cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 04/07/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước Quy định chế độ, định mức chi tiêu phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Phước

  • Số hiệu văn bản: 05/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Ngày ban hành: 04-07-2016
  • Ngày có hiệu lực: 10-07-2016
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-10-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1919 ngày (5 năm 3 tháng 4 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-10-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-10-2021, Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 04/07/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước Quy định chế độ, định mức chi tiêu phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Phước bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 30/09/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước Quy định về một số chế độ, định mức chi tiêu phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Phước”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2016/NQ-ND

Bình Phước, ngày 04 tháng 07 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH BÌNH PHƯỚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NHT

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cLuật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị quyết s 524/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Quc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan trực thuộc Ủy ban thường vụ Quc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;

Căn cứ Thông tư s 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;

Căn cứ Thông tư s 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đi với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lp;

Căn cứ Thông tư liên tịch s 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về quy định lập dtoán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Xét Tờ trình s 148/TTr-HĐND ngày 06 tháng 6 năm 2016 ca Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 18/BC-HĐND-KTNS ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này quy định một số chế độ, định mức chi tiêu phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Phước.

(Có Quy định kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 02/2012/NQ-HĐND ngày 06/8/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy đnh một s chế độ, định mức chi phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cp trong tnh và áp dụng cho Hi đồng nhân dân các cấp tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2016 - 2021.

2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc trin khai thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 30 tháng 6 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2016.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp (Cục KTVB), Nội vụ;
- TU, Đoàn ĐBQH, TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN tnh;
- Đại biểu HĐND tnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- TT.HĐND, UBND các xã, phường, thị trn trong tnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- LĐVP, Phòng CTHĐND;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trần Tuệ Hiền

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 04/7/2016 ca Hội đồng nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Chế độ, định mức chi tiêu phục vụ hoạt động của Hi đồng nhân dân các cấp trong tỉnh, bao gồm:

1. Chi phụ cấp các chức danh không chuyên trách;

2. Chi phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân;

3. Chi hoạt động thẩm tra, giám sát, khảo sát của các đoàn giám sát do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thành lập theo Nghị quyết Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Thường trực Hội đng nhân dân;

4. Chi tổ chức lấy ý kiến tham gia vào các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và văn bản quy phạm pháp luật do Hội đng nhân dân ban hành;

5. Chi hội nghị, các phiên họp, cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân;

6. Chi công tác xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác nhiệm kỳ, hàng năm của Hội đồng nhân dân, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân;

7. Chi tiếp xúc cử tri;

8. Một số chế độ chi khác phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Chế độ, đnh mức chi trong quy định này được áp dụng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân phục vụ trực tiếp hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Điều 3. Nguyên tắc chung.

1. Việc chi tiêu tài chính đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao; đảm bảo đúng chế độ, định mức, đối tượng quy đnh. Các khoản chi thuộc Hội đồng nhân dân cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bo. Mức chi phụ cấp các chức danh không chuyên trách áp dụng bằng mức chi phụ cấp chức vụ của các chức danh chuyên trách.

2. Mức chi đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân tổ chức, thực hiện trong một buổi (1/2 ngày) bng 50% mức chi theo quy định.

3. Các chế độ khác đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp không có trong quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với các khoản chi đặc thù khác chưa được quy định cụ th, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ dự toán ngân sách được giao hàng năm và tình hình thực tế của địa phương để quyết định cụ thể.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Chi phụ cấp các chức danh không chuyên trách.

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân thì được hưởng phụ cp kiêm nhiệm như sau:

a) Cấp tỉnh:

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 1,3 mức lương cơ sở;

- Trưởng Ban Hội đồng nhân dân: 0,9 mức lương cơ sở.

b) Cấp huyện:

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,7 mức lương cơ sở;

- Trưởng Ban Hội đồng nhân dân: 0,3 mức lương cơ sở.

c) Cấp xã:

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,25 mức lương cơ sở;

- Trưởng Ban Hội đồng nhân dân: 0,2 mức lương cơ s.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm các chức vụ Phó Trưởng Ban, y viên của các ban Ban, Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, như sau:

a) Cấp tỉnh:

- Phó Trưởng Ban: 0,7 mức lương cơ sở;

- Tổ trưng Tổ đại biểu: 0,5 mức lương cơ s;

- Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu và Ủy viên ca các Ban: 0,3 mức lương cơ sở.

b) Cấp huyện:

- Phó Trưởng Ban (nếu có): 0,2 mức lương cơ sở;

- Tổ trưởng Tổ đại biểu: 0,2 mức lương cơ sở;

- Phó Tổ trưởng Tổ đại biểu và Ủy viên của các Ban: 0,15 mức lương cơ sở.

c) Cấp xã:

- Phó Trưởng Ban (nếu có): 0,1 mức lương cơ sở;

- Ủy viên của các Ban: 0,05 mức lương cơ sở.

3. Người kiêm nhiệm chức vụ ở cơ quan khác nếu kiêm nhiệm thêm chức vụ trong Hội đồng nhân dân vẫn được hưởng phụ cấp tại khoản 1, khoản 2 điều này. Người kiêm nhiệm nhiều công việc trong một cấp Hội đồng nhân dân hoặc nhiều cấp Hội đồng nhân dân thì hưởng một mức phụ cấp cao nht.

Điều 5. Chi phục vụ kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

1. Chi tiền nước uống tối đa không quá 30.000 đồng/người/ngày.

2. Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu khách mời dự kỳ họp Hội đồng nhân dân cán bcông chức, nhân viên trực tiếp phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân:

a) Cp tỉnh: 100% mức quy đnh của Bộ Tài chính;

b) Cấp huyện: 80% cấp tnh;

c) Cấp xã: 80% cấp huyện.

3. Chế độ bi dưỡng Chtọa và Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân:

a) Chủ tọa kỳ họp: 100% mức cấp tiền lưu trú cho đại biểu cùng cấp;

b) Thư ký kỳ họp: 80% mức cấp tiền lưu trú cho đại biểu cùng cấp.

4. Chi xây dựng và hoàn thiện nghị quyết trình tại kỳ họp.

a) Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân: áp dụng theo quy định hiện hành.

b) Nghị quyết cá biệt:

- Cấp tỉnh: 400.000 đồng/nghị quyết;

- Cấp huyện: 300.000 đồng/nghị quyết;

- Cấp xã: 200.000 đồng/nghị quyết.

Đối với nghị quyết sửa đổi, bổ sung thì mức chi bằng 80% mức chi nói trên.

c) Chi cho việc rà soát nội dung, kỹ thuật, hoàn thiện và phát hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân:

- Cấp tỉnh: 150.000 đồng/nghị quyết;

- Cấp huyện: 100.000 đồng/nghị quyết;

- Cấp xã: 50.000 đồng/nghị quyết.

d) Các nội dung chi thuộc điểm b, điểm c khoản này không áp dụng đối với các nghị quyết về: xác nhận kết quả bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi nhiệm vụ.

5. Chi hoạt động thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình tại kỳ họp.

a) Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho thành phần dự họp thẩm tra:

- Thành phần dự họp:

+ Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ Tài chính;

+ Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;

+ Cấp xã: 80% cấp huyện.

- Bồi dưỡng thêm cho người chủ trì cuộc họp: 100% mc chi cho thành phần dự họp.

b) Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo thm tra:

- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/dự thảo nghị quyết, báo cáo cần thẩm tra;

- Cấp huyện: 300.000 đồng/dự thảo nghị quyết, báo cáo cần thẩm tra;

- Cấp xã: 200.000 đồng/dự thảo nghị quyết, báo cáo cần thẩm tra.

6. Chi soạn thảo các văn bản khác trình kỳ họp Hội đồng nhân dân:

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/văn bản;

- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;

- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.

7. Chi xây dựng, hoàn thiện bài phát biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân:

a) Phát biểu khai mạc, bế mạc:

- Cấp tỉnh: 400.000 đồng/bài phát biểu;

- Cấp huyện: 300.000 đồng/bài phát biểu;

- Cấp xã: 200.000 đồng/bài phát biểu.

b) Phát biểu khi dự kỳ họp cấp dưới trực tiếp:

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/bài phát biểu;

- Cấp huyện: 200.000 đồng/bài phát biểu.

8. Chi xây dựng, tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ đại biểu (nếu có):

- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/kỳ họp;

- Cấp huyện: 300.000 đồng/kỳ họp;

- Cấp xã: 150.000 đồng/kỳ họp.

Điều 6. Chi hoạt động giám sát, khảo sát.

1. Chi xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả giám sát, khảo sát:

a) Chi xây dựng kế hoạch giám sát, khảo sát:

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/văn bản;

- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;

- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.

b) Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát, khảo sát:

- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo;

- Cấp huyện: 300.000 đồng/báo cáo;

- Cấp xã: 150.000 đồng/báo cáo.

2. Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho thành phần đoàn giám sát, khảo sát:

a) Thành phần đoàn:

- Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ Tài chính;

- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;

- Cấp xã: 80% cấp huyện.

b) Bồi dưỡng thêm cho Trưởng đoàn hoặc người chủ trì: 100% mức chi cho thành phần đoàn.

Điều 7. Chi tổ chức lấy ý kiến tham gia vào các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành.

1. Chi tổ chức họp lấy ý kiến:

a) Người chủ trì cuộc họp:

- Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/cuộc họp;

- Cấp huyện: 120.000 đồng/người/cuộc họp;

- Cấp xã: 100.000 đồng/người/cuộc họp.

b) Các thành viên tham dự cuộc họp (theo danh sách dự họp):

- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/cuộc họp;

- Cấp huyện: 80.000 đồng/người/cuộc họp;

- Cấp xã: 60.000 đồng/người/cuộc họp.

2. Chi góp ý kiến bằng văn bản (chỉ thực hiện trong trường hợp không tổ chức họp):

a) Các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác của Trung ương.

- Cấp tỉnh: 400.000 đồng/văn bản;

- Cấp huyện: 200.000 đồng/văn bản;

- Cấp xã: 100.000 đồng/văn bản.

b) Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành:

- Cấp tỉnh: 100% mức quy hiện hành;

- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;

- Cấp xã: 80% cấp huyện.

3. Chi viết báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý: 100% mức quy định tại khoản 2, Điều này.

Điều 8. Chi hội nghị, các phiên họp, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân và người được mời tham gia hội nghị, các phiên họp, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân được chi tiền lưu trú để hỗ trợ tin ăn như sau:

- Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ Tài chính;

- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;

- Cấp xã: 80% cấp huyện.

2. Bồi dưỡng thêm cho người chủ trì: 100% mức quy định tại khoản 1 điều này.

3. Chi xây dựng báo cáo tham luận, bài phát biểu tại các hội nghị, hội thảo do Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc cơ quan cp trên tchức (không áp dụng đối với cấp xã). Tùy phạm vi và mức độ, Thường trực Hội đng nhân dân cấp triệu tập quyết định mức chi cụ th, nhưng ti đa không quá 500.000 đồng/báo cáo hoặc bài phát biểu đối với cấp tỉnh; 300.000 đồng/báo cáo hoặc bài phát biểu đối với cấp huyện.

Điều 9. Chi công tác xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác nhiệm kỳ, hàng năm của Hội đồng nhân dân, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.

Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân được chi bồi dưỡng, mc chi tối đa như sau:

- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/văn bản;

- Cấp huyện: 300.000 đồng/văn bản;

- Cấp xã: 150.000 đồng/văn bản.

Điều 10. Chi tiếp xúc cử tri.

a) Hỗ trợ mỗi đơn vị hành chính cấp xã 10.000.000 đồng/năm để phục vụ công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cp.

b) Cấp tiền lưu trú (bao gồm hỗ trợ tiền ăn và tiền tiêu vặt) cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, người chủ trì Hội nghị tiếp xúc cử tri: đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đại biểu được bầu (đối với tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử); đại diện Ban Thường trực y ban Mặt trận Tquốc Việt Nam cấp xã nơi đại biểu cư trú (đối với tiếp xúc cử tri nơi cư trú); đại diện Ban chấp hành Công đoàn (đối với tiếp xúc cử tri nơi làm việc) và thành phần được mời tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri:

- Cấp tỉnh: 100% mức quy định của Bộ Tài chính;

- Cấp huyện: 80% cấp tỉnh;

- Cấp xã: 80% cấp huyện.

d) Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của c tri:

- Cấp tỉnh: 500.000 đồng/báo cáo;

- Cấp huyện: 300.000 đồng/báo cáo;

- Cấp xã: 150.000 đồng/báo cáo.

e) Trong trường hợp, có sự phối hợp tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân hai cấp thì áp dụng mức chi cấp cao nhất. Đối với nội dung chi quy định tại điểm c, khoản này thì thành phần do Hội đồng nhân dân cấp nào mời thì cấp đó đảm bảo.

Điều 11. Một số chế độ chi tiêu khác phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

1. Chế độ thanh toán tiền phương tiện công tác.

Đại biểu Hội đồng nhân dân không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước khi tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân được Văn phòng Hội đồng nhân dân thanh toán tin xe theo giá phương tiện công cộng.

2. Chế độ chi htrợ thực hiện nhiệm vụ:

a) Hỗ trợ tiền mua sắm trang phục cho đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu tham gia ở nhiều cấp thì hưởng ở cp cao nht), mức hỗ trợ như sau:

- Cấp tỉnh: 5.000.000 đồng/người/nhiệm kỳ;

- Cấp huyện: 4.000.000 đồng/người/nhiệm kỳ;

- Cấp xã: 3.000.000 đồng/người/nhiệm kỳ.

b) Hỗ trợ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để truy cp thông tin, tài liệu phục vụ hot động:

- Cấp tỉnh: 200.000 đồng/đại biểu/tháng;

- Cp huyện: 150.000 đồng/đại biểu/tháng;

- Cấp xã: 100.000 đồng/đại biểu/tháng.

c) Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định việc thuê tư vấn về kỹ thuật, chuyên môn để tham gia thm tra, giám sát những vấn đề thuộc thẩm quyền khi thấy cần thiết. Mức thuê không quá 4.000.000 đồng/01 lần đến xong việc.

3. Chế độ thăm hỏi ốm đau, trợ cấp đối với đại biểu Hội đồng nhân dân.

a) Đại biểu Hội đồng nhân dân khi bị đau ốm nằm viện được chi thăm hỏi: Cấp tỉnh 800.000 đồng/người/lần; cấp huyện 600.000 đồng/người/lần; cấp xã 400.000 đồng/người/lần. Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo thì mức chi ti đa không quá: Cấp tỉnh 4.000.000 đồng/người/lần; cấp huyện 3.000.000 đồng/người/lần; cấp xã: 2.000.000 đồng/người/Iần.

b) Đại biểu Hội đồng nhân dân và thân nhân của đại biểu Hội đồng nhân dân gồm: Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ (chồng); vợ (chồng), con từ trần, được Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức thăm viếng, mức chi ti đa không quá:

- Cấp tỉnh: 1.500.000 đồng/người;

- Cấp huyện: 1.000.000 đồng/người;

- Cấp xã: 500.000 đng/người.

c) Chi thăm hỏi ốm đau, thăm viếng các vị nguyên là Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ban của Hội đồng nhân dân, mức chi tối đa không quá:

- Cấp tỉnh: 800.000 đồng/người;

- Cấp huyện: 600.000 đồng/người;

- Cấp xã: 400.000 đồng/người.

d) Những trường hợp đặc biệt khác do Thường trực Hội đồng nhân dân cấp đó xem xét, quyết định.

4. Chế độ chi cho phóng viên Báo, Đài, cán bộ, công chức phục vụ các hoạt động của Hội đồng nhân dân:

a) Phóng viên Báo, Đài và cán bộ, công chức là thành viên tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân nói ở Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 10 trên đây được hưởng chế độ như đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.

b) Cán bộ, công chức thực hiện các công việc có liên quan đến phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân nói ở Điều 5 (trừ khoản 2), Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 10 trên đây được hưởng chế độ bằng 50% mức của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.