cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 165-HĐBT ngày 23/09/1982 của Hội đồng Bộ trưởng Về biểu lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã tín dụng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 165-HĐBT
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Ngày ban hành: 23-09-1982
  • Ngày có hiệu lực: 08-10-1982
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-07-1987
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1727 ngày (4 năm 8 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-07-1987
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-07-1987, Nghị định số 165-HĐBT ngày 23/09/1982 của Hội đồng Bộ trưởng Về biểu lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã tín dụng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị định số 99-HĐBT ngày 29/06/1987 của Hội đồng Bộ trưởng Về mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước (Tình trạng hiệu lực không xác định)”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 165-HĐBT

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 1982

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 165 - HĐBT NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 1982 BAN HÀNH BIỂU LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Để động viên, khuyến khích các đơn vị kinh tế và nhân dân gửi các khoản vốn tiền tệ nhàn rỗi vào Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã tín dụng;
Để thúc đẩy việc tăng cường quản lý và sử dụng vốn theo nguyên tắc hạch toán kinh tế;
Căn cứ đề nghị của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này biểu lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã tín dụng.

Biểu lãi suất này thi hành từ ngày 1 tháng 10 năm 1982, thay thế biểu lãi suất đã ban hành trước đây.

Các khoản cho vay từ các năm trước, tháng trước chuyển sang kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1982, cũng tính lãi theo biểu lãi suất này.

Điều 2.- Thưởng tiền bằng 100% (một trăm phần trăm) số dư tiền gửi tiết kiệm đến ngày 31 tháng 5 năm 1981.

Tiền thưởng này sau 5 năm mới lĩnh ra và được hưởng lãi suất theo thể thức tiền gửi tiết kiệm dài hạn 5 năm. Nếu cần chi tiêu, người gửi được rút số tiền lãi được hưởng.

Hàng năm, với sự thoả thuận của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một phần trong số lợi nhuận phải nộp vào ngân sách Nhà nước để làm vốn trả lãi và thanh toán tiền thưởng cho người gửi tiền tiết kiệm.

Điều 3.- Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này và căn cứ biểu lãi suất kèm theo Nghị định này để quy định mức lãi suất cụ thể đối với từng ngành, từng đối tượng.

 

 

Tố Hữu

(Đã ký)


BIỂU LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ CHO VAY
(Ban hành theo Nghị định số 165/HĐBT ngày 23/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng)

I. LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG

Lãi suất hàng năm %

1. Lãi suất trả tiền gửi:

- Đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh 1,8 - 3

- Đối với các tổ chức kinh tế tập thể 3 - 5

- Đối với tiền gửi của tư nhân 6 - 9

2. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm xã hội chủ nghĩa:

- Loại không kỳ hạn 12 (kể cả lãi và
thưởng

- Loại kỳ hạn 3 năm 18

- Loại kỳ hạn 5 năm 24

3. Lãi suất cho vay vốn lưu động:

- Đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh 5 - 9

- Đối với các tổ chức kinh tế tập thể 6 - 12

- Đối với xã viên hợp tác xã và công nhân, viên chức

vay đề phát triển kinh tế gia đình 9 - 12

- Đối với người lao động cá thể vay để sản xuất 12 - 18

- Cho vay để tiêu dùng 12 - 18

4. Lãi suất cho vay vốn cố định:

- Đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh 3,6 - 6

- Đối với các tổ chức kinh tế tập thể 4,2 - 9

5. Lãi suất nợ quá hạn:

Bằng từ 200% đến
300% lãi suất bình thường.

II. LÃI SUẤT CỦA HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG

1. Lãi suất tiền gửi của các đoàn thể xã hội và

tổ chức kinh tế tập thể 3 - 9

2. Lãi suất cho vay 9 - 36

3. Lãi suất nợ quá hạn Bằng từ 200% đến
300% lãi suất bình
thường