cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 120/2014/NQ-HĐND ngày 18/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk Về Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2020

  • Số hiệu văn bản: 120/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Ngày ban hành: 18-07-2014
  • Ngày có hiệu lực: 28-07-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2376 ngày (6 năm 6 tháng 6 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 28-01-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-01-2021, Nghị quyết số 120/2014/NQ-HĐND ngày 18/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk Về Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2020 bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2020 (01/01/2020-31/12/2020)”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/2014/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 18 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích; Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;

Xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 48/BC-HĐND ngày 11/7/2014 của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Nghị quyết về Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2020, với các nội dung chính như sau:

1. Quan điểm quy hoạch:

a) Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk phải đảm bảo không làm phá vỡ quy hoạch đã duyệt; sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đạt giá trị gia tăng cao, ổn định xã hội và nâng cao thu nhập cho nông dân, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số; an toàn về môi trường tự nhiên, nhất là khu vực chuyển đổi sang trồng cao su từ rừng khộp.

b) Nhà nước tạo thuận lợi bằng cơ chế, chính sách để thu hút các Tập đoàn, Công ty trồng cao su có kinh nghiệm và có tiềm lực lớn nhằm đầu tư hình thành các vùng trồng cao su tập trung gắn với đầu tư nhà máy chế biến, làm nòng cốt thúc đẩy, hỗ trợ cho các hộ gia đình trồng cao su tiểu điền hiệu quả và bền vững; hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế tại địa phương.

c) Tổ chức khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác phát triển cao su những năm qua trên địa bàn các huyện Ea Súp, Buôn Đôn để làm cơ sở thực tiễn trong việc triển khai thực hiện.

d) Đảm bảo trồng cao su theo đúng quy trình kỹ thuật và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất để tăng sức cạnh tranh sản phẩm nhằm khắc phục tình trạng đất đai kém màu mỡ hơn so với các vùng trồng cao su khác trong tỉnh; nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới để nâng cao giá trị sản phẩm cao su và tránh phụ thuộc lớn vào một vài thị trường.

e) Mở rộng diện tích trồng cao su phải gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động tại chỗ, nhất là lao động đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu đối với người trồng cao su; thúc đẩy hạ tầng nông thôn trong vùng phát triển; góp phần đẩy mạnh tiến độ Xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội các huyện còn nhiều khó khăn, đặc biệt là Ea Súp, Buôn Đôn.

2. Mục tiêu quy hoạch:

a) Tổng diện tích quy hoạch trồng cao su của tỉnh đến năm 2020 tăng lên 66.800 ha, trong đó:

- Diện tích trồng cao su theo quy hoạch dược duyệt giảm từ 49.140 ha xuống còn 48.140 ha.

- Mở rộng diện tích trồng cao su trong quy hoạch kỳ này là 18.660 ha, bao gồm:

+ Giai đoạn 2014 - 2015: Mở rộng 7.770 ha.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng 10.890 ha.

b) Năng suất cao su đạt: 1,55 tấn/ha năm 2015 1,65 tấn/ha năm 2020, năm định hình đạt 1,8 tấn/ha.

c) Sản lượng cao su đạt: 38 ngàn tấn năm 2015 và 60 ngàn tấn năm 2020, năm định hình đạt 114 ngàn tấn.

d) Giá trị xuất khẩu mủ cao su đạt: 60 triệu USD năm 2015 và 97 triệu USD năm 2020, năm định hình là 183 triệu USD.

e) Tạo việc làm ổn định cho: 19.600 lao động ngành cao su năm 2015 và 27.100 lao động năm 2020 và năm định hình.

3. Giải pháp tổ chức thực hiện:

a) Về quản lý và chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su:

- Công bố rộng rãi chủ trương, chính sách và phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su và làm tốt công tác giới thiệu địa điểm.

- Xây dựng, triển khai các dự án trồng cao su cụ thể đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư cũng như trình tự, thủ tục, tiêu chí, điều kiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Điều tra, phân loại các trường hợp lấn chiếm đất rừng trái phép để có phương án xử lý, bố trí sử dụng đất theo quy hoạch và quy định pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả điều tra rừng, khai thác tận thu rừng và giao rừng thành từng đợt đối với các dự án lớn.

b) Về tổ chức sản xuất:

- Khuyến khích Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và các nhà đầu tư thành lập các công ty trồng cao su quy mô lớn với nhiều hình thức góp vốn, phù hợp điều kiện cụ thể của các đối tượng tham gia trồng cao su nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh.

- Phát huy vai trò hạt nhân của các công ty đầu tư trồng cao su đối với phát triển cao su của hộ gia đình, thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư và cây giống có chất lượng, đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các bước triển khai các dự án nhằm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ trồng, chăm sóc và khai thác cao su theo đúng quy trình kỹ thuật do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước.

c) Về thị trường tiêu thụ cao su:

- Phát huy vai trò nòng cốt của các Công ty đầu tư trồng cao su trong việc cung cấp thông tin, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su cũng như Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các công ty sản xuất sản phẩm cao su lớn trong và ngoài nước.

- Tích cực tham gia hội chợ về sản phẩm cao su, tiến tới tổ chức các hội chợ trong nước để tạo điều kiện các hộ trồng cao su, chủ trang trại, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trực tiếp, đồng thời giúp người kinh doanh sản phẩm mủ cao su có cơ hội tiếp cận nguồn hàng tập trung, giảm chi phí giao dịch.

- Khuyến khích các Công ty đầu tư trồng cao su cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cao su phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm bớt phụ thuộc một vài thị trường tiêu thụ lớn.

- Thúc đẩy các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su nội địa phát triển để nâng cao mức tiêu thụ trong nước, góp phần ổn định tiêu thụ, giảm bớt rủi ro của thị trường xuất khẩu, gia tăng giá trị của cây cao su.

d) Về khoa học, công nghệ và khuyến nông:

- Khuyến khích người dân sử dụng các giống cao su tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng tiểu vùng và có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, đúng quy định; Xây dựng mạng lưới cung cấp giống cao su tốt; khảo nghiệm giống trên các loại đất khác nhau để xác định các giống phù hợp.

- Tập huấn, hướng dẫn người trồng cao su thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật trồng cao su trên đất rừng khộp.

- Điều tra, đánh giá, phân hạng chất lượng vườn cây cao su hiện có và các điều kiện liên quan để từ đó có các biện pháp tác động phù hợp.

- Củng cố và phát triển hệ thống khuyến nông đối với cây cao su; tăng nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông đối với cây cao su từ ngân sách nhà nước; các công ty cao su là hạt nhân vững mạnh về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng dịch vụ kỹ thuật và thu mua sản phẩm cao su.

e) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

- Các địa phương tập trung mở các lớp đào tạo 3 tháng, trong đó ưu tiên cho lao động dưới 40 tuổi trong chương trình dạy nghề nông thôn và mở các lớp tập huấn ngắn hạn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ thực vật và sơ chế biến mủ cao su cho lao động để có cơ hội tham gia trồng, chế biến cao su.

- Các công ty cao su tuyển dụng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ quản lý và kỹ thuật giỏi, tiến tới thể đặt hàng với các trường mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trồng, bảo vệ thực vật, chế biến và bảo quản sản phẩm cao su; bố trí, sắp xếp lao động hợp lý và tạo điều kiện ổn định cuộc sống lâu dài cho người lao động, nhất là lao động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo điều kiện thu nhận lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân trong các Công ty.

f) Về cơ chế, chính sách:

- Tạo thuận lợi về thủ tục khảo sát, lập dự án, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thu hút các nhà đầu tư trồng cao su có tiềm lực mạnh, trước hết là các công ty cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; hướng dẫn, hỗ trợ các công ty đầu tư trồng cao su và người sử dụng đất trong việc chuyển đổi rừng nghèo, chuyển cây trồng kém hiệu quả sang trồng cao su theo quy hoạch và quy định của pháp luật.

- Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư hiện có, đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các dự án mới, trước mắt có thể bố trí ở 3 tiểu khu là 249, 271, 296 để ổn định sản xuất và đời sống dân cư trong vùng quy hoạch phát triển cao su.

- Lồng ghép các chương trình, dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong vùng quy hoạch trồng cao su tập trung; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và các công ty đầu tư phát triển cao su có trách nhiệm phối hợp cùng chính quyền địa phương đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế trong vùng; mở các lớp huấn luyện, đào tạo nghề trồng cao su cho lực lượng lao động tại chỗ, nhất là lao động dân tộc thiểu số.

- Tạo điều kiện để các công ty đầu tư phát triển cao su thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện sản xuất khó khăn, vùng biên giới được hưởng các chính sách, chương trình, dự án ưu đãi của Trung ương của tỉnh.

- Thực hiện các hình thức bảo hiểm, hỗ trợ đối với người trồng cao su khi gặp thiên tai hoặc khi giá cao su nguyên liệu thấp hơn giá thành. Trợ giúp cho công tác nghiên cứu khoa học về cao su.

(Có Đề án quy hoạch kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp.

Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư Pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, KH và ĐT, Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Đắk Lắk, Công báo tỉnh; Website tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Ct HĐND.

CHỦ TỊCH




Niê Thuật

 

DIỆN TÍCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CAO SU GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

STT

Địa bàn

Thực hiện quy hoạch đến 2013

Điều Chỉnh quy hoạch đến 2015

Điều chỉnh quy hoạch đến 2020

Diện tích mở rộng 2014- 2020

Chia ra

2014-2015

2016- 2020

 

TOÀN TỈNH

32.456

49.300

66.800

34.344

16.844

17.500

1

TP. B. Ma Thuột

1.266

1.266

1.205

 

 

 

1.1

Phường Tân Hòa

157

157

132

 

 

 

1.2

Phường Tân An

582

582

555

 

 

 

1.3

Phường Tân Lợi

96

96

92

 

 

 

1.4

Xã Ea Tu

363

363

358

 

 

 

1.5

Xã Hòa Thắng

14

14

14

 

 

 

1.6

Xã Hòa Khánh

14

14

14

 

 

 

1.7

Xã Hòa Phú

40

40

40

 

 

 

2

Huyện Ea H'Leo

12.695

15.170

18.821

6.125

2.475

3.650

2.1

Thị trấn Ea DRăng

948

948

948

 

 

 

2.2

Xã Ea Khal

653

753

753

100

100

 

2.3

Xã Ea Nam

150

300

300

150

150

 

2.4

Xã Ea Ral

574

574

574

 

 

 

2.5

Xã Ea Hleo

4.464

4.464

5.800

1.336

 

1.336

2.6

Xã Cư Mốt

158

218

858

700

60

640

2.7

Xã Ea Wy

825

1.245

1.245

420

420

 

2.8

Xã Đliê Yang

563

563

563

 

 

 

2.9

Xã Ea Sol

2.439

2.974

4.649

2.209

535

1.674

2.10

Ea Hiao

853

903

903

50

50

 

2.11

Xã Cư Amung

7

427

427

420

420

 

2.12

Xã Ea Tir

1.061

1.801

1.801

740

740

 

3

Huyện Ea Súp

1.716

8.130

20.880

19.164

6.414

12.750

3.1

TT Ea Sup

15

35

100

85

20

65

3.2

Xã Cư M'Lan

366

1.060

2.600

2.234

694

1.540

3.3

Xã Ya Tờ Mốt

391

391

2.399

2.008

 

2.008

3.4

Xã Ea Bung

233

241

241

8

8

 

3.5

Xã Ea Lê

258

1.320

2.293

2.035

1.062

973

3.6

Xã Cư K'Bang

99

199

199

100

100

 

3.7

Xã Ea Rốk

8

1.308

3.958

3.950

1.300

2.650

3.8

Ia Jlơi

346

2.576

5.740

5.394

2.230

3.164

3.9

Ia Lp

 

700

1.950

1.950

700

1250

3

Xã Ia R'vê

 

300

1.400

1.400

300

1.100

4

H. Krông Năng

3.155

3.655

3.655

500

500

 

4.1

Xã Ea H

300

300

300

 

 

 

4.2

Xã Phú Lộc

982

982

982

 

 

 

4.3

Xã Tam Giang

428

428

428

 

 

 

4.4

Xã Ea Tóh

23

23

23

 

 

 

4.5

Xã Dlie Ya

1.002

1.002

1.002

 

 

 

4.6

Xã Ea Tam

90

90

90

 

 

 

4.7

Xã Ea Dáh

175

405

405

230

230

 

4.8

Xã Ea Puk

155

425

425

270

270

 

5

H. Krông Búk

2.547

4.047

4.047

1.500

1.500

 

5.1

Cư Né

273

573

573

300

300

 

5.2

Cư K’Pô

2.060

2.060

2.060

 

 

 

5.3

Cư Pơng

190

190

190

 

 

 

5.4

Ha Sin

24

1.224

1.224

1.200

1.200

 

6

H. Buôn Đôn

160

900

1.800

1.640

740

900

6.1

Xã Ea Wer

 

250

500

500

250

250

6.2

Xã Ea Huar

120

200

300

180

80

100

6.3

Xã Krông Na

40

450

1.000

960

410

550

7

Huyện Cư Mgar

7.901

10.601

10.801

2.900

2.700

200

7.1

Thị trấn Ea Pt

217

217

217

 

 

 

7.2

Xã Ea Kiết

 

1.170

1.370

1.370

1.170

200

7.3

Xã Cư DIiêMnông

115

115

115

 

 

 

7.4

Xã Ea Tar

692

692

692

 

 

 

7.5

Xã Ea M'Droh

50

150

150

100

100

 

7.6

Xã Qung Hiệp

81

451

451

370

370

 

7.7

Xã Ea Hding

686

996

996

310

310

 

7.8

Xã Ea Kpam

1.719

1.719

1.719

 

 

 

7.9

Xã Ea TuI

388

388

388

 

 

 

7.10

Xã Cư M'gar

462

682

682

220

220

 

7.11

Xã Ea Drông

2.990

2.990

2.990

 

 

 

7.12

Xã Cư Suê

252

252

252

 

 

 

7.13

Xã Cuôr Đăng

49

49

49

 

 

 

7.14

Xã Ea Kuếh

200

730

730

530

530

 

8

H. Ea Kar

453

1.542

1.653

1.089

1.089

 

8.1

Cư Bông

10

390

390

380

380

 

8.2

Cư Prông

129

548

659

419

419

 

8.3

Cư Ea Lang

314

604

604

290

290

 

9

H. Krông Pắc

646

912

912

266

266

 

9.1

Xã Vụ Bồn

336

602

602

266

266

 

9.2

Krông Buk

1

1

1

 

 

 

9.3

Ea Kênh

309

309

309

 

 

 

10

H. Krông Bông

29

29

29

 

 

 

10.1

Xã Cư Kty

29

29

29

 

 

 

11

H. Cư Kuin

632

1.032

997

400

400

 

11.1

Xã Ea Ktur

131

131

129

 

 

 

11.2

Xã Dray Bhang

501

501

468

 

 

 

11.3

Xã Cư Ewy

 

400

400

400

400

 

12

TX Buôn Hồ

1.256

2.016

2.001

760

760

 

12.1

Xã Bình Thuận

38

38

31

 

 

 

12.2

Xã Cư Bao

1.218

1.218

1.210

 

 

 

12.3

Ea Siên

 

420

420

420

420

 

12.4

Ea Drông

 

340

340

340

340