cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 26/07/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Về chính sách hỗ trợ Kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội động giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 06/2013/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Ngày ban hành: 26-07-2013
  • Ngày có hiệu lực: 05-08-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 879 ngày (2 năm 4 tháng 29 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2016, Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 26/07/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Về chính sách hỗ trợ Kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội động giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 27/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Về chính sách hỗ trợ Kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2013/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 26 tháng 7 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG, KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015;

Sau khi xem xét Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ Kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội động giai đoạn 2013 - 2015; Báo cáo thẩm tra số 09/BCTT- KT&NS ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI, tại kỳ họp thứ 6,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua chính sách hỗ trợ Kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội động giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng nâng mức hỗ trợ từ 25% lên 30%.

(Có Quy định cụ thể kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2013./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG, KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 26/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 6)

Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 6 quy định về mức hỗ trợ thực hiện chính sách Kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định với những nội dung như sau:

Điều 1. Đối tượng hỗ trợ

Chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh được áp dụng đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có kế hoạch kiên cố hóa kênh mương hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt theo đề nghị của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Điều 2. Điều kiện về kích thước thiết kế mặt cắt kênh kiên cố hóa tưới cho cây lúa được hỗ trợ:

TT

Diện tích tưới

Lưu lượng thiết kế

Chiều rộng kênh (B)

Chiều cao kênh (H)

Chiều dày bê tông kênh (t)

Ghi chú

 

(ha)

(m3/s)

(m)

(m)

(m)

 

1

25

0,033

0,30

0,50

0,10

Độ dốc kênh 1/2.000

2

50

0,070

0,40

0,55

0,12

3

75

0,107

0,45

0,70

0,12

4

100

0,145

0,50

0,80

0,15

Kinh phí xây lắp: tính cho 1 km kênh mương tưới cho cây lúa có độ dốc 1/2.000; kênh bê tông mặt cắt hình chữ nhật như sau:

Chi phí xây dựng kênh kiên cố hóa (giá thời điểm quý 4/2012)

TT

Kênh thiết kế tưới
(ha)

Giá trị xây lắp
(Tr.đồng)

Trong đó:

30% giá trị xây lắp
(Tr.đồng)

Xi măng
(Tấn)

Giá trị xi măng
(Tr.đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

25

530

54

90

159

2

50

709

75

125

213

3

75

867

89

149

260

4

100

1.133

128

214

340

Điều 3. Chính sách hỗ trợ

Ngân sách tỉnh hỗ trợ để địa phương thực hiện kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2013 - 2015 như sau:

Hỗ trợ đủ về số lượng xi măng (được quy tròn đến đơn vị tấn ximăng) để kiên cố kênh mương theo thiết kế và hỗ trợ bổ sung bằng tiền (triệu đồng), đạt mức nhà nước hỗ trợ là 30% giá trị xây lắp để địa phương thực hiện kiên cố hóa 01 km kênh mương, cụ thể như sau:

1. Đối với 1km kênh được thiết kế tưới cho 25 ha:

Hỗ trợ 54 tấn xi măng (đủ theo thiết kế) và hỗ trợ bổ sung bằng tiền là 69 triệu đồng.

2. Đối với 1km kênh được thiết kế tưới cho 50 ha:

a. Hỗ trợ bằng xi măng: 75 tấn;

b. Hỗ trợ bổ sung bằng tiền: 88 triệu đồng.

3. Đối với 1km kênh được thiết kế tưới cho 75 ha:

Hỗ trợ 89 tấn xi măng (đủ theo thiết kế) và hỗ trợ bổ sung bằng tiền là 111 triệu đồng.

4. Đối với 1km kênh được thiết kế tưới cho 100 ha:

Hỗ trợ 128 tấn xi măng (đủ theo thiết kế) và hỗ trợ bổ sung bằng tiền là 126 triệu đồng.

5. Kênh tưới có diện tích tưới thiết kế khác với số liệu trên được áp dụng chính sách hỗ trợ bằng xi măng đủ và hỗ trợ bổ sung bằng tiền để đạt mức hỗ trợ là 30% giá trị xây lắp (đồ án thiết kế được duyệt phải phù hợp với thiết kế mẫu kiên cố hóa kênh mương).

Mức hỗ trợ xi măng và tiền cho việc kiên cố 1 km kênh

TT

Kênh thiết kế tưới (ha)

Hỗ trợ xi măng

Hỗ trợ bổ sung bằng tiền (Tr.đồng)

Ghi chú

 

 

Khối lượng (tấn)

Quy giá trị (Tr.đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

25

54

90

69

 

2

50

75

125

88

 

3

75

89

149

111

 

4

100

128

214

126

 

6. Kênh cho vùng nuôi trồng thủy sản: Nếu mặt cắt kênh thiết kế tương ứng với mặt cắt kênh tưới thì áp dụng các mức hỗ trợ như kênh tưới tiêu nêu trên. Nếu mặt cắt kênh khác thì áp dụng chính sách hỗ trợ không quá 30% giá trị xây lắp như trên, trong đó hỗ trợ đủ lượng xi măng theo thiết kế và số còn lại hỗ trợ bổ sung bằng tiền.

Điều 4. Điều kiện được hỗ trợ

a. Các địa phương có đăng ký kế hoạch xây dựng kiên cố kênh mương, trong đó cam kết có đủ nguồn lực khác để xây dựng hoàn thành theo kế hoạch;

b. Có hồ sơ thiết kế sơ bộ để bảo đảm các tiêu chí phân bổ kinh phí hỗ trợ gồm: chiều dài từng kênh kiên cố, diện tích tưới thiết kế;

c. Danh mục công trình phải được UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch hàng năm.

Điều 5. Cân đối các nguồn lực

Cân đối các nguồn ngân sách thực hiện như sau:

a. Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo chính sách này là 30% giá trị xây lắp, kinh phí cần hỗ trợ 30 tỷ đồng/năm;

b. Lồng ghép để xây dựng kiên cố hóa kênh mương từ các nguồn hỗ trợ bổ sung từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững;

c. Kinh phí huyện, thị xã, thành phố, kinh phí xã, phường, thị trấn hỗ trợ;

d. Cấp bù thủy lợi phí: Phần kinh phí cấp bù thủy lợi phí theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP khoảng 65 tỷ đồng/năm; theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 2676/QĐ-CTUBND ngày 25/11/2011 về việc quy định sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí, theo đó các địa phương phải sử dụng tối thiểu 70% kinh phí được cấp bù cho việc duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương. Đề nghị các đơn vị hưởng cấp bù thủy lợi phí bố trí khoảng 30% kinh phí duy tu sửa chữa công trình thủy lợi để đầu tư cho kiên cố hóa kênh mương; giá trị tạm tính là 65 x 70% x 30% ≈ 15 tỷ đồng/năm (bình quân 1 xã là 110 - 150 triệu đồng/năm).

Đối với các địa phương không còn nguồn cấp bù thủy lợi phí để thực hiện kiên cố hóa kênh mương ( như các Hợp tác xã Nông nghiệp sử dụng nhiều trạm bơm điện, bơm dầu…) thì các huyện, thị xã, thành phố tăng mức hỗ trợ cho các địa phương này từ nguồn vay tín dụng ưu đãi (vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam).

đ. Các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác.