cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 17-CP ngày 30/03/1993 của Chính phủ Sửa đổi Nghị định 4-CP năm 1993 Hướng dẫn Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt nam (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 17-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 30-03-1993
  • Ngày có hiệu lực: 30-03-1993
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-06-2001
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3011 ngày (8 năm 3 tháng 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-06-2001
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-06-2001, Nghị định số 17-CP ngày 30/03/1993 của Chính phủ Sửa đổi Nghị định 4-CP năm 1993 Hướng dẫn Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt nam (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 của Chính phủ Hướng dẫn Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1993

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 17-CP NGÀY 30-3-1993 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 4-CP NGÀY 18-1-1993 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ, ĐI LẠI CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21 tháng 2 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Sửa đổi khoản 1, Điều 2, khoản 3, Điều 3, Chương I và Chương III Nghị định số 4-CP ngày 18-1-1993 như sau:

1. Khoản 1, Điều 2 (mới): Người nước ngoài có yêu cầu vào Việt Nam khẩn cấp hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước mời vào Việt Nam đột xuất phục vụ yêu cầu đối ngoại, hoặc để xử lý những việc khẩn cấp như giải quyết kỹ thuật cho công trình đầu tư, an táng thân nhân, cấp cứu người bệnh nặng, cứu hộ thiên tai, dịch bệnh, tai nạn giao thông..., nếu đã được Bộ Nội vụ chấp thuận cho nhập cảnh nhưng không có điều kiện nhận thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được uỷ quyền khác của Việt Nam ở nước ngoài thì có thể được nhận thị thực nhập cảnh, xuất cảnh tại cửa khẩu Việt Nam.

2. Khoản 3, Điều 3 (mới): Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh xét cấp thị thực xuất cảnh trong 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Chương III (mới):

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 15.

1. Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về tổ chức, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của Bộ Nội vụ ở Trung ương và địa phương, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định này.

2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam đối với người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định về tổ chức, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan giải quyết thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam đối với người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định này.

3. Cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được uỷ quyền khác của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm giải quyết các thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài theo quy định tại Pháp lệnh và Chương I Nghị định này.

Điều 2. - Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)