cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Về cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng công trình kinh tế-xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 03/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Ngày ban hành: 11-07-2014
  • Ngày có hiệu lực: 13-07-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-01-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1662 ngày (4 năm 6 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-01-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-01-2019, Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Về cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng công trình kinh tế-xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành đã hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2018”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2014/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 11 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020; số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020; số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020; Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạchĐầu tư và Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên lịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC;

Xét Tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 06/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020 (cơ chế đặc thù), với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi: Triển khai thực hiện trên địa bàn các xã thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020.

3. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng hưởng lợi thực hiện hoạt động đầu tư công trình.

4. Nội dung hỗ trợ:

Những loại công trình được áp dụng thực hiện theo cơ chế đặc thù phải đảm bảo các điều kiện: Trên địa bàn thôn, có kỹ thuật đơn giản và do cộng đồng hưởng lợi tự thực hiện, thực hiện theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, dự toán mẫu, bao gồm:

a) Bê tông hóa giao thông nông thôn: Là các dự án, công trình giao thông đến thôn, làng và khu sản xuất (không áp dụng đối với các dự án, công trình giao thông từ huyện đến xã, liên xã).

b) Kiên cố hóa kênh mương nội đồng: Là những tuyến mương do xã quản lý.

c) Nhà văn hóa thôn: Nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn.

d) Khu thể thao: Sân thể thao thôn, xã (sân bóng đá, bóng chuyền...).

e) Lớp học mầm non: Là các lớp học mầm non được xây ở các thôn (điểm trường lẻ ở thôn).

5. Đối tượng, mức hỗ trợ:

a) Đối tượng hỗ trợ: 03 đối tượng khác nhau để xác định mức hỗ trợ, gồm:

Đối tượng 1: Là những xã thuộc huyện 30a.

Đối tượng 2: Xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn, các thôn đồng bào dân tộc thiểu số (ngoài huyện 30a).

Đối tượng 3: Các xã, thôn còn lại (ngoài đối tượng 1 và 2).

b) Mức hỗ trợ: Có phụ lục kèm theo.

6. Nguyên tắc hỗ trợ:

a) Ưu tiên hỗ trợ cho các thôn, xã làm tốt công tác tuyên truyền, nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện hiến đất và đóng góp công sức xây dựng các công trình kinh tế - xã hội trên địa bàn theo chủ trương “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.

b) Việc hỗ trợ vốn xây dựng các công trình thực hiện theo kế hoạch hàng năm được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với từng danh mục cụ thể của từng xã.

c) Mức hỗ trợ cho mỗi loại công trình dược tính bằng vật liệu hoặc bằng tiền theo suất đầu tư cho từng hạng mục công trình trên cơ sở dự toán công trình được phê duyệt; các công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới được phê duyệt, nằm trong kế hoạch giao vốn hàng năm.

7. Nguồn vốn hỗ trợ: Thực hiện theo khả năng ngân sách Nhà nước phân bổ hàng năm, trong đó tập trung vào các nguồn:

a) Ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

b) Vốn từ các Chương trình MTQG có liên quan đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn: Hàng năm phân bổ vốn tối thiểu là 30% tổng kế hoạch vốn giao để hỗ trợ đầu tư các loại công trình trên.

c) Ngân sách tỉnh, huyện, xã hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới.

d) Vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện, thành phố để hỗ trợ đầu tư.

e) Vốn vay ưu đãi cho Chương trình kiên cố hóa kênh mương và phát triển đường giao thông nông thôn.

g) Vốn huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.

Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung những nội dung khác liên quan, giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 03 tháng 7 năm 2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản pháp luật);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Pháp chế);
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- Bộ NNN&PTNT;
- BCĐ Trung ương CT MTQG XDNTM;
- Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các ban HĐND tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- TT HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Báo Kon Tum; Đài PTTH tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Cổng TT điện tử tỉnh; Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Hà Ban

 

PHỤ LỤC

MỨC HỖ TRỢ CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG VÀ LOẠI CÔNG TRÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh)

TT

Loại công trình

Đối tượng

Mức hỗ tr

1

Bê tông hóa giao thông nông thôn

Đối tượng 1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

Đối tượng 2

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống cống để xây dựng hệ thống thoát nước ngang - nếu có) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống cống) đến địa điểm xây dựng công trình; 100% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi, chi phí thuê máy (trộn bê tông, san gạt mặt bằng); 70% chi phí nhân công và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động.

Đối tượng 3

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống cống để xây dựng hệ thống thoát nước ngang - nếu có) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống cống) đến địa điểm xây dựng công trình; 70% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi, chi phí thuê máy (trộn bê tông, san gạt mặt bằng) và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động.

2

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Đối tượng 1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100% theo giá trị dự toán công trình dược UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

Đối tượng 2

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống máng sắt dẫn nước đoạn mà qua vùng trũng không xây mương được) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống máng sắt) đến địa điểm xây dựng công trình; 100% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi, chi phí thuê máy trộn bê tông; 70% chi phí nhân công và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động.

Đối tượng 3

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống máng sắt dẫn nước đoạn mà qua vùng trũng không xây mương được) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống máng sắt) đến địa điểm xây dựng công trình; 70% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi, chi phí thuê máy và 02 triệu đồng/km để chi phí cho công tác quản lý công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động.

3

Nhà văn hóa thôn

 

3.1

Đối với nhà rông

Đối tượng 1 và 2

- Đối với xây dựng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động và kinh phí để xây dựng.

- Đối với sửa chữa, nâng cấp: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện đóng góp công lao động và kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

3.2

Đối với nhà xây

Đối tượng 3

- Đối với xây dựng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động và kinh phí để xây dựng.

- Đối với sửa chữa, nâng cấp: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện đóng góp công lao động và kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

4

Lớp học mầm non (theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Các xã trên địa bàn tỉnh

Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 02 triệu đồng/công trình để chi phí cho công tác quản lý công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

5

Khu th thao

 

5.1

Khu thể thao xã (theo Thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch)

Các xã trên địa bàn tỉnh

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí san gạt mặt bằng, trụ gôn (bóng đá), hàng rào (trụ bê tông, kẽm gai) trên cơ sở dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm nhưng không quá 70 triệu đồng. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

5.2

Khu thể thao thôn (theo Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch)

Các xã trên địa bàn tỉnh

Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí san gạt mặt bằng, trụ gôn (bóng đá), trụ căng lưới (bóng chuyền), hàng rào (trụ bê tông, kẽm gai) trên cơ sở dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm nhưng không quá 30 triệu đồng. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.