cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 19/07/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Phê chuẩn đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cơ động, phòng không, pháo binh tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2013-2017 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 14/2013/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Ngày ban hành: 19-07-2013
  • Ngày có hiệu lực: 29-07-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-07-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2166 ngày (5 năm 11 tháng 11 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 04-07-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 04-07-2019, Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 19/07/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Phê chuẩn đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cơ động, phòng không, pháo binh tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2013-2017 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 04/07/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông kỳ 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2013/NQ-HĐND

Đắk Nông, ngày 19 tháng 07 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ CƠ ĐỘNG, PHÒNG KHÔNG, PHÁO BINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2013 – 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA II, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 77/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng Hướng dẫn hoạt động của Dân quân tự vệ thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Thông tư số 78/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng ban hành quy định danh mục, địch mức vật chất bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt;

Căn cứ Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt;

Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 02/07/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 99/2010/TT-BQP ngày 19/7/2010 của Bộ Quốc phòng về trang bị, đăng ký và quản lý vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2167/TTr-UBND ngày 24/5/2013 của UBND tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn Đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2013-2017; Báo cáo thẩm tra số 28/BC-HĐND ngày 11/7/2013 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Đề án số 2167/ĐA-UBND ngày 24/5/2013 của UBND tỉnh xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2013 – 2017, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

Tiếp tục củng cố, kiện toàn lực lượng Dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh hiện có; đến hết năm 2017 xây dựng lực lượng đạt 41,8% so với tổng số Dân quân tự vệ (trong đó Cơ động đạt 35,6%, Phòng không đạt 3,28%, Pháo binh đạt 2,93%).

II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG

1. Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân Cơ động

a) Số lượng

- Đối với cấp huyện: Tổng số 14 trung đội, quân số 392 đồng chí.

- Đối với cấp xã: Tổng số 90 Trung đội, quân số 2.520 đồng chí.

b) Nội dung nhiệm vụ, hoạt động

Nội dung nhiệm vụ, hoạt động thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Ngoài ra tập trung một số nội dung cụ thể sau:

- Nắm tình hình, thông báo, báo cáo tình hình;

- Huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo kế hoạch;

- Tuần tra, canh gác, sẵn sàng phối hợp với lực lượng Công an và các lực lượng khác xử lý các tình huống về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở;

- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát hiện, xử lý những tình huống vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia;

- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện để sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường theo quy định;

- Làm công tác dân vận, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác theo lệnh cấp trên.

c) Vũ khí trang bị

Vũ khí trang bị của lực lượng Dân quân Cơ động thực hiện theo Thông tư số 99/2010/TT-BQP ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Bộ quốc phòng về trang bị, đăng ký và quản lý vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng Dân quân tự vệ. Ngoài số vũ khí quân dụng, lực lượng Dân quân Cơ động được địa phương trang bị thêm công cụ hỗ trợ; đến hết năm 2017 trang bị gậy cao su và mũ chống bạo loạn cho 100% quân số Dân quân Cơ động cấp huyện và 30% quân số Dân quân Cơ động cấp xã.

2. Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ Phòng không

a) Số lượng gồm: 01 Đại đội Pháo phòng không 37mm-1 ở cấp tỉnh, quân số 44 đồng chí và 15 Trung đội Súng máy Phòng không 12,7mm, quân số 225 đồng chí.

b) Nội dung nhiệm vụ, hoạt động

Nội dung nhiệm vụ, hoạt động thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Ngoài ra tập trung một số nội dung cụ thể sau:

- Nắm tình hình, thông báo, báo cáo tình hình;

- Huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo kế hoạch;

- Quan sát phát hiện, thông báo, báo động trên không;

- Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng để quản lý, bảo vệ vùng trời;

- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát hiện, xử lý những tình huống vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia;

- Duy trì chế độ trực ban, trực chiến theo quy định, không để bị bất ngờ về các tình huống trên không;

- Triển khai lực lượng dân quân tự vệ Phòng không thường trực sẵn sàng chiến đấu theo lệnh của cấp có thẩm quyền.

c) Vũ khí trang bị

Vũ khí trang bị của lực lượng dân quân tự vệ Phòng không thực hiện theo Thông tư số 99/2010/TT-BQP ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng về trang bị, đăng ký và quản lý vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng dân quân tự vệ.

3. Tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ Pháo binh

a) Số lượng

- 10 Trung đội Súng cối 82mm, quân số 150 đồng chí.

- 06 Trung đội Pháo ĐKZ 82mm, quân số 90 đồng chí.

b) Nội dung nhiệm vụ, hoạt động

Nội dung nhiệm vụ, hoạt động thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Ngoài ra tập trung một số nội dung cụ thể sau:

- Nắm tình hình, thông báo, báo cáo tình hình;

- Huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo kế hoạch;

- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát hiện, xử lý những tình huống vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia;

- Duy trì chế độ trực ban, trực chiến theo quy định, không để bị bất ngờ về các tình huống;

- Triển khai lực lượng dân quân tự vệ Pháo binh thường trực sẵn sàng chiến đấu theo lệnh của cấp có thẩm quyền.

c) Vũ khí trang bị

Vũ khí trang bị của lực lượng dân quân tự vệ Pháo binh thực hiện theo Thông tư số 99/2010/TT-BQP ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng về trang bị, đăng ký và quản lý vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng dân quân tự vệ.

III. KINH PHÍ VÀ NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được bố trí hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách; Quỹ quốc phòng, an ninh; các nguồn thu hợp pháp khác.

Căn cứ vào nhiệm vụ Quân sự, Quốc phòng và tình hình thực tế của địa phương, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt ngân sách chi cho lực lượng dân quân tự vệ theo quy định.

2. Nhiệm vụ chi ngân sách thực hiện Đề án

Nhiệm vụ chi ngân sách thực hiện Đề án được phân cấp như sau:

a) Đối với cấp tỉnh

- Bảo đảm kinh phí cho việc đăng ký, quản lý, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của Dân quân tự vệ Pháo phòng không 37mm-1;

- Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và các chi phí cho hoạt động của Dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh được huy động, điều động làm nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Mua sắm trang phục của cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh bị ốm, bị tai nạn, bị thương, hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 51 Luật Dân quân tự vệ;

- Bảo đảm cơ sở vật chất cho việc thực hiện nhiệm vụ tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập của lực lượng dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh do tỉnh tổ chức;

- Mua sắm công cụ hỗ trợ cho lực lượng dân quân Cơ động;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

b) Đối với cấp huyện

- Bảo đảm kinh phí cho việc đăng ký, quản lý, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của Dân quân Cơ động cấp huyện, Dân quân tự vệ Phòng không, Pháo binh;

- Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và các chi phí cho hoạt động của Dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh được huy động, điều động làm nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện;

- Bảo đảm cơ sở vật chất cho việc thực hiện nhiệm vụ tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập của lực lượng Dân quân tự vệ Cơ động, Phòng không, Pháo binh do cấp huyện tổ chức;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

c) Đối với cấp xã

- Bảo đảm kinh phí cho việc đăng ký, quản lý, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của Dân quân Cơ động cấp xã;

- Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và các chi phí cho hoạt động của Dân quân Cơ động được huy động, điều động làm nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp xã;

- Bảo đảm cơ sở vật chất cho việc thực hiện nhiệm vụ tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập của lực lượng dân quân Cơ động do cấp xã tổ chức;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chế độ chi và mức chi:

Chế độ và mức chi được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác Dân quân tự vệ và Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 20/7/2011 của HĐND tỉnh Đắk Nông về việc quy định mức trợ cấp đóng bảo hiểm đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; mức phụ cấp hàng tháng của thôn đội trưởng và mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo HĐND tỉnh về kết quả thực hiện.

2. Giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 7 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Điểu K’ré