cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 26/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Về Kế hoạch dạy nghề năm 2015 tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu văn bản: 26/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Ngày ban hành: 10-12-2014
  • Ngày có hiệu lực: 20-12-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-02-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1530 ngày (4 năm 2 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-02-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-02-2019, Nghị quyết số 26/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Về Kế hoạch dạy nghề năm 2015 tỉnh Sóc Trăng bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng kỳ 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2014/NQ-HĐND

Sóc Trăng, ngày 10 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ NĂM 2015 TỈNH SÓC TRĂNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH;

Sau khi xem xét Tờ trình số 49/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về Kế hoạch dạy nghề năm 2015 tỉnh Sóc Trăng; báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân và giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Kế hoạch dạy nghề năm 2015 tỉnh Sóc Trăng với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, phấn đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Phạm vi áp dụng: Áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

b) Đối tượng áp dụng: Người trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, trong đó ưu tiên nhóm đối tượng thuộc người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Chỉ tiêu

a) Đối với dạy nghề

Đào tạo nghề cho 25.000 người, trong đó: Dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề cho 1.000 người; dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng cho 8.370 người; dạy nghề theo hình thức kèm cặp, truyền nghề tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ cho 15.630 người.

b) Đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

Tổ chức bồi dưỡng cho 654 lượt cán bộ, công chức cấp xã.

4. Ngành nghề đào tạo

Ngành nghề đào tạo được xác định căn cứ vào nhu cầu chuyển dịch lao động theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các văn bản có liên quan đến công tác dạy nghề.

5. Mức hỗ trợ kinh phí:

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg đối với dạy nghề cho lao động nông thôn; Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020” và những quy định có liên quan đến dạy nghề.

6. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện là 34.035 triệu đồng, trong đó:

a) Kinh phí thực hiện Đề án 1956: 10.886 triệu đồng, trong đó:

a.1) Ngân sách Trung ương: 7.520 triệu đồng, gồm:

- Kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn: 5.600 triệu đồng;

- Kinh phí hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật: 1.600 triệu đồng;

- Kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã: 320 triệu đồng.

a.2) Kinh phí địa phương: 3.366 triệu đồng, gồm:

- Kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn: 2.600 triệu đồng;

- Kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 766 triệu đồng.

b) Kinh phí hỗ trợ Trường Cao đẳng nghề thực hiện chỉ tiêu dạy nghề và thực hiện Dự án “Đổi mới phát triển nghề”: 6.700 triệu đồng, trong đó:

b.1) Ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Dự án “Đổi mới phát triển nghề” (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề): 1.000 triệu đồng;

b.2) Ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện chỉ tiêu dạy nghề được dự toán chung với dự toán kinh phí hoạt động tự chủ của Trường năm 2015;

b.3) Kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp: 5.700 triệu đồng.

c) Nguồn kinh phí khác

Lồng ghép kinh phí trong việc thực hiện dạy nghề với các Chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, dự án nâng cao năng lực của Chương trình, dự án khác và do người học nghề đóng góp theo quy định khoảng 16.449 triệu đồng.

(Đính kèm phụ lục).

Điều 2.

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật;

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VIII, kỳ họp lần thứ 12 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu;
- VP.Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP. Chủ tịch nước;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính, KH&ĐT, LĐ-TB&XH;
- TT. TU, TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Mai Khương

 


PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 26/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của HĐND tỉnh Sóc Trăng)

Stt

Đơn vị

Chỉ tiêu
(người)

Kinh phí
(triệu đồng)

Tổng số lao động
(người)

Chỉ tiêu dạy nghề theo chính sách Đề án 1956

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp nghề

Dạy nghề dưới 3 tháng

Dạy nghề theo hình thức kèm cặp, truyền nghề

Tổng kinh phí

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Nguồn thu sự nghiệp

Nguồn lồng ghép và xã hội hóa

I

Các đơn vị được hỗ trợ kinh phí và lồng ghép các nguồn kinh phí khác dạy nghề cho lao động nông thôn

21.650

6.020

 

 

1.155

4.865

15.630

10.886

7.520

3.366

 

 

1

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật)

 

 

 

 

 

 

 

1.600

1.600

 

 

 

2

Sở Nội vụ (hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn)

 

 

 

 

 

 

 

1.086

320

766

 

 

3

Thành phố Sóc Trăng

2.050

350

 

 

175

175

1.700

550

350

200

 

 

4

Huyện Châu Thành

2.090

490

 

 

105

385

1.600

650

450

200

 

 

5

Huyện Kế Sách

2.785

455

 

 

105

350

2.330

650

450

200

 

 

6

Huyện Mỹ Tú

1.690

490

 

 

105

385

1.200

650

450

200

 

 

7

Huyện Cù Lao Dung

1.120

420

 

 

35

385

700

600

400

200

 

 

8

Huyện Long Phú

1.760

560

 

 

70

490

1.200

750

550

200

 

 

9

Huyện Mỹ Xuyên

2.025

525

 

 

70

455

1.500

700

500

200

 

 

10

Thị xã Ngã Năm

1.760

560

 

 

70

490

1.200

750

550

200

 

 

11

Huyện Thạnh Trị

2.130

630

 

 

105

525

1.500

750

550

200

 

 

12

Thị xã Vĩnh Châu

2.130

630

 

 

280

350

1.500

1.000

800

200

 

 

13

Huyện Trần Đề

1.760

560

 

 

35

525

1.200

750

550

200

 

 

14

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân

350

350

 

 

0

350

 

400

 

400

 

 

II

Các cơ sở khác có dạy nghề (bao gồm công lập và ngoài công lập)

1.000

 

450

550

0

0

 

6.700

1.000

0

5.700

 

 

Trường CĐN Sóc Trăng

1.000

 

450

550

 

 

 

6.700

1.000

 

5.700

 

III

Các cơ sở khác có dạy nghề

2.350

 

 

 

2.170

180

 

16.449

 

 

2829

13.620

1

Trung tâm Dịch vụ việc làm

100

 

 

 

20

80

 

348

 

 

348

 

2

Trường Trung cấp Y tế Sóc Trăng

90

 

 

 

90

 

 

2.481

 

 

2481

 

3

Trường Trung Cấp nghề Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Phân hiệu Sóc Trăng

500

 

 

 

400

100

 

3.000

 

 

 

3.000

4

Cơ sở 3 - Trường Trung cấp nghề số 9

1.000

 

 

 

1000

 

 

6.000

 

 

 

6.000

5

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thăng Long

660

 

 

 

660

 

 

4.620

 

 

 

4.620

Tổng cộng (I+II+III)

25.000

6.020

450

550

3.325

5.045

15.630

34.035

8.520

3.366

8.529

13.620

Ghi chú:

 - Trung tâm Dịch vụ việc làm: sử dụng nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội chi trả.

 - Trường Trung cấp Y tế Sóc Trăng: sử dụng nguồn kinh phí Dự án "Hỗ trợ hệ thống y tế Sóc Trăng" do Quỹ toàn cầu phòng chống ADIS, lao và sốt rét tài trợ.