Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 03/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An Về quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020
- Số hiệu văn bản: 24/2011/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Long An
- Ngày ban hành: 03-10-2011
- Ngày có hiệu lực: 10-10-2011
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-01-2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3755 ngày (10 năm 3 tháng 15 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 20-01-2022
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2011/NQ-HĐND | Long An, ngày 03 tháng 10 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2607/TTr-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Báo cáo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 (nội dung kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn tất hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 30/9/2011./.
Nơi nhận: | PHÓ CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24 /2011/NQ-HĐND ngày 03/10/2011 của HĐND tỉnh Long An)
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
I. Phụ tải điện
Phụ tải điện được tính toán dự báo nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,0%/năm; Tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,3%/năm.
- Năm 2015: Dự báo công suất cực đại Pmax= 772,3MW, điện thương phẩm 4507,9 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,2%/năm.
- Năm 2020: Dự báo công suất cực đại Pmax=1528,0MW; điện thương phẩm 9.428,8 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15,9%/năm.
II. Khối lượng xây dựng
Khối lượng xây dựng tính toán trong đề án chỉ bao gồm lưới điện xây dựng trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Long An
1. Lưới 220, 110kV:
a- Giai đoạn 2011 - 2015:
- Đường dây 220kV:
Xây dựng mới 70,7km đường dây
Cải tạo 144,0km đường dây
- Trạm 220kV:
Nâng công suất trạm 220kV Long An 2, (2x250)MVA
Xây dựng mới trạm Đức Hòa 2 - (2x250)MVA
+ Xây dựng mới trạm Bến Lức 2 - (1x250)MVA.
+ Xây dựng mới trạm Cần Đước - (1x250)MVA.
- Đường dây 110kV:
+ Xây dựng mới 15 tuyến đường dây với tổng chiều dài 82,5km.
- Trạm 110kV:
+ Xây mới 15 trạm biến áp tổng dung lượng 923MVA (trong đó có 5 trạm khách hàng với tổng dung lượng là 305MVA, gồm: trạm Lê Long: 40MVA, trạm khu công nghiệp Xuyên Á: 2x40 MVA, trạm Vĩnh lộc 2: 40 MVA, khu công nghiệp Thuận Đạo 40+25MVA và khu công nghiệp Phú An Thạnh: 2x40MVA).
+ Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 5 trạm biến áp với tổng dung lượng 145MVA.
b- Giai đoạn 2016 - 2020:
- Đường dây 220kV:
+ Xây dựng mới 2 tuyến đường dây chiều dài 32km.
- Trạm 220kV:
+ Lắp máy 3 trạm 220kV Đức Hòa 2 thành (3x250)MVA.
+ Lắp máy 2 trạm 220kV Bến Lức 2 thành (2x250)MVA.
+ Lắp máy 2 trạm 220kV Cần Đước thành (2x250)MVA.
+ Xây dựng mới trạm 220kV Bến Lức 3 - (2x250)MVA.
- Đường dây 110kV:
+ Xây dựng mới 11 tuyến đường dây với tổng chiều dài 167,5km.
- Trạm 110kV:
+ Xây mới 8 trạm biến áp tổng dung lượng 664MVA
+ Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 10 trạm biến áp với tổng dung lượng 710MVA
2. Lưới phân phối:
a- Giai đoạn 2011 -- 2015:
- Đường dây 22kV:
+ Xây mới: 779,4 km
+ Cải tạo: 505,5 km
- Trạm biến áp 22/0,4kV:
+ Xây mới: trạm biến áp tổng dung lượng 588.572,5kVA
- Hạ thế:
+ Xây mới 1.260 km; lắp đặt 89.386 công tơ
b- Giai đoạn 2016 - 2020:
- Đường dây 22kV:
+ Xây mới: 541,3 km
+ Cải tạo: 252,7 km
- Trạm biến áp 22/0,4kV:
+ Xây mới trạm biến áp tổng dung lượng 353.143,5kVA
- Hạ thế:
+ Xây mới 756 km; lắp đặt 28.931công tơ
III. Vốn đầu tư
Giai đoạn 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư cần huy động là: 6.847.737 triệu đồng. Trong đó:
Lưới điện 220kV: | 3.809.470 | triệu đồng |
Lưới điện 110kV: | 1.851.100 | triệu đồng |
Lưới điện 22kV | 938.322 | triệu đồng |
Lưới điện hạ thế | 248.845 | triệu đồng |
Tổng cộng | 6.847.737 | triệu đồng |
- Để nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng điện, quy hoạch phát triển điện cần tính toán hạ thế các lưới trung thế hiện hữu và xác định rõ lộ trình xóa điện kế tổ để phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân. Đồng thời, quy hoạch cần quan tâm đến cải tạo lưới điện hiện hữu nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.
- Hàng năm, UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh thông qua việc cho tạm ứng vốn ngân sách tỉnh cho ngành điện (không tính lãi) để đáp ứng phần nào nhu cầu cải tạo, phát triển lưới điện trung và hạ thế khu vực nông thôn.
- Việc đầu tư xây dựng lưới điện là một trong các kết cấu cơ sở hạ tầng quan trọng, là điều kiện tiên quyết để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư cho dự án quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh là cần thiết và cấp bách./.