Nghị quyết số 249/2010/NQ-HĐND ngày 27/10/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020
- Số hiệu văn bản: 249/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Ngày ban hành: 27-10-2010
- Ngày có hiệu lực: 06-11-2010
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-01-2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3721 ngày (10 năm 2 tháng 11 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 13-01-2021
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 249/2010/NQ-HĐND | Mỹ Tho, ngày 27 tháng 10 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 22
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Qua xem xét dự thảo nghị quyết kèm theo Tờ trình số 114/TTr-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 273/BC-BKTNS ngày 19 tháng 10 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020; gồm các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Đáp ứng yêu cầu về điện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 là 11 - 12%/năm, giai đoạn đến 2020 là 12 - 12,5%/năm;
2. Cải tạo và phát triển lưới điện từ cấp 0,4kV đến 220kV, nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối từ 8,2% hiện nay xuống 7,6% vào năm 2015 và 6,6% vào năm 2020;
3. Đảm bảo nhu cầu công suất của tỉnh là 403MW vào năm 2015 và 793MW vào năm 2020.
II. DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN
1. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trong giai đoạn 2011 - 2015 là 16,0%/năm, điện thương phẩm 2.406,9 triệu kWh (bình quân 1.284 kWh/người/năm), công suất cực đại Pmax = 403 MW;
2. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trong giai đoạn 2016 - 2020 là 16,3%/năm, điện thương phẩm 5.123,4 triệu kWh, công suất cực đại Pmax = 793MW.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN VÀ LƯỚI ĐIỆN
1. Về phát triển nguồn điện
Đề nghị Bộ Công Thương đưa 2 nhà máy điện vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong giai đoạn 2011 - 2020 gồm:
- Nhà máy nhiệt điện than (công nghệ mới), công suất 1.200MW trở lên, đặt tại huyện Gò Công Đông;
- Nhà máy nhiệt điện khí, công suất 1.200MW trở lên, đặt tại huyện Tân Phước hoặc Gò Công Đông.
2. Về phát triển lưới điện
2.1 Nhu cầu đầu tư xây dựng
a) Lưới truyền tải
* Giai đoạn 2011- 2015:
- Lưới điện 110KV:
+ Xây dựng mới 04 trạm biến áp (Chợ Gạo, khu công nghiệp Long Giang, khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí, cụm công nghiệp Gia Thuận) với tổng dung lượng 183 MVA;
+ Lắp thêm và nâng công suất 05 trạm biến áp, với tổng dung lượng tăng thêm là 206MVA (thay 01 máy 40MVA bằng máy 63MVA trạm Cai Lậy; lắp thêm 01 máy 40MVA trạm Mỹ Thuận, 01 máy 40MVA trạm Cái Bè, 01 máy 40MVA trạm Bình Đức, 01 máy 63MVA trạm khu công nghiệp Tân Hương);
+ Nâng cấp đường dây 110kV Mỹ Tho 2 - Cần Đước lên 2 mạch, dài 65km (gồm: di dời đoạn đường dây 110kV Mỹ Tho 2 - Gò Công ra khỏi thành phố Mỹ Tho; cải tạo đường dây 110kV Mỹ Tho 2 - Gò Công, Gò Công - Cần Đước lên 2 mạch);
+ Xây dựng mới nhánh rẽ mạch kép vào khu công nghiệp Dịch vụ Dầu Khí và Cụm công nghiệp Gia Thuận, dài 10km;
+ Xây dựng nhánh rẽ mạch kép vào trạm khu công nghiệp Tân Hương, dài 0,5km (mạch 1 đang thi công);
+ Xây dựng mới nhánh rẽ mạch kép vào khu công nghiệp Long Giang, dài 05km.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Lưới điện 220kV:
+ Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép Mỹ Tho - Gò Công, dài 40,7km; trạm 220/110kV Gò Công 2x250MVA;
+ Nâng công suất trạm 220/110kV Cai Lậy từ 2x125MVA thành (125+250) MVA; trạm 220/110kV Mỹ Tho từ 2x125MVA thành 2x250 MVA.
- Lưới điện 110kV:
+ Xây dựng mới 04 trạm biến áp với tổng dung lượng 223MVA; nâng công suất 10 trạm biến áp xây dựng giai đoạn trước với tổng dung lượng tăng thêm là 362 MVA;
+ Xây dựng mới các mạch kép: vào trạm Bình Xuân (khu công nghiệp Bình Đông và khu đô thị - thương mại - dịch vụ công nghiệp công nghệ cao); khu công nghiệp Long Giang - khu công nghiệp Tân Phước 1; khu công nghiệp Tân Phước 1- khu công nghiệp Tân Phước 2; vào trạm Châu Thành; đấu nối vào trạm 220kV Gò Công.
b) Lưới điện trung thế
- Giai đoạn 2011 - 2015: xây dựng mới 677,3 km và cải tạo 302,9 km đường dây trung thế; lắp đặt 2.090 trạm biến áp với tổng dung lượng 382.978 KVA;
- Giai đoạn 2016 - 2020: xây dựng mới 541,8 km và cải tạo 151,4 km đường dây trung thế; lắp đặt các trạm biến áp với tổng dung lượng 459.573 KVA.
c) Lưới điện hạ thế
- Giai đoạn 2011 - 2015: xây dựng mới 2.477,9 km đường dây hạ thế, lắp mới 71.309 công tơ điện;
- Giai đoạn 2016 - 2020: xây dựng mới 1.982,3 km đường dây hạ thế, lắp mới 57.047 công tơ điện.
2.2 Nhu cầu vốn đầu tư
- Giai đoạn 2011 - 2015 vốn đầu tư cần huy động là 1.790,2 tỷ đồng, trong đó: lưới truyền tải 777,6 tỷ đồng; lưới điện trung thế 643,9 tỷ đồng; lưới điện hạ thế 368,7 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020 vốn đầu tư cần huy động là 2.787,0 tỷ đồng, trong đó lưới truyền tải 1.853,3 tỷ đồng; lưới điện trung thế 638,8 tỷ đồng; lưới điện hạ thế 294,9 tỷ đồng.
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh lập các thủ tục trình Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 đúng theo quy định.
Giao Ban Kinh tế - Ngân sách và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VII, kỳ họp thứ 22 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |