cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 22/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang Sửa đổi chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Nghị quyết 29/2009/NQ-HĐND

  • Số hiệu văn bản: 09/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Ngày ban hành: 22-07-2014
  • Ngày có hiệu lực: 01-08-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 29-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2373 ngày (6 năm 6 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 29-01-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 29-01-2021, Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 22/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang Sửa đổi chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Nghị quyết 29/2009/NQ-HĐND bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2014/NQ-HĐND

Tuyên Quang, ngày 22 tháng 7 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 29/2009/NQ-HĐND NGÀY 17/12/2009 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2014 về việc sửa đổi bổ sung nội dung chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Nghị quyết số 29/2009/NQ-HĐND ngày 17/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI; Báo cáo thẩm tra số 57/BC-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Nghị quyết số 29/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh, như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Mục I như sau:

“I. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở tiểu thủ công nghiệp).

2. Tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.

3. Các làng nghề được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định.

4. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm trong làng nghề áp dụng sản xuất sạch hơn.”

2. Sửa đổi, bổ sung Mục II như sau:

“II. Ngành nghề được hưởng chính sách

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm.

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, dệt, may, thêu, giày, dép, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí nhỏ.

- Sản xuất sản phẩm phục vụ nông nghiệp nông thôn gồm: Hóa chất, phụ tùng, lắp ráp gia công máy cơ khí nông nghiệp.

- Các lĩnh vực ngành nghề khác phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh và được khuyến khích theo quy định của UBND tỉnh.”

3. Sửa đổi, bổ sung Mục III như sau:

“III. Nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích

1. Chi hỗ trợ tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở tiểu thủ công nghiệp (Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, bao gồm: Nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch kinh doanh khả thi; dự án thành lập cơ sở tiểu thủ công nghiệp và chi phí liên quan đến thành lập cơ sở tiểu thủ công nghiệp, cụ thể:

- Cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thành lập tại địa bàn huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Lâm Bình mức hỗ trợ 05 (năm) triệu đồng/Hợp tác xã, tổ hợp tác; 03 (ba) triệu đồng/hộ kinh doanh.

- Cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thành lập tại địa bàn huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang mức hỗ trợ 03 (ba) triệu đồng/Hợp tác xã, 01 (một) triệu đồng/hộ kinh doanh.

2. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc ngành nghề nêu tại Mục II Quy định này có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ kinh phí thuê tư vấn lập thủ tục hồ sơ xin giao đất, mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/cơ sở.

3. Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển làng nghề

a) Tổ chức, cá nhân có công khôi phục nghề, giữ nghề, du nhập nghề mới từ ngoài tỉnh về tạo thành làng nghề có quy mô sử dụng từ 100 lao động trở lên, thời gian hoạt động ổn định từ 2 năm trở lên, được tôn vinh, khen thưởng theo quy định hiện hành của pháp luật và được thưởng 50 triệu đồng/làng nghề.

b) Chi hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm trong làng nghề có sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở.

c) Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư mở rộng, đầu tư mới có sử dụng lao động phải đào tạo, được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo cho số lao động mới. Hỗ trợ trực tiếp chi phí đào tạo theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Miễn chi phí quảng bá sản phẩm trên Website của tỉnh, Sở Công Thương và sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang.

đ) Các xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn làng nghề, xã nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bằng công nhận và thưởng 10 triệu đồng cho làng nghề, 30 triệu đồng cho xã nghề.”

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 7 năm 2014./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;.
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ, các đoàn thể tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- TT HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Các Sở, ban ngành tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Công báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CV VP HĐND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Sáng Vang