Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 15/07/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Thông qua Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu văn bản: 11/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Ngày ban hành: 15-07-2016
- Ngày có hiệu lực: 25-07-2016
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-04-2017
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-01-2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2006 ngày (5 năm 6 tháng 1 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-01-2022
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2016/NQ-HĐND | Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 7 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 31/TTr-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đề nghị thông qua Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nội dung Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 – 2020
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Đề án), với các nội dung chính như sau:
1. Quan điểm
Đề án kiên cố hóa kênh mương thủy lợi cần thực hiện theo lộ trình để đáp ứng yêu cầu chương trình xây dựng nông thôn mới; khắc phục các tuyến kênh bị hư hỏng, xuống cấp qua các năm mà cử tri đã nhiều lần phản ảnh; tăng thêm diện tích tưới và nâng cao hiệu quả khai thác, năng lực tưới, tiêu của hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
Thực hiện Kiên cố hóa các tuyến kênh mương loại III thuộc 41 xã xây dựng nông thôn mới nhằm sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nước, điện năng và mở rộng thêm diện tích được tưới chủ động, nâng cao hệ số lợi dụng kênh mương; góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020.
3. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Đề án là kiên cố hóa kênh loại III thuộc 41 xã phấn đấu đạt tiêu chí thủy lợi xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020; trong đó có ưu tiên kiên cố hóa các tuyến kênh bị hư hỏng, xuống cấp qua nhiều năm chưa được sửa chữa, khắc phục.
(Danh sách 41 xã theo Phụ lục kèm theo Nghị quyết này)
4. Kế hoạch thực hiện
a) Kế hoạch giai đoạn 2016-2020
Tổng chiều dài kênh loại III cần kiên cố hóa giai đoạn 2016-2020 của 41 xã là: 346,139 km (trong đó đã bao gồm các đoạn, tuyến kênh bị hư hỏng, xuống cấp qua nhiều năm chưa được kiên cố hóa).
Diện tích được tưới tăng thêm: Diện tích tưới trước/sau khi kiên cố hóa: 8.606 ha/10.347ha (dự kiến đến năm 2020 tăng 1.741 ha được tưới bằng công trình kiên cố).
b) Kế hoạch kiên cố hóa hàng năm
Năm 2016: 62,527 km;
Năm 2017: 86,609 km;
Năm 2018: 90,535 km;
Năm 2019: 64,850 km;
Năm 2020: 41,618 km.
5. Nhu cầu kinh phí, cơ chế huy động vốn và nguồn vốn đầu tư
a) Nhu cầu kinh phí đầu tư: 418.016 triệu đồng.
(Bốn trăm mười tám tỷ, không trăm mười sáu triệu đồng)
b) Cơ chế huy động vốn:
Các huyện đồng bằng và thành phố Quảng Ngãi: Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn lồng ghép từ các chương trình (dự án) và các vốn hợp pháp khác: 80%; Vốn ngân sách huyện/thành phố, xã và nguồn vận động nhân dân: 20%.
Các huyện miền núi: Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn lồng ghép từ các chương trình (dự án) và các vốn hợp pháp khác: 90%; Vốn ngân sách huyện, xã và nguồn vận động nhân dân: 10%.
c) Nguồn vốn đầu tư :
Ngân sách Trung ương: 30.000 triệu đồng. Trong đó: Vốn hỗ trợ có mục tiêu: 10.000 triệu đồng; Vốn Trái phiếu Chính phủ: 20.000 triệu đồng.
Ngân sách tỉnh: 180.000 triệu đồng. Trong đó: Vốn phân bổ trực tiếp từ ngân sách: 20.000 triệu đồng; Vốn vay tín dụng ưu đãi: 160.000 triệu đồng.
Vốn lồng ghép từ các chương trình (dự án) và các vốn hợp pháp khác: 131.084 triệu đồng.
Vốn ngân sách huyện/thành phố, xã và nguồn vận động nhân dân: 76.932 triệu đồng.
d) Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm:
Năm 2016: 78.387 triệu đồng;
Năm 2017: 107.282 triệu đồng;
Năm 2018: 105.311 triệu đồng;
Năm 2019: 74.666 triệu đồng;
Năm 2020: 52.370 triệu đồng.
6. Giải pháp chủ yếu thực hiện Đề án
a) Về vốn đầu tư
Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư và bố trí đủ vốn để thực hiện kiên cố hóa kênh mương theo cơ chế đầu tư vốn được duyệt trong Đề án.
Lồng ghép kế hoạch kiên cố hóa kênh mương thủy lợi bằng các nguồn vốn đầu tư của các chương trình (dự án) khác để huy động nguồn lực tổng hợp thực hiện Đề án.
Đối với nguồn vốn đóng góp của nhân dân, chủ yếu huy động bằng hình thức đóng góp ngày công, vật liệu cát, sỏi, đá có sẵn tại địa phương theo tinh thần tự nguyện, đúng Quy chế dân chủ cơ sở và theo quy định của pháp luật.
Các chủ đầu tư thực hiện theo đúng kế hoạch vốn được giao, nghiêm cấm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
b) Về giải pháp công trình
Loại hình kênh kiên cố hóa: Tùy thuộc vào địa hình, địa chất vùng tuyến kênh để lựa chọn hình thức kênh hở, kênh ống hoặc kênh hộp có nắp tấm đan.
Giải pháp thiết kế: Công tác khảo sát xây dựng, lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng; đồng thời áp dụng thiết kế kênh điển hình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 về việc ban hành thiết kế điển hình kiên cố kênh mương loại III (Ftưới ≤ 100ha) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đơn giản hóa trong quá trình lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế. Đối với các huyện miền núi, cho phép thi công bằng bê tông cốt thép.
Lựa chọn thời điểm, biện pháp thi công kiên cố hóa kênh phù hợp nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ của địa phương.
c) Các giải pháp khác
Các Sở, ngành, hệ thống chính trị các cấp có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và vận động nhân dân thực hiện kiên cố hóa kênh mương thủy lợi và quản lý khai thác tốt để công trình phát huy hiệu quả lâu dài.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã trên cơ sở Đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vùng hưởng lợi về ưu tiên lựa chọn các danh mục công trình kiên cố hóa trong năm kế hoạch để đầu tư xây dựng và vận động đóng góp của nhân dân.
Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương, chủ đầu tư cần phải thông báo rộng rãi đến nhân dân để biết, phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng công trình theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khóa XII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2016./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
DANH SÁCH 41 XÃ PHẤN ĐẤU ĐẠT TIÊU CHÍ THỦY LỢI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi, khóa XII)
TT | Huyện/Thành phố, xã | TT | Huyện/Thành phố, xã |
I | Huyện Bình Sơn | VI | Huyện Đức Phổ |
1 | Xã Bình Long | 1 | Xã Phổ Hòa |
2 | Xã Bình Phú | 2 | Xã Phổ Ninh |
3 | Xã Bình Minh | 3 | Xã Phổ An |
4 | Xã Bình Nguyên | 4 | Xã Phổ Thuận |
5 | Xã Bình Mỹ | VII | Huyện Nghĩa Hành |
II | Huyện Sơn Tịnh | 1 | Xã Hành Tín Đông |
1 | Xã Tịnh Giang | 2 | Xã Hành Thiện |
2 | Xã Tịnh Bắc | 3 | Xã Hành Dũng |
3 | Xã Tịnh Minh | 4 | Xã Hành Nhân |
4 | Xã Tịnh Hà | 5 | Xã Hành Đức |
III | Thành phố Quảng Ngãi | 6 | Xã Hành Phước |
1 | Xã Tịnh Ấn Tây | 7 | Xã Hành Trung |
2 | Xã Tịnh Long | 8 | Xã Hành Tín Tây |
3 | Xã Tịnh Ấn Đông | VIII | Huyện Trà Bồng |
IV | Huyện Tư Nghĩa |
| Xã Trà Bình |
1 | Xã Nghĩa Phương | IX | Huyện Sơn Tây |
2 | Xã Nghĩa Kỳ |
| Xã Sơn Mùa |
3 | Xã Nghĩa Thuận | X | Huyện Tây Trà |
4 | Xã Nghĩa Hiệp |
| Xã Trà Phong |
5 | Xã Nghĩa Trung |
| TỔNG CỘNG: 41 xã |
6 | Xã Nghĩa Điền |
|
|
7 | Xã Nghĩa Thương |
|
|
8 | Xã Nghĩa Thắng |
|
|
9 | Nghĩa Thọ |
|
|
V | Mộ Đức |
|
|
1 | Xã Đức Thạnh |
|
|
2 | Xã Đức Hòa |
|
|
3 | Xã Đức Hiệp |
|
|
4 | Xã Đức Phong |
|
|
5 | Xã Đức Phú |
|
|