cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 96/2014/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai Về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 96/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Ngày ban hành: 16-07-2014
  • Ngày có hiệu lực: 26-07-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 25-01-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1644 ngày (4 năm 6 tháng 4 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 25-01-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 25-01-2019, Nghị quyết số 96/2014/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai Về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 25/01/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành định kỳ từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/2014/NQ-HĐND

Pleiku, ngày 16 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

Quy đỊnh vỀ phí tham quan danh lam thẮng cẢnh, di tích lỊch sỬ, công trình văn hóa áp dỤng trên đỊa bàn tỈnh Gia Lai

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 7

(Từ ngày 14/7 đến ngày 16/7/2014)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Phí, Lệ phí năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ Phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002;

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Sau khi xem xét tờ trình số 2221/TTr-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về việc đề nghị thay thế nội dung: quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đã quy định tại Nghị quyết số 09/2003/NQ-HĐ ngày 11/12/2003 của HĐND tỉnh khóa VIII, kỳ họp thứ 9; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa X,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai với các nội dung sau:

1. Đối tượng thu, nộp phí:

- Đơn vị thu phí: đơn vị trực tiếp quản lý danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

- Đối tượng nộp phí: cá nhân khi tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa thuộc tỉnh Gia Lai quản lý.

2. Mức thu:

a) Mức thu tối đa:

- Đối với người lớn: 40.000 đồng/lần/người.

- Đối với trẻ em (dưới 16 tuổi): 20.000 đồng/lần/người.

b) Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức thu cụ thể để thực hiện, phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức tham quan của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa và phù hợp với từng thời kỳ.

c) Đối với phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa do các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện (không do nhà nước đầu tư) là phí không thuộc ngân sách nhà nước. Mức thu phí này do đơn vị, doanh nghiệp tự xây dựng nhưng không quá mức thu 20.000 đồng/lần/người đối với người lớn và 10.000 đồng/lần/người đối với trẻ em (dưới 16 tuổi).

3. Chế độ miễn, giảm phí:

a) Giảm 50% mức phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với các trường hợp sau:

- Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

- Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 14/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

- Đối với người thuộc diện hưởng cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

b) Miễn phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

4. Quản lý, sử dụng phí:

a) Đối với phí thuộc ngân sách nhà nước: Các đơn vị thu phí được sử dụng 100% số tiền phí thu được để sử dụng cho công tác duy tu, bảo dưỡng, quản lý đối với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đó.

Chứng từ thu phí thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.

b) Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước: Số tiền phí do các đơn vị, doanh nghiệp thu được đối với các công trình không do nhà nước đầu tư là doanh thu của đơn vị thu phí, đơn vị phải kê khai nộp thuế theo quy định của luật thuế hiện hành.

Điều 2. Nghị quyết này thay thế nội dung quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa tại Nghị quyết số 09/2003/NQ-HĐ ngày 11/12/2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa VIII, Kỳ họp thứ 9. Những quy định trước đây trái với Nghị quyết này được bãi bỏ và không còn giá trị thực hiện.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức, triển khai thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa X, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội; VPQH; Ban Công tác đại biểu;
- Thủ tướng Chính phủ; VPCP;
- Bộ Tài chính; Bộ VH-TT-DL;
- Cục kiểm tra VB-Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy (Báo cáo); VP Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- VP UBND tỉnh (đăng công báo);
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- CV phòng CTHĐND;
- Lưu: VT-CTHĐND.

CHỦ TỊCH




Phạm Đình Thu