cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 05/08/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt Đề án “Tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2011-2015” (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 21/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Ngày ban hành: 05-08-2011
  • Ngày có hiệu lực: 15-08-2011
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-02-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1631 ngày (4 năm 5 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-02-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-02-2016, Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 05/08/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt Đề án “Tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2011-2015” (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến 31/12/2015”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2011/NQ-HĐND

Yên Bái, ngày 05 tháng 8 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 85/Tr-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt Đề án tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo; nghe báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và tiếp thu ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2011 - 2015” với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có số lư­­ợng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, nhất là về chất lượng chính trị; tổ chức chặt chẽ, rộng khắp; biên chế tinh gọn; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG

1. Biên chế quân số đơn vị dân quân tự vệ thời bình

a) Dân quân tự vệ cơ động: 3.667 chiến sỹ;

b) Dân quân tự vệ phòng không: 342 chiến sỹ;

c) Dân quân tự vệ pháo binh: 247 chiến sỹ;

d) Dân quân tự vệ trinh sát: 540 chiến sỹ;

đ) Dân quân tự vệ thông tin: 477 chiến sỹ;

e) Dân quân tự vệ y tế: 477 chiến sỹ;

g) Dân quân tự vệ công binh: 234 chiến sỹ;

h) Dân quân tự vệ phòng hóa: 63 chiến sỹ;

i) Dân quân tự vệ tại chỗ: 7.278 chiến sỹ.

2. Biên chế cán bộ dân quân tự vệ

a) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 720 cán bộ;

b) Thôn đội trư­ởng: 1.970 cán bộ;

c) Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở: 320 cán bộ;

d) Cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ:

Trung đội trư­­ởng: 251 cán bộ;

Tiểu đội trư­­ởng, khẩu đội tr­ư­ởng: 635 cán bộ.

III. ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CÁN BỘ, HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã

Từ năm 2011 – 2015, Trư­­ờng Quân sự tỉnh tổ chức đào tạo 3 khóa trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, mỗi khóa quân số từ 60 đến 70 người, thời gian 18 tháng theo Thông tư số 117/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ch­ư­ơng trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở và Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Chư­­ơng trình chi tiết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở. Các năm tiếp theo, 3 năm tổ chức 1 khóa, quân số mỗi khóa từ 60 đến 70 người.

2. Tập huấn cán bộ

a) Cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở:

Ch­­ương trình cơ bản: 10 ngày/năm;

Ch­­ương trình nâng cao: 7 ngày/năm;

b) Cán bộ chính trị Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở:

Chư­­ơng trình cơ bản: 10 ngày/năm;

Ch­­ương trình nâng cao: 5 ngày/năm;

c) Cán bộ trung đội, tiểu đội, khẩu đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh:

Chư­ơng trình cơ bản: 10 ngày/năm;

Ch­­ương trình nâng cao: 5 ngày/năm;

d) Cán bộ trung đội, tiểu đội dân quân tự vệ bộ binh, thôn đội trư­ởng:

Chư­­ơng trình cơ bản: 07 ngày/năm;

Ch­­ương trình nâng cao: 5 ngày/năm;

đ) Cán bộ tổ dân quân tự vệ thông tin, trinh sát, phòng hóa, y tế:

Chư­ơng trình cơ bản: 07 ngày/năm;

Ch­­ương trình nâng cao: 5 ngày/năm.

3. Huấn luyện chiến sỹ dân quân tự vệ

a) Chiến sỹ dân quân tự vệ năm thứ nhất: 15 ngày/năm;

b) Chiến sỹ dân quân tự vệ cơ động từ năm thứ 2 đến năm thứ 4:

Ch­ư­ơng trình cơ bản: 12 ngày/năm;

Ch­­ương trình nâng cao: 5 ngày/năm;

c) Chiến sỹ dân quân tự vệ tại chỗ:

Ch­ư­ơng trình cơ bản: 7 ngày/năm;

Ch­­ương trình nâng cao: 3 ngày/năm;

d) Chiến sỹ dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, công binh, thông tin, phòng hóa, y tế:

Chư­­ơng trình cơ bản: 12 ngày/năm;

Chư­­ơng trình nâng cao: 5 ngày/năm.

Điều 2. Quyết định mức phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng dân quân tự vệ, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian giữ chức vụ Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng từ ngân sách địa phương cho Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã bằng 75% mức đóng hàng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật.

2. Mức phụ cấp hàng tháng của Thôn đội trưởng là 0,7 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức.

3. Mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân là 0,09 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức.

4. Mức hỗ trợ tiền ăn của dân quân khi làm nhiệm vụ bằng mức hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.

5. Mức trợ cấp ngày công lao động tăng thêm bằng hệ số 0,04 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Hoàn chỉnh Đề án, xây dựng giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện.

2. Quy định cụ thể về việc phân cấp nhiệm vụ chi thực hiện các chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ cho từng cấp ngân sách địa phương.

3. Quy định cụ thể việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ theo phân cấp của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

4. Bố trí kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phương án phân bổ ngân sách địa phương hàng năm; riêng năm 2011, giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện chi trả kịp thời chế độ tăng thêm cho dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ khi được Trung ương cấp bổ sung kinh phí.

Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVII - Kỳ họp thứ 02 thông qua ngày 05 tháng 8 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đào ngọc Dung