lưới điện để chặt cây tuỳ tiện.
Điều 21. Người được quyền sử dụng đất nơi có cáp điện ngầm hoặc đường dây dẫn điện trên không đi qua có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý công trình lưới điện tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của công trình. Sửa chữa định kỳ cần báo trước 3 ngày; sửa chữa đột suất do sự cố báo trước khi vào làm. Kiểm tra sửa chữa xong, đơn vị quản lý công trình lưới điện phải khôi phục lại mặt bằng như trước khi sửa chữa.
Chương 7:
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 22. Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm vào phạm vi bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp gây mất an toàn lưới điện hoặc gây nguy hiểm cho con người, bao gồm:
1. Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của công trình lưới điện khi không có nhiệm vụ.
2. Trộm cắp, đào bới, ném bắn, gây hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
3 Lợi dụng các bộ phận của công trình lưới điện vào những mục đích khác nếu chưa có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện có thẩm quyền.
4. Thả diều hoặc các vật bay gần công trình lưới điện.
5. Bố trí ăng ten, dây phơi, dàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo... tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va quệt vào các bộ phận của công trình lưới điện.
6. Các hoạt động như: Nổ mìn, mở mỏ, xếp chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hoá học gây ăn mòn các bộ phận của công trình lưới điện, đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động mạnh hoặc gây hư hỏng cho công trình lưới điện.
Điều 23. Khi phát hiện công trình lưới điện bị xâm phạm, bị phá hoại, bị cháy, bị sự cố nghiêm trọng do thiên tai hoặc nguyên nhân khác thì đơn vị quản lý công trình lưới điện, ủy ban nhân dân địa phương, công an, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp khẩn trương khắc phục để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động.
Điều 24. Tổ chức và cá nhân có thành tích phát hiện và ngăn chặn những hành vi gây hư hỏng hoặc phá hoại lưới điện, có thành tích tham gia bảo vệ lưới điện, tham gia khắc phục và hạn chế những thiệt hại cho công trình lưới điện, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Tổ chức và cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm phải bồi thường, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương 8:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Nghị định này thay thế Nghị định số 70/HĐBT, ngày 30 tháng 4 năm 1987 và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 27. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn việc thi hành Nghị định này. Nếu vượt quá thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Các Bộ trưởng Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |