cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND9 ngày 12/08/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 33/2016/NQ-HĐND9
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Ngày ban hành: 12-08-2016
  • Ngày có hiệu lực: 22-08-2016
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 375 ngày (1 năm 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-09-2017
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-09-2017, Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND9 ngày 12/08/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2016/NQ-HĐND9

Bình Dương, ngày 12 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 66/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 2412/TTr-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Báo cáo thẩm tra số 06/BC-HĐND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Thời điểm áp dụng mức thu phí quy định tại Điều 1 Nghị quyết này kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.

Điều 3. Nguồn phí được quản lý và sử dụng như sau:

1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương và cấp nào thu thì ngân sách cấp đó được hưởng 100% tổng số phí thu được.

2. 100% phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được sử dụng để hỗ trợ công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường của địa phương nơi thực tế diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý của cấp xã và cấp huyện.

Điều 4. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 5. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa IX, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 2016, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2016 và thay thế Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND8 ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Cành

 

PHỤ LỤC

MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND9 ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)

STT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu (Đồng)

I

Khoáng sản không kim loại

 

 

1

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa)

m3

60.000

2

Gờ-ra-nít (granit) (trường hợp không làm đá ốp lát, mỹ nghệ)

tấn

25.000

3

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

3.000

4

Các loại đá khác (đá vôi, đá sét làm xi măng và các loại đá làm phụ gia xi măng, khoáng chất công nghiệp)

tấn

2.500

5

Sỏi, cuội, sạn

m3

5.000

6

Cát vàng

m3

4.000

7

Các loại cát khác (trừ cát làm thủy tinh)

m3

3.000

8

Sét làm gạch, ngói

m3

2.000

9

Sét chịu lửa

tấn

25.000

10

Cao lanh, phen-sờ-pát (fenspat)

m3

6.000

11

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

1.500

12

Than các loại (than bùn)

tấn

6.000

13

Khoáng sản không kim loại khác

tấn

25.000

II

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu

Mức thu bằng 60% mức phí của các loại khoáng sản tương ứng quy định tại mục I Phụ lục này.

III

Đối với những loại khoáng sản khác ngoài các loại khoáng sản được quy định trên (nếu có)

Áp dụng mức thu tối đa theo quy định tại Nghị định 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ.