Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Về Kế hoạch dạy nghề năm 2013 tỉnh Sóc Trăng (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 31/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Ngày ban hành: 07-12-2012
- Ngày có hiệu lực: 17-12-2012
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 18-07-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 578 ngày (1 năm 7 tháng 3 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 18-07-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2012/NQ-HĐND | Sóc Trăng, ngày 07 tháng 12 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ NĂM 2013 TỈNH SÓC TRĂNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH;
Sau khi xem xét Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch dạy nghề năm 2013 tỉnh Sóc Trăng; báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân và giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Kế hoạch dạy nghề năm 2013 tỉnh Sóc Trăng với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng nghề cho 25.000 lao động nhằm trang bị kiến thức, tay nghề theo yêu cầu công việc và nhu cầu thị trường lao động, phấn đấu đến cuối năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 37%;
- Đào tạo, bồi dưỡng cho 1.090 lượt cán bộ, công chức xã nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ tại địa phương.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí
- Lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học, trong đó ưu tiên dạy nghề cho những đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, hộ nghèo, hộ cận nghèo (được quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
- Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc do thiếu hụt, có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015.
3. Kế hoạch, ngành nghề đào tạo, mức hỗ trợ học nghề năm 2013
a) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng nghề cho 25.000 người; bồi dưỡng cho 1.090 lượt cán bộ, công chức xã. Phấn đấu hết năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 37%.
b) Ngành nghề đào tạo được xác định căn cứ theo nhu cầu chuyển dịch lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng, cụ thể như sau:
- Đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho 800 người gồm các nghề như: lập trình máy tính; cắt gọt kim loại; điện công nghiệp; công nghệ ô tô; kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; chế biến thực phẩm; nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; thú y; chăn nuôi gia súc, gia cầm; kế toán doanh nghiệp, bảo vệ thực vật;
- Đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 03 tháng cho 24.200 người gồm các nghề như:
+ Nghề phi nông nghiệp: may dân dụng; cắt gọt kim loại; hàn điện; sửa chữa xe gắn máy; may công nghiệp; điện gia dụng; sửa chữa điện tử; sửa chữa máy nổ; sửa chữa điện thoại di động; kỹ thuật xây dựng; cắt, uốn tóc - trang điểm; chế biến thực phẩm; thêu tay hàng xuất khẩu; đan đát hàng thủ công mỹ nghệ;
+ Nghề nông nghiệp: trồng trọt; chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; chăm sóc hoa kiểng, cây cảnh.
c) Mức hỗ trợ học nghề được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sóc Trăng.
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề năm 2013 là 14.092 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho 9.590 lao động nông thôn (nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp) là 12 tỷ 696 triệu 570 ngàn đồng (theo Phụ lục 1 đính kèm ).
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho 1.090 lượt cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn là 1 tỷ 395 triệu 500 ngàn đồng (theo Phụ lục 2 đính kèm).
5. Nguồn kinh phí
a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ
Trung ương hỗ trợ 6,55 tỷ đồng, trong đó cụ thể như sau:
- Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn là 6 tỷ đồng;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 0,55 tỷ đồng.
b) Ngân sách địa phương
Kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn từ nguồn ngân sách địa phương: 2,6 tỷ đồng.
c) Huy động từ các nguồn kinh phí khác
Kinh phí còn lại 4,942 tỷ đồng, được lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, Dự án, Đề án khác đang triển khai tại địa phương; huy động từ các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề do địa phương cung ứng, giới thiệu và các nguồn hợp pháp khác.
Điều 2.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Đơn vị tính: triệu đồng
Số TT | Đơn vị | Tổng số | Chia ra | ||||
Số người học nghề | Tổng kinh phí hỗ trợ | Nông nghiệp | Phi nông nghiệp | ||||
Số người học nghề | Kinh phí hỗ trợ | Số người học nghề | Kinh phí hỗ trợ | ||||
1 | Huyện Châu Thành | 795 | 1.050,2 | 180 | 197,7 | 615 | 852,5 |
2 | Huyện Ngã Năm | 750 | 1.000,05 | 270 | 281,7 | 480 | 718,35 |
3 | Huyện Mỹ Xuyên | 830 | 1.196 | 270 | 281,7 | 560 | 914,3 |
4 | Huyện Trần Đề | 840 | 1.219,575 | 420 | 461,3 | 420 | 758,275 |
5 | TP. Sóc Trăng | 770 | 1.115,12 | 140 | 135,1 | 630 | 980,02 |
6 | Huyện Long Phú | 1.190 | 1.265,09 | 875 | 795,3 | 315 | 469,79 |
7 | Thị xã Vĩnh Châu | 1.410 | 2.216,4 | 450 | 502,5 | 960 | 1.713,9 |
8 | Huyện Thạnh Trị | 595 | 780,4 | 420 | 446,3 | 175 | 334,1 |
9 | Huyện Cù Lao Dung | 695 | 790,5 | 380 | 387,51 | 315 | 402,99 |
10 | Huyện Mỹ Tú | 735 | 760,84 | 315 | 328,84 | 420 | 431,995 |
11 | Huyện Kế Sách | 980 | 1.302,4 | 385 | 385,1 | 595 | 917,3 |
Tổng cộng | 9.590 | 12.696,57 | 4.105 | 4.203,05 | 5.485 | 8.493,52 |
PHỤ LỤC 2
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Số TT | Nội dung | Số lớp | Số học viên | Kinh phí |
01 | Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể | 1 | 109 | 139,550 |
02 | Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân | 2 | 218 | 279,100 |
03 | Công chức chuyên môn | 7 | 763 | 976,850 |
Tổng cộng | 10 | 1.090 | 1.395,500 |