cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 122/2010/NQ-HĐND ngày 30/07/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015”

  • Số hiệu văn bản: 122/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Ngày ban hành: 30-07-2010
  • Ngày có hiệu lực: 09-08-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-07-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 21 ngày ( 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-07-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-07-2010, Nghị quyết số 122/2010/NQ-HĐND ngày 30/07/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015” bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 122/2010/NQ-HĐND ngày 09/07/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/2010/NQ-HĐND

Tĩnh, ngày 30 tháng 07 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Hp tác xã năm 2003, Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hp tác xã;

Sau khi xem xét Tờ trình số 160/TTr-UBND ngày 19/7/2010 của UBND tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015", báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015”.

Điều 2. Giao UBND tỉnh cụ thể hóa để thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu cn bổ sung, điều chỉnh, UBND tỉnh thống nhất: với Thường trực HĐND tỉnh quyết định và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực HĐND, các ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá XV, Kỳ họp thứ 17 thông qua.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính ph;
- Văn phòng Bộ Tư lệnh QK4;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
-
Đại biểu HĐND tỉnh;
-
Các s, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP UBND tnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo và chuyên viên VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Phòng Công báo - VP UBND tỉnh;
- Trang thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VP.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án:

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Kinh tế tập thể mà cơ bản là các tổ hợp tác và hp tác xã (HTX) chính là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách cho nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tập thể đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển thị trường theo định hướng XHCN.

Hà Tĩnh là tỉnh có nông nghiệp, công nghiệp chưa thực sự phát triển, thương mại dịch vụ còn yếu, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn, một số lực lượng lao động làm việc ngoài địa phương vào thời kỳ nông nhàn vẫn còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức tốt. Ngay cả ở những vùng công nghiệp đang hình thành và phát trin thì việc t chức lao động dưới hình thức t hp tác hay HTX cũng chưa thực sự tốt, chưa phát huy được hiệu quả và vai trò mạnh mẽ của kinh tế tập thể. Mặt khác thực trạng kinh tế tập thể của tỉnh nhà còn nhiều khó khăn, việc lãnh đạo chỉ đạo chưa đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển, do đó việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn là hết sức cần thiết.

Để tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể, trong đó HTX là nòng cốt nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong xu thế hội nhập thì một trong những giải pháp hết sức quan trọng là phải nhanh chóng phát triển kinh tế tập thể một cách đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án:

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng Khoá IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể"; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX, Ngh quyết Trung ương 7 Khóa X;

- Luật HTX ngày 26/11/2003; Nghị định số 177/2004/NĐ-CP về thi hành một số điều của Luật HTX;

- Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định 88/2005/NĐ-CP Nghị định 151/2007/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX, tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;

- Nghị quyết 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn;

- Nghị quyết số 117/NQ-HĐND ngày 12/12/2009 của HĐND tỉnh khóa XV về Chương trình xây dựng, ban hành Nghị quyết chuyên đề và chương trình giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh năm 2010;

- Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 09/08/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006 - 2010;

- Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách, khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH:

1. Những kết quả đạt được:

Thời gian qua kinh tế tập thể đang có chiều hướng phát triển cả về số lượng và cht lượng, đa dạng v hình thức hợp tác ở quy mô nhỏ và vừa, số HTX sản xuất kinh doanh kém hiệu quả giảm dần, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với các quy định của Luật HTX, cụ thể.

1.1. Về số lượng HTX, t hp tác.

Sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, kinh tế tập thể của Hà Tĩnh đã đạt được nhng thành tựu đáng kể. Toàn tỉnh đã có 1.409 tổ hợp tác, 453 HTX và 01 Liên hiệp HTX trong đó: HTX nông, lâm, ngư nghiệp: 212; Dịch vụ điện: 156; Công nghiệp-TTCN: 39; Thương mại dịch vụ: 04; Vận tải - xây dựng: 10; Môi trường: 15; Quỹ tín dụng nhân dân: 14; HTX khác: 03; HTX giải thể chuyển sang công ty cổ phần là 66. Các HTX đã thực hiện chuyển đổi, đăng ký kinh doanh, tổ chức lại, theo quy định của Luật HTX năm 2003; bước đầu đã khắc phục được những hạn chế, yếu kém của HTX kiểu cũ, chất lượng hoạt động dịch vụ của các HTX đã được nâng lên, số HTX làm ăn thua lỗ giảm, số HTX làm ăn có hiệu quả tăng dần. Kinh tế tập thể đã đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định an ninh, chính trị ở nông thôn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa.

Riêng giai đoạn 2004 - 2009 toàn tỉnh đã thành lập mới được 1.102 tổ hp tác với tổng số thành viên tổ hp tác là 8.033 người. Các tổ hp tác đã phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số tổ hợp tác đã đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của thành viên đạt từ 1.000.000- 1.200.000đ/người/tháng, nộp ngân sách từ 50-100 triệu đồng/năm.

Thành lập mới 268 HTX và 01 Liên hiệp HTX (trong đó HTX dịch vụ điện: 188; Tiểu thủ công nghiệp: 9; Xây dựng: 7; Dịch vụ nông nghiệp: 51; Quỹ tín dụng nhân dân: 5; Dịch vụ tổng hp: 8). Nét nổi bật của các HTX thành lập mới là đã có sự góp vốn của xã viên với mức vốn góp khá cao (từ 10 - 150 triệu đ/hộ); có HTX giá trị đóng góp của xã viên đã tăng gấp 3 ln sau 3 năm thành lập. (Cơ cu các loại hình HTX được thể hiện ở Phụ lục 01).

1.2. Về hoạt động sản xuất kinh doanh:

Tổng vốn điều lệ 241 tỷ đồng (tăng 6 tỷ đồng so với năm 2008) trong đó vốn góp của xã viên 102 tỷ (tổng số xã viên 213.453). Doanh thu hàng năm của khu vực kinh tế tập thể ước đạt trên 1.663 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2,5 vạn lao động. Đã có 25 HTX đạt tiêu chí HTX mạnh, với tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm, có 12 HTX làm hàng xuất khẩu và 02 HTX đã xuất khẩu hàng hóa trực tiếp ra nước ngoài. Đã có những HTX nộp ngân sách trên 700 triệu đng/năm. Lợi nhuận Kinh tế tập thể đạt trên 06 tỷ đồng mỗi năm và nộp ngân sách trên 10 tỷ đồng mỗi năm.

Trong tổng số 453 HTX, có 33% khá giỏi, 53% trung bình, 14% làm ăn thua lỗ. Trong lĩnh vực nông nghiệp khá nhiều HTX đảm đương tốt các khâu dịch vụ cho xã viên (như giống, vật tư phân bón, thủy nông, bảo vệ thực vật, bảo vệ ruộng đng, dịch vụ vay vn, dịch vụ điện và tiêu thụ sản phm) và đã có tác dụng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, áp dụng những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, gia tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

Về thu nhập của xã viên và Ban quản trị HTX, nhìn chung khá hơn trước, trong đó các HTX sản xuất VLXD, chế biến thủy sản, Quỹ tín dụng nhân dân có mức thu nhập cao và khá ổn định (từ 800.000 đến 2.500.000đ/tháng). Ngoài khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước, các HTX đã trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và chia lãi cho xã viên theo vốn góp và mức độ sử dụng các dịch vụ.

1.3. Về đất đai:

Đã có 21 HTX được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng Trụ sở làm việc và nhà xưởng để hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.4. Về đào tạo và trình độ của cán bộ HTX, tổ hợp tác:

Trong 3 năm (2006 - 2009) toàn tỉnh có trên 2.850 lượt cán bộ chủ chốt HTX được tập huấn, bồi dưỡng; 321 cán bộ được đào tạo dài hạn, nhiu cán bộ sau khi tốt nghiệp đã phát huy tác dụng và có những đóng góp tích cực trong công tác quản lý, điều hành HTX và được đề bạt, bổ nhiệm vào một số chức danh của đảng ủy, chính quyn địa phương.

Về trình độ chuyên môn của cán bộ HTX: Đại học 23 người (chiếm 1,27%), trung cấp 312 người (chiếm 17,22%), sơ cấp 525 người (chiếm 28,97%), chưa qua đào tạo 952 (chiếm 52,54%). Hiện tại có 211 cán bộ HTX và doanh nghiệp đang học đại học tại chức.

Kinh phí đào tạo cán bộ HTX 3 năm (2006-2009) là 2.929 triệu đồng; trong đó: cấp huyện 128 triệu đồng, cấp tỉnh 1.943 triệu đồng, Liên minh HTX Việt Nam 374 triệu đng, HTX và học viên đóng góp 484 triệu đồng.

1.5. Về chính sách tài chính, tín dụng:

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2336/2004/QĐ-UBND ngày 20/12/2004 về hỗ trợ HTX nông nghiệp, Quyết định số 64/2006/QĐ-UBND ngày 05/12/2006 về hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân, Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 13/07/2007 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Quyết định 304/QĐ-UBND ngày 05/02/2009 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Từ năm 2005 đến nay tỉnh đã cân đối hỗ trợ chuyển đổi thành lập mới 2.020 triệu đồng và bố trí 2.000 triệu đồng cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX.

Về kinh phí khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khoa học - công nghệ, sản xuất giống cây, giống con, ngành nghề nông thôn, xúc tiến thương mại là 2.817 triệu đồng.

1.6. Về thực hiện các chế độ chính sách đi với xã viên:

Về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Đến năm 2009 có 152 HTX tham gia với 1.058 người, số tiền bảo hiểm đã nộp năm 2009 là 1.979.247.272 đồng. Tỷ lệ HTX tham gia đóng BHXH đạt 33,55% và số cán bộ quản lý HTX tham gia đóng BHXH đạt bình quân là 46,71 %.

1.7. Về cơ cu ngành nghề HTX, tổ hợp tác:

- Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: Sau khi chuyển đổi, HTX đã tiến hành củng c, kiện toàn bộ máy theo hướng gọn nhẹ, gắn liền với cải tiến phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát trin. Hoạt động của các HTX theo hướng thiết thực hơn, gắn liền với lợi ích của xã viên, tuân thủ những giá trị và nguyên tắc cơ bản HTX. Các HTX khai thác thủy sản xa bờ đã chuyển thành tổ hp tác hoạt động có hiệu quả hơn.

- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ điện: Phần lớn các HTX đều được thành lập mới, sản xuất tương đối ổn định, lợi nhuận khá, đời sống xã viên từng bước được cải thiện. Hầu hết các HTX hoạt động sản xuất, dịch vụ đã bù đắp được chi phí và có lãi. Nhiều HTX dịch vụ điện, tổ chức quản lý tốt, nên đã giảm được tổn thất điện năng, thực hiện giá bán lẻ điện bậc thang đến tận hộ, có tích lũy và đóng góp khá vào ngân sách nhà nước.

- Trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, thương mại: số lượng HTX tăng ít nhưng hầu hết hoạt động đều có lãi và đã đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước. Nhìn chung, các HTX trong những lĩnh vực này tốc độ phát triển còn chậm, tính cạnh tranh thấp, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nn kinh tế thị trường.

- Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường: số lượng HTX tăng khá, tuy hiệu quả kinh tế còn thấp, nhưng hoạt động của các HTX môi trường đã có tác dụng rất lớn trong việc thu gom và xử lý rác thải, hạn chế việc gây ô nhim môi trường tại nhiu địa phương.

- Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND): Là loại hình tín dụng hợp tác hoạt động có hiệu quả thiết thực ở nhiều địa phương. Đây là tổ chức do các thành viên tự nguyện góp vốn thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Mục tiêu chính của các QTDND là phát huy sức mạnh của tập thể; hỗ trợ thành viên vay vốn sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lao động... hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

2. Những tồn tại, yếu kém:

- Phần lớn các hợp tác xã (gần 70%) còn nhỏ bé, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lực nội tại còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời sự phát triển hàng hóa của kinh tế hộ ở nhiều vùng. Do nguồn lực và quy mô nhỏ bé nên khả năng tích luỹ đ đu tư phát triển sản xuất còn chậm. Mặc dù Hp tác xã yếu kém giảm, s hp tác xã làm ăn có lãi ngày càng tăng nhưng số lãi hàng năm của các hp tác xã đạt được còn thấp, tích lũy không đáp ứng được yêu cầu mở rộng và phát trin. Nhiu hp tác xã sau hơn một năm hoạt động chỉ đủ trang trải các chi phí, lãi thu được chỉ vài triệu đồng, thu nhập của xã viên và người lao động tuy có cải thiện so với trước đây song nhìn chung còn thấp.

- Trong quá trình chuyển đổi và phát triển, không ít hp tác xã còn chuyển đi mang tính hình thức, chưa đảm bảo đầy đủ các tính chất và nguyên tắc hoạt động của hp tác xã. Một số hp tác xã tuy đã chuyển đổi nhưng thiếu định hướng trong sản xuất kinh doanh, không có chiến lược phát triển, vẫn còn trên 50% số hợp tác xã nông nghiệp vẫn chưa đa dạng hóa được các hoạt động hỗ trợ kinh tế hộ, chất lượng và hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa thực hiện tốt chế độ hoạch toán và báo cáo tài chính với các cơ quan nhà nước.

- Một số hợp tác xã do trình độ nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, nhất là năng lực điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý. Điều đó dẫn đến những lúng túng và bị động trước áp lực của nền kinh tế thị trường. Hiện nay chỉ có khoảng 20% cán bộ chủ chốt hợp tác xã như chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng có trình độ từ trung cấp trở lên, bên cạnh đó lĩnh vực kinh tế tập thể chưa thực sự thu hút sự tham gia hp tác và làm việc đi với những đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học có trình độ chuyên môn cao.

- Hoạt động của các hợp tác xã còn thiếu sự gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống cả về hoạt động kinh doanh và tổ chức, liên kết nội bộ còn thiếu tính chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Một số HTX thiếu mặt bằng sản xuất do chưa được giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Việc phát triển các hình thức kinh tế tổ hp tác còn mang tính tự phát.

3. Nguyên nhân:

3.1. Nguyên nhân những kết quả đạt được.

- Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Luật HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển của kinh tế tập thể.

- Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền nhất là các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, chương trình kế hoạch của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể được quán triệt, học tập và triển khai khá nghiêm túc nên nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân -về vai trò của KTTT đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như các địa phương được nâng lên một bước, tạo được sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện.

Một số cơ chế, chính sách được ban hành để tháo gỡ, đổi mới và khuyến khích, phát triển KTTT như: Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một s chính sách, khuyến khích, h trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX giai đoạn 2007 - 2010, Quyết định số 64/2006/QĐ-UBND ngày 5/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành quy định tạm thời một số chính sách h trợ Quỹ tín dụng nhân dân khi mới thành lập, Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 5/2/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Hà Tĩnh ...

Tỉnh triển khai nhiều dự án lớn trên địa bàn đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế tập thể.

- Sự năng động, sáng tạo của một số cán bộ HTX, tổ hợp tác và cán bộ quản lý HTX, Liên minh HTX đã tạo điều kiện cho KTTT phát triển.

3.2. Nguyên nhân tồn tại yếu kém:

3.2.1. Khách quan:

- Do tác động của nền kinh tế thị trường, biến động giá cả và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung trong đó có các HTX.

- Xuất phát điểm về kinh tế còn thấp, vị trí địa lý và điều kiện khí hậu có nhiều yếu tố bất lợi, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, xa các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn...

- Vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong vận động, giáo dục quần chúng tự nguyện tham gia kinh tế tập thể và HTX còn hạn chế. Công tác thông tin tuyên truyn các chủ trương chính sách, biu dương các đin hình, nhân tố mới về KTTT chưa được tiến hành thưng xuyên, liên tục.

- Do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hầu hết các HTX còn rất nghèo nàn, lạc hậu, đã xuống cấp, mặt khác thiếu vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị tiên tiến, nên các dịch vụ cũng như các sản phm của các HTX làm ra cht lượng còn thấp, chưa đủ năng lực để cạnh tranh trên thị trường.

- Việc chuyển đổi HTX chưa đủ điều kiện chín muồi, nội dung chuyển đổi không rõ ràng, chưa xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và những vướng mắc của HTX cũ (vn, tài sản, cán bộ).

3.2.2. Chủ quan:

- Việc tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, Luật HTX cho cán bộ, đảng viên, xã viên HTX còn hình thức, nhận thức về bản chất, vai trò, vị trí, tính tất yếu khách quan của kinh tế hợp tác chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, có nơi có lúc còn sai lệch. Một s chính quyền, đoàn thể ý thức chấp hành nghị quyết và pháp luật về HTX chưa nghiêm túc.

- Trong quá trình phát triển kinh tế tập thể, nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi cho khu vực này. Tuy nhiên, nhiều chính sách không được hướng dẫn triển khai, đối tượng hưởng lợi không cụ thể; một số chính sách đã ban hành nhưng thiếu nguồn lực để thực hiện; khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các HTX còn khó khăn.

- Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm củng cố và phát trin HTX chưa tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ HTX chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức.

- HTX chưa huy động được các nguồn lực về cán bộ quản lý, vốn, kỹ thuật công nghệ; chưa có chiến lược rõ ràng trong quy hoạch, sử dụng cán bộ; chưa có cơ chế chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao trực tiếp tham gia bộ máy quản lý HTX; chế độ tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT của cán bộ HTX chưa được quan tâm đúng mức.

- Bộ máy tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước ở các cấp về HTX (nht là cp huyện và cơ sở) còn bất cập, nên việc theo dõi, cập nhật tình hình, điu tra, quy hoạch, kế hoạch còn nhiều khó khăn.

- Lãnh đạo một số địa phương, đơn vị, nhất là ở cơ sở chưa thực sự quan tâm và quán triệt một cách nghiêm túc các chủ trương chính sách phát triển kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước, chưa có các biện pháp cụ thể, chưa bố trí và phân công cán bộ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của kinh tế tập thể.

- Bộ máy Liên minh HTX vừa thiếu lại vừa yếu cả về con người, trang thiết bị làm việc cũng như kinh phí hoạt động.

III. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ:

1. Định hướng phát triển.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020. Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, nòng cốt là HTX. Ưu tiên phát triển các HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, sản xuất, chế biến bảo quản nông lâm sản sau thu hoạch, vệ sinh môi trường, tín dụng và sản xuất hàng xuất khu tại các vùng thị trấn, thị tứ, các khu du lịch, khu vực tập trung dân cư, khu tái định cư.

Phát triển HTX, Tổ hp tác trên cơ sở gắn lợi ích kinh tế của HTX, Tổ hp tác (bao gm lợi ích của cả thành viên và lợi ích tập thể) với lợi ích xã hội, góp phn xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đng.

Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển có hiệu quả, tôn trọng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và giá trị đích thực của kinh tế tập thể, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể.

1.1. Định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực.

* Trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, thủy sản.

Chú trọng xây dựng phát triển HTX, tổ hợp tác ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khuyến khích những HTX tiêu thụ nông sản phẩm, làm giống cây, con đặc biệt những HTX sử dụng công nghệ cao. Cần liên kết với các lâm trường, nông trường, các doanh nghiệp chế biến có nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp để tổ chức sản xuất.

Phát triển và củng cố các HTX, Tổ hp tác chế biến thủy sản ở vùng có ngh cá tập trung, vùng nuôi trồng tập trung, các vùng bãi ngang, những nơi có cơ sở hậu cn dịch vụ, có cảng cá, bến cá và chợ cá nhm đ chế biến và tiêu thụ sản phm.

* Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

Cn chú trọng xây dựng các t hợp tác, HTX ở các vùng có làng nghề truyền thng, tập trung phát trin các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng...

* Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Phát triển các HTX, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở nông thôn làm các chân rết cho doanh nghiệp Nhà nước trong cung ứng vật tư, thu mua sản phẩm cho nông dân. Đối với các vùng nông thôn, miền núi thì cần thực hiện cung ứng các mặt hàng chính sách thiết yếu, công cụ sản xuất và vật tư nông nghiệp, chú trọng phát triển hệ thống HTX, Tổ hp tác gắn với các Trung tâm cụm xã, các chợ đường biên, khu kinh tế Cửa khẩu.

1.2. Định hướng phát triển vùng:

Ưu tiên phát triển các HTX, Tổ hp tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, các vùng tái định cư.

2. Mục tiêu phát triển.

2.1. Mục tiêu tổng quát.

Trong những năm tới tập trung xây dựng và tạo ra môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn cho việc phát triển KTTT, tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong nhận thức về việc cần thiết phải hỗ trợ, phát triển KTTT. Tập trung củng cố và phát trin kinh tế tập th cả v chiu rộng và chiu sâu, trên cơ sở đảm bảo các quy định của Luật HTX, tạo được sự chuyển biến rõ rệt đối với kinh tế tập thể trên các mặt: Quan hệ sở hữu, phương thức quản lý và phân phối thu nhập. Kinh tế hp tác phải được tăng cường một bước vững chắc về nguồn lực con người, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về trình độ công nghệ và tiềm lực tài chính.

Gắn với việc đầu tư, triển khai các dự án lớn trên địa bàn tỉnh, đồng thời phải hình thành và xây dựng được một hệ thống các tổ chức kinh tế hp tác, HTX trong các ngành, lĩnh vực và các vùng kinh tế với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với nhu cầu và sự lựa chọn của các tầng lp xã hội. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế, khẳng định vai trò, vị thế của kinh tế tập thể.

Góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư địa phương, nhất là ở vùng nông thôn.

2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Số lượng HTX, Tổ hp tác tăng bình quân khoảng 7 %/năm, số lượng xã viên HTX tăng khoảng 4 %/năm, khuyến khích HTX mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và thành lập liên hiệp HTX.

- Đến năm 2015 có 02 Liên hiệp HTX và 644 HTX trong đó: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: 320 HTX; Công nghiệp - TTCN: 195 HTX; Xây dựng: 10 HTX; Thương mại dịch vụ: 26 HTX; Lĩnh vực giao thông vận tải: 10 HTX; Tín dụng: 33 HTX; (được phân bổ như Phụ lục s 02).

- Phấn đấu đến năm 2015 có trên 60% HTX đạt loại khá trở lên.

- Số lượng tổ hp tác tăng bình quân khoảng 5%/năm, số lượng thành viên tổ hợp tác tăng khoảng 4 %/năm;

- Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX, Tổ hợp tác đã qua đào tạo trình độ đại học đạt 20% và trình độ trung cấp đạt 50%.

- Thu nhập bình quân của lao động trong kinh tế tập thể, xã viên HTX, thành viên tổ hp tác tăng gấp đôi so với năm 2010.

3. Giải pháp phát triển.

3.1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về KTTT.

Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết TW5 (khoá IX), Luật HTX và các chủ trương, chính sách liên quan đến phát trin kinh tế tập thể; nhất là những cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh. Phổ biến sâu rộng nghị quyết của HĐND tỉnh xuống tận các xã viên HTX, tổ hợp tác.

Các cơ quan Báo, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã có kế hoạch cụ thể xây dựng chuyên trang, chuyên mục về KTTT để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT, tuyên truyền rộng rãi nghị quyết của HĐND tỉnh, cơ chế chính sách và quy định của UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã đ mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ và tích tham gia thành lập HTX, tổ hợp tác.

Kịp thời biểu dương, tôn vinh những HTX, Tổ hp tác điển hình, tiên tiến.

3.2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

3.2.1. Chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, Tổ hợp tác và đào tạo nghề cho xã viên, người lao động trong khu vực kinh tế tập thể.

- Tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày cho các thành viên Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban kiểm soát, tài vụ kế toán, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, Trưởng bộ phận kinh doanh, Tổ trưởng, Tổ phó tổ hp tác đảm bảo đúng nội dung chương trình và chất lượng đào tạo. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 100% kinh phí.

- Hỗ trợ đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cho các chức danh Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% học phí, theo Thông báo của nhà trường. HTX, Tổ hợp tác và người học tự túc kinh phí ăn, nghỉ, đi lại, tiền tài liệu... và các chi phí khác. (Học viên sau khi tốt nghiệp phải cam kết phục vụ tại HTX, Tổ hợp tác ít nhất 05 năm, nếu không thực hiện cam kết học viên phải bồi thường toàn bộ kinh phí của nhà nước và HTX, Tổ hp tác đã hỗ trợ cho học viên trong quá trình học tập).

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho các xã viên HTX và Tổ hợp tác, ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo và được đưa vào kế hoạch phân bổ hàng năm của tỉnh.

- Hỗ trợ thành lập mới, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật, về HTX, Tổ hợp tác. Hỗ trợ kinh phí cho các HTX thành lập mới theo quy định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ là 20 triệu đồng/HTX (trong đó ngân sách tỉnh 15 triệu, ngân sách huyện 5 triệu). Riêng các HTX môi trường, Quỹ tín dụng, HTX chế biến hàng nông lâm thủy hải sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các HTX thành lập tại các khu tái định cư là 25 triệu đồng/HTX (trong đó ngân sách tỉnh 20 triệu, ngân sách huyện 5 triệu). Hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động thành lập mới, phổ biến giáo dục pháp luật.

3.2.2. Chính sách hỗ trợ về đất đai.

Thực hiện tốt và đầy đủ theo quy định ưu đãi hiện hành của Nhà nước và Luật đất đai. UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn quy hoạch và bố trí đất đai cho tổ chức KTTT hoàn thành sớm việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX đã hoàn tất các thủ tục (bao gồm đất sản xuất kinh doanh và đất xây dựng trụ sở)

3.2.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng.

Thực hiện chủ trương bảo lãnh tín dụng cho các HTX được vay vốn tại các Ngân hàng thương mại để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các Ngân hàng thương mại. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh: Ngân sách tỉnh bố trí 10 tỷ đồng theo lộ trình 05 năm để hình thành nguồn vốn ban đầu Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Tạo điều kiện về cơ chế để Quỹ huy động các nguồn vốn khác, đảm bảo mức vốn hoạt động của Quỹ không ngừng được mở rộng.

3.2.4. Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình.

Các HTX, Liên hiệp HTX được chọn xây dựng mô hình được ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, được Quỹ hỗ trợ cho vay vốn, được hỗ trợ các chương trình Khoa học - CN, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề.

Các đơn vị sử dụng tối thiểu 30 lao động trở lên có đóng BHXH, có tổ chức Đảng, công đoàn, thanh niên, có mức vốn góp của xã viên 500 triệu đồng trở lên. Ưu tiên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, TTCN, chế biến hàng nông sản, thủy sản, xuất nhập khẩu, vệ sinh môi trường.

3.2.5. Chính sách đi với các HTX vệ sinh môi trường:

Được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng, ngân sách huyện tối thiểu 50 triệu, số còn lại do HTX huy động để mua 01 xe ô tô vận chuyển rác thải. Đối với các HTX sản xuất hàng xuất khẩu được ngân sách hỗ trợ theo Quyết định 05/2009/QĐ-UBND ngày 06/3/2009 về Ban hành Quy định cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển xuất khẩu giai đoạn 2009 - 2015 tỉnh Hà Tnh.

3.3.6. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu vực kinh tế tập thể:

Hàng năm ngân sách tỉnh cân đối bố trí kinh phí thông qua chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.

3.3. Phát triển các tổ chức hỗ trợ HTX và hoàn thiện bộ máy quản lý KTTT.

- Tiếp tục thành lập các hiệp hội, các Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển HTX về kỹ thuật, quản trị kinh doanh, pháp luật và thị trường. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để các Trung tâm tư vấn, hiệp hội đảm bảo hoạt động tư vn hiệu quả.

- Hoàn thiện, tổ chức bộ máy qun lý KTTT từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn. Đối với ngành Kế hoạch - Đầu tư cần bố trí cán bộ chuyên trách, các ngành: Nông nghiệp - PTNT, Công thương, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Lao động TB-XH, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước phải cử cán bộ kiêm nhiệm theo dõi KTTT.

UBND các huyện, thành phố, thị xã giao phòng Tài chính - Kế hoạch phụ trách KTTT và có cán bộ dõi KTTT. UBND xã, phường, thị trấn có 01 cán bộ kiêm nhiệm theo giỏi KTTT, hàng năm Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí để lãnh đạo, chỉ đạo, đào tạo, tập huấn cho cán bộ.

Tăng cường bộ máy cho các phòng ban của Liên minh HTX để đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao;

3.4. Tổ chức phân loại, rà soát các HTX, Tổ hợp tác hiện có trên địa bàn toàn tnh để có kế hoạch củng cố và phát triển các HTX hoạt động có hiệu quả và t chức giải thể 1 số HTX quá yếu, làm ăn kém hiệu quả:

3.4.1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Quy hoạch lại ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, mở rộng loại hình dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đời sống... mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu.

Tiếp tục xây dựng mới các tổ hợp tác, HTX theo mô hình sản xuất, kinh doanh chuyên môn hóa (như HTX chăn nuôi, HTX sản xuất giống cây, giống con, HTX sản xuất rau an toàn, HTX trồng nấm... ) vừa làm dịch vụ phục vụ, vừa phát triển chế biến, các hoạt động thương mại và dịch vụ.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập thành các HTX có quy mô lớn hơn theo hướng mở rộng các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông nghiệp;

3.4.2. Lĩnh vực công nghiệp - TTCN:

Phát triển thêm các HTX, Tổ hợp tác ở những ngành nghề và những nơi có thế mạnh, ngành nghề truyền thống, có nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn tỉnh (như: mây tre đan xuất khẩu, khâu bóng xuất khẩu, nấu rượu, sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng).

Thành lập các HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân như: HTX cơ khí sửa chữa, HTX mộc dân dụng, HTX dịch vụ cho các khu công nghiệp; khu tái định cư. Gắn kết các HTX với các chương trình khuyến công, hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ và tăng cường cán bộ kỹ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

3.4.3. Lĩnh vực xây dựng:

Đổi mới, nâng cao hiệu quả các HTX hiện có trên cơ sở kết hp đồng bộ các giải pháp về tài chính, quản lý và tổ chức đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX cung cấp dịch vụ cho xã viên, hiện đại hóa máy móc thiết bị thi công, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của HTX;

3.4.4. Lĩnh vực thương mại dịch vụ:

Phát triển HTX thu mua nông sản thực phẩm, HTX chợ ở những nơi có điều kiện để thu hút đông đảo tiểu thương, người bán hàng tại chợ trở thành xã viên HTX.

3.4.5. Lĩnh vực giao thông vận tải:

Phát triển các HTX, cung cấp dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu chung của xã viên, cộng đồng dân cư hoặc các tổ chức, doanh nghiệp;

3.4.6. Lĩnh vực tín dụng:

Khuyến khích thành lập mới Quỹ Tín dụng nhân dân ở những nơi có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân một cách vững chắc, an toàn, thu hút mạnh hơn xã viên tham gia Quỹ.

Xây dựng và phát triển hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở vững mạnh theo hướng liên kết chặt chẽ, giữa hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với các HTX khác, đảm bảo hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân phát triển ổn định, vững chắc và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ.

3.4.7. Lĩnh vực dịch vụ vệ sinh môi trường:

Tiếp tục đầu tư củng cố các tổ, đội, HTX dịch vụ vệ sinh môi trường hiện có, đưa các đơn vị đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Thành lập mới các HTX dịch vụ vệ sinh môi trường ở các địa bàn thực sự có nhu cầu (thị trấn, thị tứ, các khu du lịch, khu vực tập trung dân cư, khu tái định cư), tạo điều kiện cho các HTX dịch vụ vệ sinh môi trường hoạt động thuận lợi.

3.4.8. Lĩnh vực dịch vụ tang lễ, nhà ở, du lịch:

Tại các địa bàn: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, khu tái định cư Vũng Áng và khu tái định cư Thạch Khê, mỗi nơi thành lập 01 HTX dịch vụ nhà ở, 01 HTX dịch vụ tang lễ, 02 HTX du lịch và 02 HTX dịch vụ khác.

IV. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1. Tổ chức thc hin.

1.1. Các Sở, ban, ngành.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tổng hợp các mô hình và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hướng dẫn theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về tình hình phát trin kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, chủ trì phối hợp Sở Tài chính cùng các sở, ngành liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ.

- Chủ trì phối hp UBND các huyện, thành phố, thị xã hàng năm tổ chức hậu kiểm việc thực hiện Luật hợp tác xã và các quy định hiện hành đối với các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn.

+ Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan hàng năm cân đối đủ nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chỉ đạo chuyển đổi các mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp, đảm bảo nhu cu vật tư phân bón, giống cung cp cho các hộ xã viên, ưu tiên hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, ngành nghề nông thôn, hướng dẫn thành lập mới các HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX tiêu thụ, HTX chế biến nông lâm sản xuất khẩu tại các địa phương chưa có lợi thế.            ...

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện lập hồ sơ cấp đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX, lập kế hoạch hỗ trợ trang thiết bị vận chuyển rác cho các HTX.

+ Sở Công Thương: Chủ trì phối hp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung củng cố các HTX TTCN hiện có, thống nhất phương án chuyển đổi các HTX dịch vụ điện, hoạt động kém hiệu về ngành điện quản lý, chỉ đạo xây dựng mới mô hình HTX chợ, HTX tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên hỗ trợ kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại, cho các HTX hoạt động có hiệu quả.

+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Hàng năm ưu tiên các nguồn kinh phí, các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ đào tạo nghề cho các HTX, Tổ hợp tác nhất là các HTX, Tổ hợp tác sử dụng nhiều lao động nữ, lao động có hoàn cảnh khó khăn, các HTX tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

+ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước: Ch đạo các Ngân hàng Thương mại, căn cứ các quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng, hướng dẫn tạo điều kiện cho các HTX được vay vn một cách thuận lợi, nht là các HTX sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, xuất nhập khẩu, TTCN làng nghề, vận tải, vệ sinh môi trường.

- Các sở, ngành liên quan trên cơ sở chc năng nhiệm vụ của mình hướng dẫn và tạo điều kiện về nguồn lực để các HTX thuộc ngành mình phụ trách thực hiện tốt các nội dung trong đề án này.

1.2. UBND các huyện, thị xã, thành ph tiến hành xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của địa phương mình đến năm 2015 gồm: Tập trung chỉ đạo củng cố các HTX hiện có, đánh giá chất lượng, tiến hành giải thể các HTX hoạt động kém hiệu quả, tập trung phát trin các HTX mới có nhiều lợi thế với điều kiện của địa phương, phân công phòng Tài chính - Kế hoạch theo dõi tng hp. Có kế hoạch b trí quỹ đất theo quy hoạch dành cho các tổ chức kinh tế tập th xây dựng trụ sở, nhà xưởng để sản xuất kinh doanh.

1.3. Liên minh HTX.

- Phối hợp với các địa phương, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể.

- Phối hợp với các ngành, huyện, thị làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ, hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân thành lập mới các loại hình HTX, liên hiệp HTX phù hợp với điu kiện của từng địa phương.

- Thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi và lợi ích hp pháp cho các HTX khi bị xâm hại; giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị của các HTX.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đi học theo quy định của nhà nước.

- Phát động các phong trào thi đua, tổng kết thi đua khen thưởng, chỉ đạo xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến.

2. Khen thưởng, kỷ luật

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh HTX và các ngành, địa phương liên quan hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, tổ hp tác trên địa bàn, khen thưởng kịp thời những cá nhân, HTX, Tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả, thông qua đó nhân rộng mô hình để khuyến khích các HTX khác học tập. Thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời đối với những HTX làm ăn kém hiệu quả./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX VÀ CƠ CẤU THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
(Kèm theo Đề án Phát triển kinh tế tập thể Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015)

Ngành sản xut, kinh doanh

Sng HTX

Tlệ (%)

Tng s

453

100

I-Ngành Nông-Lâm nghiệp - Thủy sản

212

46,8

1-Nông nghiệp

190

41,9

2- Lâm nghiệp

07

1,5

3- Thủy sản

15

3,3

II- Ngành công nghiệp - TTCN

196

43,3

III- Quỹ tín dụng nhân dân

14

3,1

IV- Các lĩnh vực khác

31

6,8

1- Dịch vụ vệ sinh môi trường

15

3,3

2- Dịch vụ vận tải

04

0,9

3- Dịch vụ thương mại

04

0,9

4- Xây dựng

06

1,3

5- Dịch vụ khác (du lịch, nhà ở, lễ tang...)

02

0,4

 

PHỤ LỤC SỐ 02

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX VÀ CƠ CẤU HTX THEO NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2015: 02 LIÊN HIỆP HTX VÀ 664 HTX
(Kèm theo Đề án Phát triển kinh tế tập thể Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015)

STT

Lĩnh vc sản xut k.doanh

Năm 2009

Năm 2015

I

Ngành nông - lâm nghiệp- thủy sản

212

320

1

HTX nông

190

280

2

Lâm nghiệp

07

10

2

HTX thủy sản

15

30

II

Ngành công nghiệp-TTCN

196

195

III

Quỹ tín dụng nhân dân

14

33

IV

Các lĩnh vực khác

31

116

1

HTX dịch vụ vệ sinh môi trường

15

58

2

HTX vận tải

04

10

3

HTX dịch vụ, thương mại

04

26

4

HTX xây dựng

06

10

5

Các HTX khác

02

12

 

Tổng s

453

664

 

PHỤ LỤC S 03

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THỊ XÃ,THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Đán Phát triển kinh tế tập thể Tĩnh giai đoạn 2010-2015)

Địa bàn

Tổng s

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

1. Kỳ Anh

50

33

2

15

2. Cẩm Xuyên

30

26

0

4

3. TP Hà Tĩnh

6

6

0

0

4. Thạch

34

29

1

4

5. Lộc Hà

17

13

0

4

6. Can Lộc

25

24

0

1

7. TX Hng Lĩnh

9

9

0

0

8. Nghi Xuân

21

19

0

2

9. Đức Thọ

52

52

0

0

10. Hương Sơn

34

29

5

0

11. Vũ Quang

13

12

1

0

12. Hương Khê

29

28

1

0

Tng s:

320

280

10

30

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX CÔNG NGHIỆP, TTCN ĐẾN NĂM 2015

Địa bàn bố trí

Tng s

Dch v đin

CN-TTCN

1. Kỳ Anh

32

09

23

2. Cm Xuyên

27

13

14

3. TP Hà Tĩnh

08

0

08

4. Thạch Hà

22

10

12

5. Lộc Hà

14

06

08

6. Can Lộc

20

09

11

7. TX Hng Lĩnh

05

0

05

8. Nghi Xuân

18

09

09

9. Đức Thọ

15

04

11

10. Hương Sơn

15

08

07

11. Vũ Quang

07

04

03

12. Hương Khê

12

08

04

Tng số:

195

80

115

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX THƯƠNG MẠI, CHỢ ĐẾN NĂM 2015 (26 HTX)

Địa bàn b trí

S lượng HTX

Địa bàn b trí

S lượng HTX

Kỳ Anh

4

TX Hồng Lĩnh

1

Cm Xuyên

3

Nghi Xuân

2

TP Hà Tĩnh

2

Đức Thọ

3

Thạch Hà

3

Hương Sơn

1

Lộc Hà

2

Vũ Quang

1

Can Lộc

3

Hương Khê

1

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX TÍN DỤNG ĐẾN NĂM 2015 (33 HTX)

Địa bàn b trí

S lượng HTX

Địa bàn b trí

S lượng HTX

Kỳ Anh

6

TX Hng Lĩnh

2

Cm Xuyên

4

Nghi Xuân

2

TP Hà Tĩnh

2

Đức Thọ

3

Thạch Hà

3

Hương Sơn

3

Lộc Hà

3

Vũ Quang

1

Can Lộc

2

Hương Khê

2

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 (58 HTX)

Địa bàn b trí

S lượng HTX

Địa bàn b trí

S lượng HTX

Kỳ Anh

8

TX Hng Lĩnh

2

Cm Xuyên

7

Nghi Xuân

6

TP Hà Tĩnh

3

Đức Thọ

6

Thạch Hà

6

Hương Sơn

4

Lộc Hà

4

Vũ Quang

2

Can Lộc

6

Hương Khê

4

 


PHỤ LỤC SỐ 04

TỔNG KINH PHÍ CẦN BỐ TRÍ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KTTT GIAI ĐOẠN 2010-2015
(Kèm theo Đ án Phát triển kinh tế tập thể Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung hỗ trợ

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách bình quân/năm

Ngân sách

HTX

Tổng

Ngân sách

HTX

I

Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, thành lập mới HTX, bồi dưỡng, đào tạo cán bHTX

23.600

22.100

1.500

4.720

4.420

300

II

Hỗ trợ kinh phí nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ

4.000

4000

0

800

800

0

III

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

10.000

10.000

0

2.000

2000

 

IV

Đầu tư ô tô chở rác

10.800

5.800

5000

2.160

1.160

1.000

 

TNG CỘNG

48.400

41.900

6.500

9.680

8.380

1.300

 

PHỤ LỤC SỐ 05

HỖ TRỢ KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN THÀNH LẬP HTX, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
(Kèm theo Đề án Phát triển kinh tế tập thể Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung hỗ trợ

ĐVT

Slượng

Đơn giá

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách bình quân/năm

Ngân sách

HTX

Tng kinh phí

Ngân sách

HTX

1

Hỗ tr công tác tuyên truyền

HTX

250

5

1.250

1.250

0

250

250

0

2

H trợ thành lập mới HTX, QTD

HTX

225

20

4.500

4.500

0

900

900

0

3

Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cán bộ

 

 

 

17850

16350

1500

3570

3270

300

3.1

Bồi dưỡng, tập huấn

 

6.500

 

1650

1650

0

330

330

0

 

Cán bộ quản lý HTX Nông nghiệp

Lượt/ Người

3.000

 

750

750

0

150

150

0

 

Cán bộ quản lý HTX Phi Nông nghiệp

"

3000

 

750

750

0

150

150

0

 

Cán bộ tổ hợp tác

Lượt/ Người

500

 

150

150

0

30

30

0

3.2

Đào tạo

 

7900

 

16700

15200

1500

3240

2940

300

 

Trung cấp

Người

1500

1,5

5000

4500

500

1000

900

100

 

Đi hc

"

440

3,5

8700

7700

1000

1740

1540

200

 

Đào tạo nghề

Người

6000

0,5

3000

3000

0

500

500

0

 

TNG

 

 

 

23.600

22.100

1.500

4.720

4.420

300

 

PHỤ LỤC SỐ 06

KINH PHÍ ỨNG DỤNG ĐI MỚI NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HC K THUẬT
(Kèm theo Đề án Phát triển kinh tế tập thể Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung hỗ tr

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Tng kinh phí

Trong đó

Ngân sách bình quân/năm

Ngân sách

HTX

Tng kinh phí

Ngân sách

HTX

1.

ng dụng đổi mới nâng cao trình độ Khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi

Dự án

05

 

1000

1000

0

200

200

0

1.2

Khuyến nông, khuyến ngư (NĐ56/2005/NĐ-CP, 26/4/2005)

HTX

20

100

2000

2000

0

400

400

0

1.3

Khuyến công (NĐ 134/2004/NĐ-CP 9/6/2004)

HTX

25

40

1000

1000

0

200

200

0

 

Tổng

 

 

 

4000

4000

0

800

800

0